fbpx

Thị trường mục tiêu là gì? Làm thế nào để lựa chọn thị trường mục tiêu?

Thị trường mục tiêu là gì? Làm thế nào để lựa chọn thị trường mục tiêu?

Để đứng vững và phát triển trên thị trường, ngoài việc xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư lâu dài thì việc xác định thị trường mục tiêu đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Sản phẩm/ dịch vụ của bạn có sức hấp dẫn lớn, thế nhưng liệu có phải tất cả khách hàng đều muốn mua và cần tới sản phẩm của bạn? Câu trả lời chắc chắn là “Không”. Việc bạn xác định thị trường mục tiêu chính là để giải quyết vấn đề này.

Mọi doanh nghiệp muốn thành công đều phải nắm chắc thị trường mục tiêu của mình là gì và lựa chọn thị trường mục tiêu ra sao? Hãy cùng Paroda tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

1. Thị trường mục tiêu là gì?

Thị trường mục tiêu (target market) là nơi chứa toàn bộ khách hàng tiềm năng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Đây là không gian để người tiêu dùng và người bán có thể trao đổi, mua hàng hóa và mang lại nhiều giá trị lợi ích cho hai bên.

Hầu hết, các doanh nghiệp đều phải xây dựng và tìm kiếm thị trường để có thể đáp ứng nhu cầu của người dùng. Và biến khách hàng trở thành trở thành người mua hàng trung thành nhất của doanh nghiệp.

Thị trường mục tiêu là gì? Làm thế nào để lựa chọn thị trường mục tiêu?
Thị trường mục tiêu là gì?

2. Sự khác nhau giữa thị trường mục tiêu và thị trường

Rất nhiều người nghĩ rằng, thị trường và thị trường mục tiêu có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, nó sẽ khác nhau ở một số khía cạnh sau:

2.1. Thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu thì chỉ sự phân đoạn khách hàng vào nhóm nhất định phù hợp với chiến lược, bước đi của từng doanh nghiệp. Có thể hiểu đơn giản hơn thì thị trường mục tiêu chính là phần thị trường bao gồm những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện chiến lược nhằm thu hút nhóm khách hàng này và đáp ứng được nhu cầu của họ, biến khách hàng thành khách hàng trung thành.

2.2. Thị trường

Chỉ tất cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, nó liên quan tới các yếu tố khả năng tiếp cận, nhu cầu sử dụng, nguồn tài chính để thực hiện hành vi trao đổi. Thị trường cũng là nơi trao đổi giữa người mua và người bán nhằm đem lại giá trị cho các bên.

3. Vai trò khi xác định thị trường mục tiêu với doanh nghiệp

Xác định thị trường mục tiêu là một hoạt động quan trọng nằm trong quá trình định hướng chiến lược phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ về vai trò của thị trường mục tiêu và chưa đầu tư vào hoạt động này. Dưới đây là những vai trò của thị trường mục tiêu với doanh nghiệp:

3.1. Tiếp cận đúng đối tượng

Vai trò đầu tiên phải kể đến của thị trường mục tiêu chính là giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận đúng đối tượng mà sản phẩm muốn hướng tới. Tuy nhiên không phải khách hàng nào nằm trong thị trường mục tiêu cũng đều có thể là khách hàng tiềm năng của bạn. Những người mua sản phẩm của doanh nghiệp có thể không phải là người dùng cuối. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải nắm bắt và đưa ra những thông điệp sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng.

3.2. Giúp hoàn thiện sản phẩm/ dịch vụ

Bất cứ doanh nghiệp, nhà sản xuất nào cũng đều muốn phát triển và hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng của khách hàng. Tuy nhiên làm thế nào để biết được mong muốn của khách hàng khi chưa biết họ là ai. Đây cũng chính là vai trò của thị trường mục tiêu đối với các doanh nghiệp.

Vì sau khi doanh nghiệp xác định thị trường mục tiêu cụ thể, chính xác thì sẽ biết được khách hàng muốn gì và cần gì. Từ đó bổ sung các tính năng và phát triển sản phẩm theo đúng hướng mà khách hàng mong muốn. Giúp nâng cao doanh số bán hàng và doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Thị trường mục tiêu là gì? Làm thế nào để lựa chọn thị trường mục tiêu?
Vai trò khi xác định thị trường mục tiêu với doanh nghiệp

3.3. Tập trung vào tiềm năng

Đối với những doanh nghiệp mới hoạt động, có quy mô vừa hoặc nhỏ thì việc tiếp cận toàn bộ thị trường là điều rất khó khăn và không có đủ tiềm lực kinh tế. Chính vì vậy, việc xác định thị trường mục tiêu có thể giúp các doanh nghiệp này tập trung vào đúng các khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm cao nhất. Từ đó giúp doanh nghiệp định hướng và tập trung vào những khách hàng tiềm năng và kênh phân phối có tiềm năng sinh lời cao.

3.4. Tối ưu hóa chi phí

Khi đã xác định được thị trường mục tiêu thì doanh nghiệp cần phải nghiên cứu xem đối tượng khách hàng mục tiêu mà mình muốn hướng đến là ai. Tiếp đó, doanh nghiệp cần lên kế hoạch cụ thể về lựa chọn kênh truyền thông, kênh phân phối phù hợp thay vì lãng phí vào nhiều công việc không hiệu quả.

Bên cạnh đó, khi có thị trường mục tiêu cụ thể sẽ giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động đúng hướng và mang lại hiệu quả tốt nhất. Từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được nhiều chi phí và tăng cao doanh thu, lợi nhuận.

4. Tầm quan trọng của thị trường mục tiêu với doanh nghiệp

Có một sai lầm mà nhiều người lầm tưởng đó là nghĩ rằng sản phẩm tốt và chất lượng tốt sẽ được đón nhận nồng nhiệt từ phía khách hàng. Nhưng sự thật là dù chất lượng có tốt đến đâu, nhưng nó chỉ phục vụ cho một nhóm khách hàng nhất định.

Do vậy, để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc, bạn nên xác định rõ mình đang bán cho ai và họ có những đặc điểm gì về tuổi tác, sở thích, nơi ở,… Dựa vào đó bạn sẽ biết được thị trường mục tiêu của mình là gì.

Không những vậy, thị trường mục tiêu cón giúp bạn xác định nhu cầu của khách hàng để cải thiện sản phẩm/ dịch vụ tốt hơn. Khi đó bạn có thể nhận diện các tính năng, tiện ích mà khách hàng mục tiêu hướng đến để phát triển theo hướng đó.

Việc biết rõ khách hàng tiềm năng và tập hợp họ lại thành thị trường mục tiêu sẽ giúp bạn hiểu được hành vi khách hàng, xem họ thường xuyên tương tác trên kênh nào (Báo in, mạng xã hội hay truyền hình) để bạn xác định kênh truyền thông phù hợp.

Ngoài ra, nhờ việc xác định thị trường mục tiêu bạn sẽ xác định được nhân tố chính khiến họ đưa ra quyết định mua hàng là gì và từ đó có thể tạo ra thông điệp thích hợp và dễ nhớ với khách hàng.

thị trường mục tiêu
Tầm quan trọng của thị trường mục tiêu với doanh nghiệp

5. Tổng kết

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi “Thị trường mục tiêu là gì?”. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách xác định và lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp để việc kinh doanh ngày càng phát triển hơn nữa. Chúc bạn thành công với chiến lược lựa chọn thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp mình!

Đăng ký dùng thử