fbpx

Nghiên cứu thị trường là gì? Các bước nghiên cứu thị trường cho doanh nghiệp

Nghiên cứu thị trường là gì? Các bước nghiên cứu thị trường cho doanh nghiệp

Đa số doanh nghiệp khó có thể thành công nếu không nghiên cứu thị trường. Nhiều người có ác cảm rất mạnh mẽ đối với từ “nghiên cứu” bởi vì họ tin rằng từ này ám chỉ những kĩ thuật rất phức tạp mà chỉ các chuyên gia mới sử dụng được. Hoặc nghiên cứu thường chỉ để viết báo cáo, có rất nhiều dữ liệu không sử dụng được trong kinh doanh.

Vậy thực sự nghiên cứu thị trường là gì? Và các bước nghiên cứu thị trường nào giúp doanh nghiệp phát triển hiệu quả, hãy cùng Paroda tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Thị trường là gì?

Không mất đến 5s để mọi người tra cứu khái niệm thị trường trên các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, không phải thông tin nào cũng chính xác, được kiểm chứng, phù hợp với nhiều đối tượng. Nếu mang tính học thuật nhiều thì những người mới tìm hiểu sẽ khó tiếp cận và thông suốt. 

Hiểu 1 cách đơn giản, thị trường là không gian diễn ra hoạt động mua bán, quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của cả hai bên về cung và cầu. Chẳng cần 1 địa điểm hay thời gian cụ thể, chỉ cần xuất hiện hoạt động trao đổi giữa người mua và người bán thì được gọi là thị trường. 

Còn xét theo khía cạnh kinh tế, thị trường là nơi xuất hiện, tồn tại và duy trì các quan hệ mua bán hàng hóa, nơi mà ở đó người mua và người bán có mối quan hệ cạnh tranh với nhau. Đồng thời, dựa vào hình thái vật chất của đối tượng trao đổi, thị trường được chia thành hai nhóm: thị trường hàng hóa và thị trường dịch vụ. Đây được xem là 2 bộ phận cơ bản của thị trường giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đời sống kinh tế – xã hội.

  • Thị trường hàng hóa: là hình thái thị trường phổ biến nhất hiện nay khi đối tượng trao đổi là các hàng hóa tồn tại dưới dạng hiện vật, hữu hình. Thị trường hàng hóa bao gồm 2 thành tố là thị trường sản xuất và thị trường hàng tiêu dùng.
  • Thị trường dịch vụ: Khác với thị trường hàng hóa, đây là hình thái thị trường tồn tại nhằm thỏa mãn nhu cầu phi vật chất của con người. Do đối tượng trao đổi là các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể nên quá trình sản xuất và quá trình tiêu dùng diễn ra cùng một lúc.

>> Xem thêm: Thị trường mục tiêu là gì? Làm thế nào để lựa chọn thị trường mục tiêu?

2. Nghiên cứu thị trường là gì?

Nghiên cứu thị trường (Market Research) là quá trình thu thập, xử lý thông tin liên quan đến khách hàng, đối thủ cạnh tranh  thị trường mục tiêu và phân tích các dữ liệu toàn bộ ngành nghề mà doanh nghiệp bạn có ý định kinh doanh. 

Việc nghiên cứu và phân tích thị trường trong Marketing nhằm hỗ trợ việc ra các quyết định xử lý vấn đề, nắm bắt cơ hội Marketing và đưa ra những câu trả lời hoàn hảo cho các vấn đề phát sinh trong kinh doanh.

nghien cuu thi truong 01

Nghiên cứu thị trường trong marketing giúp doanh nghiệp giảm rủi ro và định hướng hiệu quả khi kinh doanh. Nếu doanh nghiệp chủ quan nghiên cứu không rõ ràng, không tìm hiểu về thị trường trước khi kinh doanh thì tỷ lệ rủi ro rất cao. Dễ dẫn đến các hậu quả nặng nề như lãng phí nguồn lực, chi phí và thậm chí là thất bại hoàn toàn.

3. Mục đích của nghiên cứu thị trường

3.1. Xác định cơ hội đáp ứng một nhóm nhu cầu chưa được đáp ứng

Kiểm tra và hiểu được những nhu cầu chưa được đáp ứng của một nhóm khách hàng nào đó.

Họ nói họ đang muốn điều gì? Họ nói họ đang cần gì? Một số phương pháp thu thập dữ liệu hữu ích có thể sử dụng.

Ví dụ như: Thực hiện tập trung vào nhóm, phỏng vấn khách hàng và nhà đầu tư, đọc báo và các ấn phẩm thư viện khác, và lắng nghe những gì khách hàng nói và quan sát những gì họ làm. Sau đó, bạn thậm chí có thể phát triển một phiên bản sơ bộ về sản phẩm của bạn mà bạn thử nghiệm, hoặc kiểm tra thị trường, xem sản phẩm có bán hay không.

3.2. Ước tính dung lượng thị trường – Có bao nhiêu người có nhu cầu chưa được đáp ứng

Xác định các nhóm khác nhau, hoặc phân khúc thị trường, trong đó tổng thể thị trường gắn liền với mỗi tính năng độc đáo và sở thích riêng.

Phương pháp thu thập dữ liệu có thể rất hữu ích, ví dụ như, đọc về các xu hướng nhân khẩu học và xu hướng xã hội trong các ấn phẩm ở thư viện.

Bạn thậm chí có thể quan sát từng nhóm trong một thời gian để nhận thấy những gì họ làm, họ đi những đâu và họ thảo luận những gì. Hãy xem xét phỏng vấn một số thành viên của mỗi nhóm.

Cuối cùng, xem xét thực hiện tập trung một nhóm hoặc hai trong mỗi nhóm.

3.3. Xác định phương pháp tốt nhất để đáp ứng nhu cầu chưa được đáp ứng của thị trường mục tiêu

Làm thế nào để bạn có thể phát triển một sản phẩm với các tính năng và lợi ích để đáp ứng nhu cầu chưa được đáp ứng?

Làm thế nào bạn có thể đảm bảo rằng bạn có khả năng để tiếp tục đáp ứng nhu cầu?

Mời một số khách hàng và phóng vấn họ theo nhóm, bao gồm hỏi họ về sở thích, các nhu cầu chưa được đáp ứng và làm thế nào để đáp ứng chúng.

Đồng thời, yêu cầu họ những gì họ cần để sử dụng dịch vụ của bạn và những gì họ sẽ trả cho chúng.

3.4. Nghiên cứu thị trường: Khảo sát đối thủ cạnh tranh

Kiểm tra sản phẩm của họ, dịch vụ, kĩ thuật tiếp thị, giá cả, vị trí của họ, v.v.v… Một trong những cách tốt nhất để hiểu về đối thủ cạnh tranh của mình là trở thành khách hàng của họ.

Tới vị trí của họ, nhìn xung quanh và xem xét một số tài liệu của họ. Chú ý quảng cáo của họ trong các bản tin và tờ báo. Nhìn vào các trang web của họ, thậm chí là mua hàng của họ để trải nghiệm sâu sắc hơn.

3.5. Nghiên cứu thị trường: Xác định lợi thế cạnh tranh của bạn trong mắt khách hàng

Một phương pháp thu thập dữ liệu đặc biệt hữu ích là phỏng vấn nhóm tập trung. Tìm một số nhóm khách hàng tiềm năng và nói cho họ về ý tưởng của bạn và sự độc đáo của nó.

Hãy nói với họ bạn muốn sản phẩm của mình được công nhận như thế nào (vị trí của nó). Hãy hỏi họ những gì họ nghĩ.

3.6. Nghiên cứu thị trường: Kết luận liệu sản phẩm có đáp ứng nhu cầu khách hàng hiệu quả

Một trong những cách tốt nhất để đưa ra kết luận là thực hiện đánh giá.

Đánh giá thường bao gồm việc sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu khác nhau, thường là vài trong số họ.

Ví dụ như: Quan sát khách hàng, phỏng vấn họ, quản lí câu hỏi với họ, phát triển một số trường hợp nghiên cứu, và, lý tưởng hơn, thực hiện một sản phẩm thử nghiệm, hoặc thí điểm.

3.7. Nghiên cứu thị trường: Đánh giá hiệu quả chiến lược quảng cáo và khuyến mại của bạn

Một trong những cách tốt nhất để kết luận là đánh giá hiệu quả của quảng cáo.

Điều này bao gồm sử dụng một số phương pháp thu thập dữ liệu giữa khách hàng của bạn, chẳng hạn như quan sát khách hàng, phỏng vấn họ, phát triển một số trường hợp để nghiên cứu.

4. Các bước nghiên cứu thị trường hiệu quả

Việc nghiên cứu thị trường cũng có rất nhiều cách thức nghiên cứu. Tùy vào mục đích, sản phẩm và cách thức kinh doanh mà có những cách nghiên cứu khác nhau. Không có phương pháp nào là hoàn hảo 100%, hay cũng không có phương pháp nào là hiệu quả nhất. Nó có thể áp dụng có hiệu quả với doanh nghiệp này nhưng lại không hiệu quả với doanh nghiệp khác. Vậy hãy cùng Paroda tìm hiểu các bước nghiên cứu thị trường thông dụng nhất hiện nay nhé!

Nghiên cứu thị trường là gì? Các bước nghiên cứu thị trường cho doanh nghiệp

Bước 1: Xác định mục tiêu và vấn đề nghiên cứu

Việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường kinh doanh có giúp ích được cho doanh nghiệp hay không phụ thuộc vào việc bạn có xác định được chính xác các vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải hay mục tiêu nghiên cứu. 

Vì vậy, việc xác định mục tiêu và vấn đề nghiên cứu là bước cần thiết và quan trọng trong mọi hoạt động nghiên cứu thị trường.

Bước 2: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu thị trường phù hợp

Bước tiếp theo sau đó là lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp nghiên cứu phổ biến như:

  • Điều tra, khảo sát: Công cụ để thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp này đó chính là bảng câu hỏi (bảng hỏi). Doanh nghiệp sẽ thiết kế một bảng câu hỏi thông minh, bám sát vào mục tiêu đã đề ra để khảo sát khách hàng mẫu. Quy mô mẫu được khảo sát càng lớn bao nhiêu, thì kết quả thu được càng đáng tin cậy bấy nhiêu.
  • Phỏng vấn nhóm: Người điều phối sẽ sử dụng một chuỗi các câu hỏi được soạn sẵn hay các chủ đề để dẫn dắt cuộc thảo luận giữa một nhóm người.
  • Phỏng vấn cá nhân: Giống như phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân bao gồm nhiều câu hỏi mở có tính chất tìm hiểu sâu. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi người phỏng vấn phải có kỹ năng dẫn dắt và tạo thiện cảm với người được phỏng vấn. Bởi khách hàng có sẵn sàng chia sẻ với người lạ hay không, đều phụ thuộc kỹ năng của người phỏng vấn.
  • Quan sát: Khi bạn quan sát hành động của khách hàng được ghi lại trong hệ thống camera đặt tại cửa hàng, nơi công cộng, bạn có thể thấy rõ cách thức họ mua sắm và sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Phương pháp này giúp bạn có được một sự tổng hợp chính xác nhất về các thói quen thông thường cũng như hành vi mua sắm của khách hàng.
  • Thử nghiệm: Bạn sẽ đặt những sản phẩm mới vào một vài cửa hàng để thử phản ứng của khách hàng trong các điều kiện bán hàng thực tế. Việc này giúp bạn chỉnh sửa và hoàn thiện sản phẩm, có thể là điều chỉnh lại giá cả hay cải tiến bao bì bắt mắt hơn.

Tùy thuộc vào mức độ nghiên cứu để doanh nghiệp chọn ra phương pháp phù hợp.

Bước 3: Thiết kế và chuẩn bị khảo sát

Thiết kế và chuẩn bị cho khảo sát, phỏng vấn hay thực nghiệm càng kĩ lưỡng thì thông tin thu được càng có chất lượng.

Tùy theo phương pháp nghiên cứu được lựa chọn mà sự chuẩn bị là khác nhau. Nhưng nhìn chung, trong bước này, bạn cần phải thiết kế công cụ nghiên cứu thị trường. 

Ví dụ như doanh nghiệp của bạn chọn phương pháp nghiên cứu là điều tra, khảo sát thì cần liệt kê các câu hỏi, từ đó thiết kế một bảng hỏi trực tiếp/ online.

Mặt khác, nếu doanh nghiệp nhận thấy phương pháp phỏng vấn cá nhân mang lại hiệu quả nhất, thì doanh nghiệp cần chuẩn bị một số câu hỏi chính và các thiết bị cần thiết cho phỏng vấn viên. 

Bước 4: Thu thập thông tin

Đây chính là phần cốt lõi của quy trình nghiên cứu thị trường. Các câu trả lời thông qua quá trình khảo sát, phỏng vấn, quan sát hay thử nghiệm sản phẩm đều được thu thập và ghi chép kỹ lưỡng.

Bước 5: Tổng hợp và phân tích dữ liệu thu thập được

Từ những thông tin bạn ghi chép được khi nghiên cứu thị trường, hãy tổng hợp chúng thành bản dữ liệu hoàn chỉnh. Sau đó, sử dụng các phần mềm chuyên xử lý, phân tích dữ liệu để tìm ra kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.

Nghiên cứu thị trường là gì? Các bước nghiên cứu thị trường cho doanh nghiệp

Bước 6: Đánh giá thị trường và xu hướng

Đây là bước cuối cùng để có một bản nghiên cứu thị thị trường hiệu quả. Hãy đảm bảo rằng tất cả các thông tin, dữ liệu thu thập được biểu thị và đánh giá một cách khoa học, logic và dễ theo dõi. Từ việc đánh giá các thông tin trên thì việc tìm ra xu hướng thị trường là điều không quá là ngạc nhiên.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nghiên cứu thị trường mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng, nhưng thông tin mà Paroda cung cấp sẽ giúp ích cho bạn tìm ra phương hướng nghiên cứu thị trường hiệu quả.

Đăng ký dùng thử