fbpx

Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính doanh nghiệp là một trong những công việc của nhà quản lý doanh nghiệp. Quản trị tài chính tốt không chỉ giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận mà còn đưa doanh nghiệp vượt đà phát triển. Vậy quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Chức năng của quản trị tài chính doanh nghiệp như thế nào? Cùng Paroda tìm hiểu thông tin chi tiết tại bài viết dưới đây.

1. Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì?

Quản trị tài chính doanh nghiệp hiểu đơn giản là quản lý tất cả các công việc liên quan đến tài chính doanh nghiệp. Quản trị tài chính giúp doanh nghiệp nắm bắt được nguồn tiền vào ra, từ đó có sự cân nhắc và phát triển doanh nghiệp hiệu quả nhất.

Các việc liên quan tới việc quản trị tài chính của doanh nghiệp gồm: tiền đầu tư, tiền tham gia dự án, tiền kinh doanh, tiền lương nhân viên, tiền thu về qua việc bán sản phẩm/ dịch vụ,…

Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp

2. Chức năng chính của việc quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính là chức năng không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Việc quản trị tài chính liên quan mật thiết đến mọi phòng ban trong công ty như: bộ phận marketing, bộ phận sản xuất, bộ phận kinh doanh, bộ phận hành chính nhân sự,…

Để hiểu chi tiết về từng chức năng trong quản lý tài chính doanh nghiệp, Paroda sẽ phân tích theo 7 chức năng sau:

2.1. Ước tính về nhu cầu chi tiêu

Người quản trị tài chính cho doanh nghiệp cần lên kế hoạch dự kiến liên quan đến các nguồn thu chi của công ty. Các ước tính được thực hiện dựa trên các chương trình và chính sách phát triển trong tương lai. Qua đó, xác định được lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về.

2.2. Xác định thành phần vốn

Khi đã xác định được khoản chi cho các dự án trong tương lai. Việc xác định thành phần vốn cần được quyết định. Thành phần vốn được phát triển từ 2 phía: Chủ sở hữu doanh nghiệp và các quỹ đầu tư từ các đối tác bên ngoài.

2.3. Lựa chọn nguồn vốn

Nguồn vốn sẽ phụ thuộc và xét giá trị theo mức độ của từng nguồn và thời gian tài trợ. Để có thể kêu gọi được nguồn vốn lớn, mỗi doanh nghiệp cần đưa ra nhiều sự lựa chọn:

  • Phát hành cổ phiếu và trái phiếu.
  • Các khoản vay được lấy từ tổ chức tài chính hoặc lấy từ ngân hàng.
  • Tiền đầu tư, cho vay có thể rút ra như hình thức trái phiếu.

2.4. Đầu tư như thế nào?

Người quản trị tài chính doanh nghiệp cần có sự phân tích rạch ròi để lựa chọn được dự án tiềm năng nhất. Khi đó, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận lớn, đảm bảo sự an toàn khi đầu tư.

2.5. Quăng bỏ thặng dư

Thặng dư được hiểu là số tiền chênh lệch khi đầu tư. Ví dụ bạn đầu tư 1 triệu USD, sau một năm sẽ thu lại 2 triệu USD. Vậy giá trị thặng dư là 1 triệu USD.

Giá trị thặng dư (lợi nhuận) của mỗi doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo 2 cách sau:

  • Mở rộng kế hoạch đầu tư, đa dạng hóa công ty.
  • Xác định các tỷ lệ cổ phiếu và các lợi ích liên quan.

2.6. Quản lý tiền mặt

Người quản trị tài chính doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm đưa ra các quyết định liên quan đến việc chi tiêu tiền mặt. Thông thường các khoản chi tiêu đến tiền mặt là các khoản nhỏ dùng để mua, trả: các nguyên liệu, đồ dùng phát sinh trong công ty, tiền điện nước, tiền tổ chức các hoạt động nội bộ công ty,…

2.7. Kiểm soát tài chính chính xác, rõ ràng

Không chỉ lập kế hoạch cho các khoản tiền vào ra trong tương lai. Người quản trị tài chính còn phải kiểm soát tài chính công ty rõ ràng.

  • Các khoản chi là bao nhiêu? Chi những khoản gì?
  • Các khoản thu là bao nhiêu? Thu từ đâu?
  • Lợi nhuận giữa thu chi là bao nhiêu?

>> Xem thêm: Phần mềm quản lý khách hàng CRM tốt nhất hiện nay

3. Các nguyên tắc cần biết trong quản trị tài chính doanh nghiệp

Dù là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ. Muốn quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả, người quản trị cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc số 1: Tổ chức lại nguồn tài chính

Tổ chức lại nguồn tài chính là bước đầu tiên để tạo ra lợi nhuận. Triển khai mọi khoản chi tiêu một cách chi tiết, có hệ thống và khoa học. Cần theo dõi thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng, khoản vay cá nhân, tài khoản môi giới, tài sản thế chấp, các khoản vay mua ô tô và tài khoản hưu trí… Thống kê chi tiết nguồn tiền đi và về sau mỗi ngày.

Nguyên tắc số 2: Quản trị tài chính bằng cách cân bằng thu chi hợp lý

Khi bạn có một công cụ quản lý chi tiêu thì bạn sẽ dễ dàng nhận thấy được cán cân của việc chi tiêu. Và đây chính là nguyên tắc thứ 2 trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Đó là chi phải ít hơn thu.

Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn đang chi nhiều hơn và bạn biết cách theo dõi tài chính của doanh nghiệp. Thì sẽ rất dễ dàng nhận biết được mình đang chi tiêu lãng phí ở đâu. Cách tốt nhất để đảm bảo rằng bạn có thể giải quyết tất cả các khoản nợ hoặc tránh nợ nần ngay từ đầu, đó là không bao giờ chi tiêu nhiều hơn lợi nhuận bạn kiếm được.

Nguyên tắc số 3: Dùng tiền hiện có để tạo ra thêm những đồng tiền mới

Những nguyên tắc mà mọi người cần phải nắm là giá trị tài sản của doanh nghiệp sẽ thay đổi theo thời gian, lãi suất và những yếu tố khác. Vì vậy, liên tục đầu tư các khoản tiền rảnh rỗi của mình là việc bắt buộc trong quản lý tài chính để tạo ra thêm nhiều lợi nhuận hơn nữa. Các khoản đầu tư hiệu quả, có tỷ suất lợi nhuận cao, dòng tiền thu về sẽ rất lớn và củng cố cho sức mạnh tài chính của doanh nghiệp.

Nguyên tắc số 4: Quản trị tài chính bằng cách cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi

Nhà quản lý tài chính chắc chắn phải biết đến nguyên tắc cân bằng giữa rủi ro và lợi suất. Rủi ro càng cao thì lợi suất càng lớn. Một mức rủi ro thấp sẽ đi kèm với một tỷ suất sinh lợi thấp. Nói cách khác, nguyên tắc này cho thấy một khoản tiền đầu tư chỉ có thể đạt được mức sinh lợi cao khi bạn cũng có đủ khả năng chấp nhận một khả năng thua lỗ tương ứng.

Bạn có thể đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư hoặc danh mục sản phẩm của mình. Nếu một sản phẩm thất bạn sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh mục đầu tư tổng thể của bạn.

Nguyên tắc số 5: Luôn có phương án dự phòng trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp

Cho dù bạn có một kế hoạch tài chính tốt đến đâu thì bạn sẽ phải đối mặt với những trường hợp khẩn cấp không lường trước được. Vì vậy hãy luôn duy trì các quỹ tiết kiệm dự phòng, dự trữ và sử dụng các dịch vụ bảo hiểm. Với những kế hoạch này bạn có thể vượt qua các khủng hoảng bất ngờ do làm ăn thua lỗ hoặc do bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn,…

Vậy duy trì các khoản dự phòng có thể giúp bạn phòng ngừa rủi ro. Quản lý tác động của thiệt hại. Hãy đảm bảo rằng những rủi ro tài chính bất ngờ không làm hỏng mục tiêu dài hạn và an ninh tài chính của doanh nghiệp. Vì thế đây là một nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp bạn cần quan tâm.

Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp

Có thể thấy, quản trị doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng đối với mọi doanh nghiệp hiện nay. Do đó, việc tìm kiếm đến một công cụ quản lý tài chính là một giải pháp cấp thiết giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền, thu chi hiệu quả, chính xác. Vậy phần mềm nào tốt nhất giúp doanh nghiệp quản lý tài chính minh bạch, nhanh chóng. Cùng chúng tôi tìm câu trả lời ở nội dung dưới đây nhé.

4. Giải pháp quản trị tài chính doanh nghiệp với Paroda

Phần mềm quản trị tài chính doanh nghiệp Paroda là một trong những giải pháp quản lý tài chính thông minh, hiệu quả cho doanh nghiệp Việt. Với nhiều tính năng ưu việt, công cụ giúp bạn quản lý dòng tiền, thu chi một cách chính xác, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí trong quá trình xử lý công việc.

Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp

Các chức năng chính của phần mềm quản lý tài chính Paroda:

  • Tạo mới, sửa quỹ: Khai báo các quỹ của doanh nghiệp và cấu hình người thủ quỹ duyệt phiếu thu – phiếu chi cho quỹ.
  • Tạo mới phiếu thu: Chức năng cho phép người dùng tạo phiếu thu trên loại thu.
  • Sửa, xóa phiếu thu: Khi phiếu thu được tạo mới xong, người dùng có thể sửa lại hoặc xóa khi phiếu chưa được người thủ quỹ duyệt.
  • Dễ dàng tải các tài liệu liên quan đến phiếu thu, chi lên phần mềm.
  • Cảnh báo thông minh: Chức năng lọc các phiếu thu thuộc điều kiện bộ lọc của cảnh báo.
  • Tạo, sửa, xóa phiếu chi: Chức năng cho phép người dùng tạo mới phiếu chuyển tiền, sửa lại hoặc xóa khi phiếu chưa được người thủ quỹ của hai quỹ duyệt.
  • Duyệt/ không duyệt: Tác vụ dành cho người thủ quỹ có quyền duyệt/ không duyệt phiếu, khi cả hai thủ quỹ duyệt thì số dư tài khoản của hai quỹ sẽ thay đổi theo.

Nội dung bài viết trên là những kiến thức giúp bạn hiểu được quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? Chức năng chính của việc quản trị tài chính doanh nghiệp ra sao? Nguyên tắc quản trị tài chính của doanh nghiệp như thế nào? Đồng thời đưa ra giải pháp quản lý với phần mềm quản lý tài chính doanh nghiệp Paroda giúp doanh nghiệp triệt để bài toán quản lý dòng tiền, thu chi một cách hiệu quả. Hy vọng bài viết mang lại nhiều giá trị giúp bạn có thêm kiến thức kinh doanh và phát triển doanh nghiệp mạnh mẽ.

Để đăng ký trải nghiệm phần mềm quản trị tài chính doanh nghiệp giúp tối ưu vận hành dòng tiền, thu chi trong doanh nghiệp. Bạn vui lòng để lại thông tin, đội ngũ Paroda liên hệ tư vấn cho bạn ngay trong hôm nay. 

Đăng ký dùng thử