fbpx

Mô hình Canvas là gì? Cách xây dựng và áp dụng mô hình kinh doanh Canvas hiệu quả cho doanh nghiệp

mo hinh canvas

Mô hình Canvas là một thuật ngữ quen thuộc mà những doanh nghiệp kinh doanh trong quá trình tạo dựng chiến lược kinh doanh không thể thiếu. Mô hình này nhận được sự ưa chuộng rộng rãi của rất nhiều doanh nghiệp qua các yếu tố cơ bản của Canvas, họ thể xác định phân tích hiệu quả chiến dịch và góp phần tăng lợi nhuận các mục tiêu cụ thể. Vậy cụ thể mô hình Canvas là gì, cách áp dụng và ứng dụng mô hình Canvas trong kinh doanh hiệu quả như thế nào, hãy cùng Paroda tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Mô hình Canvas là gì?

Mô hình Canvas là gì? Mô hình Canvas còn được biết đến với tên gọi BMC (viết tắt của Business Model Canvas), được phát triển bởi chuyên gia quản trị người Thụy Điển – Alexander Osterwalder. Đây là công cụ hỗ trợ xây dựng mô hình kinh doanh trực quan, thường được các nhà quản lý chiến lược tin dùng. Mô hình cung cấp đến bạn một cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp thông qua 9 yếu tố chính.

Dựa vào đó bạn có thể phân tích, so sánh về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự gia tăng đầu tư. Đồng thời đưa ra những nhận xét khách quan thông qua ngôn ngữ chung được sử dụng tại mô hình.

Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ biết cần phải thay đổi và phát huy những gì để tạo ra những mới mẻ độc đáo, giúp doanh nghiệp hướng đến sự phát triển vượt trội.

mô hình canvas
Khái niệm mô hình Canvas là gì?

2. 9 yếu tố chính trong mô hình Canvas

Trong cấu trúc mô hình Canvas thông thường sẽ bao gồm 9 thành phần sau:

  • Phân khúc khách hàng – Customer Segment (CS)
  • Giải pháp giá trị – Value Propositions (VP)
  • Các kênh phân phối – Channels (CH)
  • Quan hệ khách hàng – Customer Relationships (CR)
  • Dòng doanh thu – Revenue Streams (RS)
  • Nguồn lực chính – Key Resources (KR)
  • Hoạt động chính – Key Activities (KA)
  • Đối tác chính – Key Partnerships (KP)
  • Cơ cấu chi phí – Cost Structure (CS)
business model là gì
9 yếu tố trong mô hình Canvas là gì?

3. Vì sao nên sử dụng mô hình Canvas trong kinh doanh?

Rất nhiều công ty khởi nghiệp thất bại vì các doanh nhân đặt trọn niềm tin vào khái niệm sản phẩm mà doanh nghiệp họ tạo ra. Khi họ dồn sức tạo ra sản phẩm này, họ không xem xét sâu về mô hình kinh doanh mà công ty họ sẽ đi theo.

Không chỉ vậy, có nhiều trường hợp công ty khởi nghiệp phát triển quá nhiều các sản phẩm/ dịch vụ mũi nhọn mà không thực sự cân nhắc đến tính liên quan, nguồn lực và khả năng phát triển của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến sự phí phạm trong nguồn lực và thời gian.

Các công ty khởi nghiệp thường thành công nếu không lao vào thị trường với ý tưởng ban đầu, thay vào đó các sản phẩm và dịch vụ trải qua nhiều lần phát triển lặp lại cho tới phiên bản cuối. Các tổ chức sẽ bền vững hơn nếu họ xem xét các mô hình kinh doanh trước khi quyết định chọn một mô hình cụ thể.

  • Giúp các công ty hình dung và định vị các mô hình hình kinh doanh của họ để tăng trưởng và đổi mới tổ chức.
  • Giúp quá trình đổi mới từ lý thuyết sang lập kế hoạch.
  • Giúp định nghĩa ý tưởng và gắn kết với tất cả các bên liên quan.
  • Giúp tạo ra một ý tưởng phù hợp.
  • Giúp đổi mới doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Six Sigma là gì? Nguyên tắc khi áp dụng 6 Sigma hiệu quả cho doanh nghiệp

4. Cách lập kế hoạch theo mô hình Canvas hiệu quả cho doanh nghiệp

Mô hình Canvas đại diện cho 4 yếu tố then chốt của một doanh nghiệp. Đó là: khách hàng, năng lực tài chính, cơ sở vật chất và hiệu suất kinh doanh. Chính vì vậy, muốn xây dựng mô hình Canvas hiệu quả, chủ doanh nghiệp cần trọng tâm vào 4 yếu tố này.

Ở trên chúng ta đã điểm qua 9 thành phần của mô hình Business Model Canvas. Ở phần này, chúng ta sẽ đi sâu vào các nội dung phân tích về 9 yếu tố trong mô hình Canvas để có thêm ý tưởng để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

business model canvas là gì?
Cách xây dựng mô hình Canvas

4.1. Phân khúc khách hàng – Customer Segments (CS)

Khách hàng của doanh nghiệp được phân loại thành các phân khúc dựa trên nhu cầu cụ thể mà sản phẩm/ dịch vụ của bạn muốn giải quyết. Phân khúc khách hàng là một phần thiết yếu trong mô hình kinh doanh của tổ chức. Nó cũng là kênh tham chiếu đảm bảo các tính năng của sản phẩm phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của phân khúc.

Để chia phân khúc khách hàng hiệu quả, đầu tiên bạn phải hiểu biết về khách hàng thông qua nhu cầu hiện tại và tương lai của họ. Sau đó, bạn cần liệt kê và sắp xếp khách hàng theo thứ tự ưu tiên, bao gồm danh sách các khách hàng tiềm năng trong tương lai.

Cuối cùng là đánh giá kỹ lưỡng khách hàng bằng cách tìm hiểu điểm mạnh và điểm yếu của họ, đồng thời khám phá các tệp khách hàng khác có thể mang lại nhiều lợi ích nếu công ty tập trung và họ.

Các phương pháp phân khúc khách hàng bao gồm:

  • Thị trường đại chúng (Mass Market): Nhóm khách hàng chủ yếu của thị trường này hướng đến nhu cầu chung . Ví dụ điển hình cho Mass Market là các sản phẩm thiết yếu phổ biến như bột giặt, nước xả vải,…
  • Thị trường ngách (Niche Market): Phân khúc khách hàng này dựa trên những nhu cầu cụ thể và độc đáo của khách hàng. Ví dụ, tập đoàn Louis Vuitton đã tập trung vào sản xuất các sản phẩm thời trang đắt giá để cung cấp cho tầng lớp khách hàng thượng lưu trên thế giới.
  • Thị trường phân đoạn (Segmented): Thị trường này hướng đến nhóm khách hàng có những khác biệt nhỏ, phân đoạn khi xét theo nhu cầu và đặc điểm nhân khẩu học so với phân khúc thị trường chính.
  • Thị trường đa dạng (Diversify): Một công ty với cách phân khúc này sẽ liên tục thay đổi sản phẩm/ dịch vụ linh hoạt để phù hợp với nhu cầu của các phân khúc khách hàng có các đặc điểm và nhu cầu không giống nhau.
  • Thị trường đa chiều (Multi-sided Platform/ Market): Nhóm khách hàng chủ yếu mà thị trường này hướng tới là những người có nhu cầu và mối liên hệ phụ thuộc nhau. Để có doanh thu thu thì các website cần sự đầu tư từ đơn vị quảng cáo và sự hỗ trợ của các blogger là điều vô cùng cần thiết để tiếp cận gần hơn với khách hàng.

4.2. Giải pháp giá trị – Value Propositions (VP)

Mô hình Canvas hỗ trợ doanh nghiệp mang đến các dịch vụ và sản phẩm chất lượng tới khách hàng. 2 yếu tố cốt lõi bạn cần xác định trong xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả này là:

  • Bạn đang đáp ứng tiêu chí của khách hàng nào?
  • Thành quả cốt lõi mà bạn cung cấp cho khách hàng sẽ ra sao?

Giải pháp giá trị cung cấp tới khách hàng thông qua một số thuộc tính như: hiệu suất làm việc, gia tăng thương hiệu doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, tương tác đa chiều thuận tiện,… Đặc biệt, mô hình Canvas giúp phân tích đối thủ và đưa ra giải pháp vượt tiến đối thủ nhanh chóng.

4.3. Các kênh phân phối – Channels (CH)

Kênh phân phối chính là cầu nối giữa giải pháp giá trị của tổ chức và phân khúc khách hàng. Có vô số lựa chọn cho kênh phân phối, và quyết định sẽ dựa trên các tiêu chí nhanh gọn, hiệu quả và đầu tư ít tốn kém nhất.

Có hai loại kênh phân phối cơ bản bao gồm:

  • Kênh thuộc sở hữu của công ty (như các cửa hàng)
  • Kênh đối tác (như các nhà phân phối)

Công ty có thể chọn một trong hai, hoặc kết hợp cả hai loại hình.

Để xác định được kênh phân phối hiệu quả nhất cho hoạt động kinh doanh, bạn cần phân tích kênh mà khách hàng mục tiêu tập trung nhiều nhất. Sau đó phân tích SWOT để đánh giá toàn diện từng kênh.

Ví dụ, khi bạn bán các sản phẩm sinh hoạt hằng ngày với tần suất tiêu dùng thường xuyên, kênh phân phối của bạn càng nhiều càng tốt, càng phủ sóng thì sẽ càng nhiều người mua. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi áp dụng mô hình Canvas trong kinh doanh của mình.

4.4. Quan hệ khách hàng – Customer Relationships (CR)

Mối quan hệ với khách hàng chính là kết quả của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đã xây dựng với phân khúc khách hàng của mình. Doanh nghiệp nên làm thế nào để thu hút những khách hàng mới và giữ chân những khách hàng cũ. Sau đây là một số phương thức để doanh nghiệp xây dựng quan hệ với người tiêu dùng của mình:

  • Hỗ trợ cá nhân (Personal Assistance): Trong loại hình này, công ty tương tác trực tiếp với khách hàng qua một nhân viên. Họ sẽ hỗ trợ khách hàng các công đoạn từ trước khi mua, trong quá trình mua và sau khi mua sản phẩm.
  • Hỗ trợ cá nhân trọn vẹn (Dedicated Personal Assistance): Loại quan hệ này đặc trưng ở sự tương tác chặt chẽ giữa khách hàng với công ty thông qua một người đại diện phục vụ một nhóm khách hàng. Người đại diện này sẽ chịu trách nhiệm cá nhân cho toàn bộ trải nghiệm của khách hàng với công ty.
  • Tự phục vụ (Self-Service): Công ty cài đặt sẵn các công cụ hỗ trợ trải nghiệm khách hàng, từ đó khách hàng tự phục vụ chính mình.
  • Dịch vụ tự động (Automated Services): Tức là các phản hồi của khách hàng sẽ được lưu lại, nhằm giúp có sự điều chỉnh sản phẩm phù hợp hơn.
  • Cộng đồng (Communities): Đây được coi là một xu hướng lên ngôi trong thời buổi hiện nay, khi mà hầu hết các công ty đều chú trọng việc xây dựng hình ảnh qua các nền tảng xã hội như Facebook, Tik Tok,… nhằm tạo ra một cộng đồng những khách hàng tiềm năng và sẽ tiềm năng trong tương lai, ghi nhận phản hồi của các khách hàng đã sử dụng dịch vụ, giải đáp thắc mắc, băn khoăn,…
  • Cùng xây dựng (Co-creation): Khách hàng cũng góp phần tham gia vào quá trình xây dựng sản phẩm của công ty.

Bạn cần ưu tiên xác định mối quan hệ khách hàng mình muốn xây dựng, sau đó đánh giá giá trị của khách hàng dựa trên tần suất mua hàng. Bạn nên đầu tư vào các mối quan hệ với khách hàng trung thành vì họ là nguồn doanh thu ổn định.

4.5. Dòng doanh thu – Revenue Streams (RS)

Sau khi xác định phân khúc khách hàng, giá trị của doanh nghiệp, các kênh truyền thông và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Thì lúc này bạn đã có thể xác định nguồn doanh thu cho doanh nghiệp của mình.

Doanh thu chính là nền móng giúp bạn nắm bắt được tình hình chuyển đổi lợi nhuận của doanh nghiệp. Cũng từ doanh thu mà bạn có thể cân đối các khoản thu chi, xem xét các khoản thu chi không cần thiết để loại bỏ và thiết lập nguồn thu trọng tâm.

Có thể tạo dòng doanh thu bằng những cách sau:

  • Bán tài sản: Công ty bán quyền sở hữu hàng hoá cho khách hàng.
  • Phí sử dụng: Công ty tính phí quyền sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Phí đăng ký: Công ty tính phí sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ thường xuyên và nhất quán.
  • Tiền cho vay/ Cho thế chấp/ Cho thuế: Khách hàng trả phí để có quyền truy cập độc quyền với sản phẩm trong một khoảng thời gian ràng buộc.
  • Cấp phép: Công ty tính phí sử dụng tài sản trí tuệ.
  • Phí môi giới: Các công ty hoặc cá nhân đóng vai trò trung gian giữa hai bên sẽ tính phí môi giới dịch vụ của mình.
  • Quảng cáo: Công ty tính phí các bên quảng cáo sản phẩm trên kênh trung gian của mình.

Sau khi thiết lập luồng doanh thu, điều quan trọng là bạn phải xác định mức giá hiệu quả cho sản phẩm/ dịch vụ thông qua quá trình loại bỏ. Những lần chỉnh sửa mức giá nên được ghi chép và đánh giá lại. Bạn cũng cần tiếp tục suy nghĩ về những hướng đi khả thi tiếp theo trong quá trình vận hành doanh nghiệp.

4.6. Nguồn lực chính – Key Resources (KR)

Nguồn lực chính bao gồm tất cả những tài sản của doanh nghiệp để đem đến giá trị lâu dài bao gồm tài chính, nguồn tri thức và nhân lực. Khi đã liệt kê đầy đủ các nguồn lực cần có, bạn có thể bắt đầu sáng tạo ý tưởng cho sản phẩm của doanh nghiệp mình, bạn cũng có thể lược đi được những thành phần không thực sự cần thiết để loại bỏ và tối ưu hóa chi phí.

Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ quyết định được ngân sách mà họ cần phải bỏ ra cho hoạt động kinh doanh mới của doanh nghiệp.

4.7. Hoạt động chính – Key Activities (KA)

Đây là những hoạt động trọng điểm sẽ tạo ra giải pháp giá trị cho doanh nghiệp và khiến mô hình kinh doanh trở nên hiệu quả. Một nhà doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng cách liệt kê các hoạt động chính diễn ra song song với dòng doanh thu có liên quan đến doanh nghiệp.

Giờ đây, vấn đề thiết yếu mà bạn cần thực hiện là đánh giá hoạt động nào sẽ là hoạt động chính, từ đó cân nhắc tác động của các hoạt động này rồi quyết định bổ sung hoặc gạt bỏ chúng.

4.8. Đối tác chính – Key Partnerships (KP)

Đối tác chính là những mối quan hệ doanh nghiệp cần có nhằm giúp việc kinh doanh trở nên thuận lợi. Các đối tác chính có những loại đó là:

  • Nhà cung cấp
  • Doanh nghiệp liên doanh
  • Đối tác liên minh chiến lược

Bạn nên xác định xem mô hình kinh doanh của bạn thì đâu là đối tác chính cần thiết, tương tác nhiều hơn để việc triển khai kế hoạch kinh doanh hiệu quả.

4.9. Cơ cấu chi phí – Cost Structure (CS)

Cơ cấu chi phí mô tả toàn bộ những chi phí cần thiết để có thể duy trì các hoạt động kinh doanh. Đây cũng là số tiền mà mỗi tổ chức phải chi trả để vận hành doanh nghiệp. Cấu trúc chi phí sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá trị sản phẩm và dịch vụ.

Có hai phương pháp định giá bao gồm:

  • Định giá theo giá trị sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Định giá theo chi phí sản xuất.

Dưới đây là một số đặc điểm chung của cơ cấu chi phí:

  • Chi phí cố định (Fixed Costs): chi phí không đổi trong một khoảng thời gian.
  • Chi phí biến động (Variable Costs): giống như tên gọi, chi phí này thay đổi tuỳ theo phương sai trong sản xuất.
  • Tính kinh tế theo quy mô (Economies of Scale): chi phí giảm khi quy mô sản xuất tăng lên.
  • Tính kinh tế theo phạm vi (Economies of Scope): chi phí giảm bằng cách đầu tư vào những hoạt động liên quan đến sản phẩm chính.

5. Ưu và nhược điểm của mô hình Canvas

5.1. Ưu điểm

Mô hình Canvas phổ biến với các doanh nhân để đổi mới mô hình kinh doanh. Về cơ bản, mô hình Canvas mang lại:

  • Sự tập trung: Lên kế hoạch kinh doanh với mô hình Canvas giúp bạn tập trung vào các khía cạnh quan trọng thay vì phải trình bày một cách dài dòng toàn bộ các thông tin. Điều này giúp bản kể hoạch kinh doanh ngắn ngon và trọng tâm hơn.
  • Sự linh hoạt: Mọi thứ được trình bày một cách ngắn gọn giúp người theo dõi có thể kiểm tra, thử nghiệm, chỉnh sửa các nội dung dễ dàng.
  • Sự khoa học: Nhân viên của bạn sẽ nắm bắt được toàn bộ kế hoạch kinh doanh cũng như hiểu được mục tiêu mà bạn muốn hướng đến.

5.2. Nhược điểm

Ngoài ưu điểm mà mô hình Canvas mang lại, Doanh nghiệp cũng cần lưu ý về 3 nhược điểm sau:

  • Mô hình Canvas liệt kê khá đầy đủ các yếu tố bên trong doanh nghiệp nhưng lại không đề cập đến các yếu tố bên ngoài. Trong khi đó, các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài thường có tác động to lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến cạnh tranh.
  • Mô hình này chưa đề cập đến tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của một công ty, lấy giá trị cung cấp cho khách hàng làm trung tâm, tập trung vào doanh thu, cơ cấu chi phí và lợi nhuận. Do đó, mô hình này có hạn chế trong việc áp dụng cho các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức chính quyền.
  • Mô hình chưa đề cập đến yếu tố con người và sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm. Đây là một trong những yếu tố chính sáng tạo ra giá trị cho khách hàng. Hạn chế này có thể dẫn đến việc xác định chưa đầy đủ và chính xác các yếu tố tạo ra giá trị cho cho khách hàng.

>> Xem thêm: SWOT là gì? Tổng quan về mô hình SWOT

6. Ví dụ về mô hình Canvas của các doanh nghiệp lớn

Mô hình Canvas rất phổ biến tại thời điểm hiện nay. Những thương hiệu nổi tiếng như Apple, Uber, BMW,… cũng đang áp dụng và rất thành công khi ứng dụng trong kinh doanh.

Thường những ý tưởng đầu tiên rất khó để tạo nên thành công nhất định. Thay vào đó, sản phẩm/ dịch phải trải qua nhiều lần thử nghiệm, đổi mới nhiều phiên bản để cho ra thành phẩm cuối cùng hoàn hảo nhất.

Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số mô hình kinh doanh Canvas của các thương hiệu lớn:

  • Mô hình Canvas của Apple
ví dụ mô hình canvas
Mô hình Canvas của Apple
  • Mô hình Canvas của Facebook
mô hình kinh doanh canvas
Mô hình Canvas của Facebook

7. Những lưu ý khi xây dựng mô hình Cavas

  • Liệt kê tất cả nội dung trong các danh mục, liệt kê càng nhiều càng tốt trong mỗi danh mục.
  • Khi đã liệt kê hết nội dung của tờ đầu tiên, tiếp tục sử dụng tờ in thứ 2, thứ 3…
  • Tiếp tục lọc, chọn nội dung trong 11 loại, tiếp tục phát triển và hoàn thiện, chỉ khi không thể tiếp tục phát triển thì dừng lại, đừng xé những tờ đầu tiên, hãy giữ chúng.
  • Hãy dành tất cả sự tập trung và tâm trí của bạn vào 90 phút hiệu quả mỗi ngày cho mỗi màn trình diễn, sau đó bạn có thể tiếp tục nghiên cứu, suy nghĩ về mô hình và rồi thực hiện lại vào ngày mai. Đôi khi những ý tưởng tuyệt vời đến từ những lúc chúng ta đang nghỉ ngơi.

>> Xem thêm: Mô hình SMART là gì? Các xác định mục tiêu theo nguyên tắc SMART

8. Tổng kết

Có thể thấy, mô hình Canvas là mô hình giúp doanh nghiệp dễ dàng lên kế hoạch và nắm bắt các hạng mục quan trọng trong quá trình phát triển. Mô hình Canvas này phù hợp với hầu hết mọi mô hình, vậy nên bạn có thể lựa chọn mô hình Canvas để áp dụng vào “đứa con tinh thần” của mình.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn mô hình Canvas là gì, ưu điểm và 9 yếu tố quan trọng để cấu tạo nên một mô hình Canvas hoàn chỉnh. Ngoài ra, để có thể kinh doanh hiệu quả thì bạn cần phải có một phần mềm quản trị doanh nghiệp phù hợp. Vì vậy, bạn hãy truy cập vào website paroda.vn để được Paroda tư vấn và hỗ trợ thêm về phần mềm quản trị nhé!

Đăng ký dùng thử