fbpx

Kế hoạch kinh doanh là gì? Vì sao phải lập kế hoạch kinh doanh

Vì sao phải lập kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh là khái niệm bạn đã nghe rất nhiều đến khi bắt đầu các hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa ở quy mô lớn hay trong các mô hình B2B, B2C. Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào muốn thành công hay phát triển tốt đều cần phải có kế hoạch kinh doanh ban đầu.

Vậy kế hoạch kinh doanh là gì? Vì sao các doanh nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần phải lập kế hoạch kinh doanh? Paroda gửi đến bạn các thông tin và những khái niệm cơ bản nhất về kế hoạch kinh doanh.

1. Kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh (Business Plan) là bản tài liệu văn bản mô tả các hoạt động, quá trình kinh doanh của công ty, doanh nghiệp ứng với một khoảng thời gian nhất định trong tương lai. Bản kế hoạch kinh doanh có thể bao gồm chiến lược bán hàng, chiến lược tiếp thị, chiến lược marketing, chiến lược tài chính…

Bên cạnh đó có thể ví kế hoạch kinh doanh như một tấm bản đồ chỉ đường cho doanh nghiệp để có thể tránh những sự cố không nên xảy ra.

Lập kế hoạch kinh doanh chính là công việc tạo ra các bản kế hoạch kinh doanh. Thông thường, người lập nên những bản kế hoạch đó là các giám đốc điều hành, giám đốc phòng Marketing hoặc chính chủ doanh nghiệp. Bản kế hoạch kinh doanh được lập ra các chi tiết thì việc thực hiện càng đơn giản và khả năng hiện thực hóa sẽ cao hơn.

Có nhiều loại kế hoạch kinh doanh khác nhau, tuy nhiên nội dung vẫn tập trung vào 1 mục tiêu duy nhất đó là đưa ra đường đi, nước bước các hoạt động trong lương lai của công ty.

Các vấn đề thường có trong bản kế hoạch kinh doanh bao gồm: Nguồn lực, tài chính cần thiết, các chiến lược bán hàng, chiến lược marketing và các phương hướng giải quyết rủi ro nếu xảy ra.

Vậy có thể hiểu đơn giản nhiệm vụ và mục tiêu của việc lập kế hoạch kinh doanh chính là giúp các chiến lược kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đạt được hiệu quả tốt nhất.

Vì sao phải lập kế hoạch kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh là gì?

2. Vì sao cần lập kế hoạch kinh doanh?

Như chúng tôi đã đề cập, một bản kế hoạch của doanh nghiệp, công ty hay của cá nhân đều xoay quanh 3 việc:

  • Giúp bạn đưa ra quyết định đúng trong kinh doanh.
  • Giúp bạn có chiến lược bán hàng chắc chắn.
  • Vạch rõ đường lối cho kinh doanh.

Công thức cho một bản kế hoạch đầy đủ bao gồm:

  • Mục tiêu kinh doanh của bạn.
  • Kế hoạch xây dựng & phát triển.
  • Chiến lược quản lý nhân sự & hoạt động.
  • Kế hoạch tài chính.
  • Phân tích thị trường.
  • Kế hoạch marketing & kế hoạch bán hàng.
Vì sao cần lập kế hoạch kinh doanh?
Vì sao cần lập kế hoạch kinh doanh?

Vậy vì sao các công ty, doanh nghiệp cần lập kế hoạch kinh doanh trước khi tiến hành triển khai các hoạt động cụ thể? Dưới đây là một số lý do cụ thể chắc chắn sẽ khiến bạn quan tâm đến chuyện xây dựng một bản kế hoạch hoàn chỉnh.

  • Hiểu rõ được mục đích, kết quả của công việc bạn đang thực hiện, tránh đi sai hướng hoặc không chắc chắn có thực hiện được đúng yêu cầu đề ra hay không? Trước khi giải toán bạn cần hiểu đúng đề bài đúng không nào?
  • Làm chủ được công việc của mình. Việc lên kế hoạch trước giúp chúng ta tự chủ được về thời gian, không bị động, chúng ta có sự chuẩn bị tốt nhất để làm tốt được việc đó.
  • Việc lập kế hoạch tốt giúp bạn có tư duy hoạch định chiến lược, khả năng bao quát vấn đề và có khả năng xử lý được nhiều công việc trong một khoảng thời gian. Nếu trong đầu bạn đã mường tượng chi tiết các công việc cần thực hiện ở tương lai và thời gian thực hiện chúng, bạn sẽ sắp xếp được nhiều việc một cách hợp lý mà vẫn đạt được kết quả mong muốn.
  • Dễ dàng điều động nhân sự cùng tham gia hoặc đề xuất hỗ trợ từ phòng ban khác. Kế hoạch chính là một bản chào hàng tuyệt vời khi đề xuất công việc với cấp trên hoặc làm căn cứ giao việc, tương tác với các nhân sự khác. Một bảng kế hoạch có phê duyệt của quản lý sẽ có giá trị tương đương như một quyết định ngang cấp đúng không nào?
  • Nhanh chóng thăng cấp bậc, cấp quản lý. Một khi bạn hoạch định được tốt công việc của cá nhân thì rất nhanh chóng bạn sẽ có cơ hội quản lý một nhóm, có kinh nghiệm để hoạch định các công việc lớn hơn, cần nhiều nhân sự tham gia hơn, cơ hội sẽ đến nhiều hơn với bạn.
  • Có báo cáo kết quả nhanh chóng. Với bản kế hoạch đã có trong tay, ngay lập tức khi kết thúc công việc bạn đã có cơ sở để tổng kết báo cáo theo kết quả đã dự kiến trong kế hoạch.

3. 4 bước để lập bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

Để phát triển một kế hoạch kinh doanh bền vững, bạn cần phải nắm rõ về ngành bạn sẽ tham gia. Tiếp theo cần xác định bạn sẽ áp dụng kế hoạch đó như thế nào và đối tượng khách hàng bạn hướng tới là những ai. Cuối cùng là soạn thảo một bản kế hoạch kinh doanh thật ngắn gọn và hoàn chỉnh.

Dưới đây là chi tiết từng bước để lập lên một bản sales business plan.

3.1. Bước 1: Nắm rõ về công việc kinh doanh

Để lên một bản kế hoạch kinh doanh, bạn phải nắm rõ ngành mà mình chuẩn bị tham gia. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải tiến hành nghiên cứu rất nhiều thứ. Chẳng hạn như thông tin ngành, đối thủ trong ngành,…

3.2. Bước 2: Xác định mục đích của kế hoạch

Một kế hoạch kinh doanh góp phần làm rõ tầm nhìn kinh doanh. Và chỉ dẫn bạn cách hoàn thiện tầm nhìn.

Có 2 trường hợp xảy ra:

  • Một là kinh doanh bằng vốn tự có và không cần sự giúp đỡ từ người khác.
  • Hai là bạn muốn tìm các nhà đầu tư bên ngoài. Hãy xác định xem bạn có cần thu hút các nhà đầu tư bên ngoài không.
Vì sao phải lập kế hoạch kinh doanh
Xác định mục đích của kế hoạch

3.3. Bước 3: Xác định đối tượng

Nếu bạn có kế hoạch thu hút các nhà đầu tư, bạn cần xây dựng một kế hoạch phù hợp.

Các nhà đầu tư có thể:

  • Bạn bè
  • Thành viên trong gia đình
  • Ngân hàng
  • Nhà đầu tư mạo hiểm

Có 4 điều một nhà đầu tư quan tâm đến dự án kinh doanh của bạn:

  • Sự tín nhiệm
  • Sự hiểu biết về mô hình kinh doanh
  • Tự tin về tài chính
  • Lợi nhuận đầu tư lớn

3.4. Bước 4: Lập kế hoạch kinh doanh

Đầu tiên hãy phác thảo một kế hoạch kinh doanh. Xem xét mọi khía cạnh của doanh nghiệp và xem nó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của bạn. Đừng quên, kế hoạch kinh doanh là một LỘ TRÌNH.

Nó phải cho nhà đầu tư biết những gì bạn sẽ làm và lý do tại sao họ nên đầu tư cho vào dự án của bạn.

Thứ tự trình bày trong bản kế hoạch có thể theo mẫu sau:

  • Tuyên bố sứ mệnh
  • Tóm tắt
  • Đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Thị trường mục tiêu
  • Kế hoạch tiếp thị
  • Phân tích ngành và đối thủ cạnh tranh
  • Dự thảo tài chính
  • Sơ yếu lý lịch của những đứng đầu công ty
  • Đề xuất của bạn (bạn đang tìm kiếm loại hình huy động vốn nào)
  • Phụ lục (mọi thông tin cần thiết khác)

4. Kết luận

Kế hoạch kinh doanh không phải là phép thuật để đảm bảo thành công 100%. Tuy nhiên, kế hoạch kinh doanh là công cụ giúp cho việc xác định tính khả thi của một công cuộc làm ăn mới, hay triển vọng mở rộng của việc kinh doanh hiện tại. Paroda chúc bạn thành công!

Đăng ký dùng thử