fbpx

SWOT là gì? Tổng quan về mô hình SWOT

Swot Là Gì?

Điều quan trọng nhất tạo nên sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp chính là xác định và cải thiện được điểm yếu, phát huy điểm mạnh kịp thời của doanh nghiệp. Để có thể làm được điều này, doanh nghiệp cần phải sử dụng một phương pháp hợp lý. Đó chính là SWOT, vậy mô hình SWOT là gì? Cách phân tích và xây dựng SWOT ra sao? Hãy cùng Paroda tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

1. SWOT là gì? Mô hình SWOT là gì?

1.1. SWOT là gì?

SWOT là tập hợp viết tắt 4 chữ cái đầu tiên của 4 cụm từ tiếng Anh:

  • Strengths: Điểm mạnh
  • Weaknesses: Điểm yếu
  • Opportunities: Cơ hội
  • Threats: Thách thức

Là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.

Swot Là Gì? Tổng Quan Về Mô Hình Swot
Khái niệm SWOT là gì?

Trong đó Điểm mạnhĐiểm yếu được xem là hai yếu tố nội bộ trong một doanh nghiệp. Ví dự như danh tiếng, đặc điểm, vị trí địa lý. Gọi là yếu tố nội bộ, bởi vì đây là những yếu tố mà bạn có thể nỗ lực để thay đổi.

Còn Cơ hộiThách Thức là hai yếu tố bên ngoài. Ví dụ như nguồn cung ứng, đối thủ, giá thị trường, vì chúng không phải những yếu tố chỉ cần muốn là có thể kiểm soát được.

4 yếu tố trên hợp lại với nhau tạo thành mô hình ma trận SWOT. Mô hình này được ứng dụng phổ biến trong phân tích doanh nghiệp. Nhằm tìm ra hướng đi đúng đắn, hình thành cơ sở phát triển vững chắc.

>> Xem thêm: Agile là gì? Cách áp dụng Agile trong quản lý dự án

1.2. Mô hình SWOT là gì?

Mô hình SWOT là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh nổi tiếng dành cho mọi doanh nghiệp muốn cải thiện tình hình kinh doanh bằng định hướng đúng đắn và xây dựng những nền tảng phát triển vững chắc. Đóng vai trò như công cụ hỗ trợ nhà quản trị hoạch định chiến lược lường trước mối rủi ro tiềm tàng và tìm cách đối mặt với chúng.

Từ mô hình SWOT, nhà phân tích có thể đánh giá những đối thủ mà doanh nghiệp cần phải cạnh tranh. Từ đó, thiết lập kế hoạch tiếp thị phù hợp nhất để thương hiệu, sản phẩm dịch vụ đến gần với khách hàng.

2. Ý nghĩa của việc phân tích SWOT là gì?

Một doanh nghiệp muốn thành công thì phải phân tích SWOT. Làm rõ ra, phân tích SWOT tức là phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weakness (Điểm yếu), Opportunity (Cơ hội), Threat (Thách thức) giúp bạn xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi cho doanh nghiệp.

Phân tích mô hình SWOT có thể được ứng dụng khi thành lập doanh nghiệp, hoặc các dự án chuẩn bị triển khai.

phân tích SWOT
Ý nghĩa của việc phân tích SWOT là gì?

Nói tóm lại, quá trình đánh giá SWOT người hoạch định chính xác có thể tìm ra những khía cạnh như sau:

  • Điểm mạnh: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án đem lại lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh.
  • Điểm yếu: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án khiến doanh nghiệp hoặc dự án yếu thế hơn so với đối thủ.
  • Cơ hội: Nhân tố môi trường có thể khai thác để giành được lợi thế.
  • Thách thức: Nhân tố môi trường có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp hoặc dự án.

>> Xem thêm: Six Sigma là gì? Nguyên tắc khi áp dụng 6 Sigma hiệu quả cho doanh nghiệp

3. Những thành tố cấu thành mô hình SWOT

Phân tích ma trận SWOT được chia thành hai thành tố chính: Thành tố bên trong và thành tố bên ngoài.

3.1. Yếu tố bên trong

Những thành tố bên trong cấu thành mô hình SWOT đó chính là điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức. Điểm mạnh là những đặc điểm tạo ra lợi thế cạnh tranh của công ty, còn điểm yếu là những gì doanh nghiệp cần khắc chế để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Một số yếu tố bên trong cần xem xét bao gồm:

  • Văn hóa công ty.
  • Hình ảnh công ty.
  • Hiệu quả hoạt động.
  • Năng lực hoạt động của tổ chức.
  • Nhận diện thương hiệu.
  • Thị phần.
  • Nguồn tài chính.
  • Nguồn nhân lực.
  • Cơ cấu tổ chức.
  • Các quy trình.

3.2. Yếu tố bên ngoài

Các yếu tố bên ngoài là những cơ hội và thách thức đối với tổ chức. Cơ hội và thách thức thường bắt nguồn từ những thay đổi ở môi trường và nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp.

Những yếu tố cần xem xét khi phân tích cơ hội và thách thức là:

  • Những thay đổi về xã hội.
  • Thay đổi về đặc điểm khách hàng.
  • Đối thủ cạnh tranh.
  • Môi trường kinh tế.
  • Quy định của chính phủ.
  • Các nhà cung cấp.
  • Đối tác.
  • Xu hướng của thị trường.

>> Xem thêm: Kaizen là gì? Lợi ích của việc áp dụng Kaizen trong doanh nghiệp

4. Mở rộng mô hình SWOT thành ma trận

Nếu chỉ làm sáng tỏ được 4 yếu tố trong SWOT và không có bất cứ động thái gì tiếp theo. Thì việc phân tích này sẽ chẳng thể phát huy bất kì tác dụng đặc biệt nào.

Sau khi đã trả lời một cách chính xác về tổ chức của bạn: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, giờ đã đến lúc doanh nghiệp đưa ra những chiến lược phù hợp. Và sau đây là 4 chiến lược căn bản có thể tham khảo để đạt được mục tiêu cuối cùng:

  • Chiến lược SO (Strengths – Opportunities): Chiến lược sử dụng điểm mạnh của doanh nghiệp để khai thác cơ hội.
  • Chiến lược WO (Weaknesses – Opportunities): Chiến lược sử dụng điểm yếu khai thác cơ hội.
  • Chiến lược ST (Strengths – Threats): Chiến lược sử dụng điểm mạnh hạn chế nguy cơ.
  • Chiến lược WT (Weaknesses – Threats): Chiến lược khắc phục điểm yếu hạn chế nguy cơ.

5. Ưu và nhược điểm của mô hình SWOT là gì?

Tương tự như các công cụ khác, ma trận SWOT cũng có những ưu và nhược điểm riêng khi sử dụng. Việc tìm hiểu các điểm mạnh và hạn chế của mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả tối ưu trong việc sử dụng. Vậy những ưu nhược điểm của phân tích SWOT là gì?

Một số ưu và nhược của phương pháp SWOT có thể kể đến, bao gồm:

5.1. Ưu điểm của mô hình SWOT là gì?

  • SWOT là phương pháp phân tích kế hoạch, dự án hiệu quả mà không tốn chi phí, điều này tiết kiệm được một khoản ngân sách cho doanh nghiệp.
  • Giúp đưa ra những kết quả quan trọng về 4 thành tố là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra những kết quả chính xác để hoàn thiện về sản phẩm/ dịch vụ, nâng cao vị thế thương hiệu trên thị trường.
  • Làm cho các vấn đề phức tạp trở nên dễ quản lý hơn, bằng cách liệt kê ra các đầu mục quan trọng, giúp các cá nhân dễ dàng nhìn thấy bức tranh tổng quan về những vấn đề của doanh nghiệp.
  • Phân tích SWOT có thể được áp dụng cho hầu hết mọi hoạt động, lĩnh vực kinh doanh. Đây là một công cụ linh hoạt có nhiều ứng dụng.
  • SWOT tận dụng các nguồn dữ liệu, tổng hợp ở nhiều khía cạnh khác nhau.

5.2. Nhược điểm của mô hình SWOT là gì?

  • Mô hình SWOT còn khá đơn giản, kết quả đôi khi chưa phản ánh đúng các khía cạnh sâu hơn của doanh nghiệp. Kết quả chưa chuyên sâu vì chỉ tập trung vào chuẩn bị dự án, dữ liệu này không đủ để đưa ra định hướng, mục tiêu.
  • SWOT chỉ tập trung vào 4 yếu tố chính là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, chưa phân tích chi tiết các yếu tố khác như các văn hóa, tâm lý, môi trường,…
  • SWOT phụ thuộc vào quan điểm và đánh giá của người phân tích, do đó, những phân tích khác nhau có thể dẫn đến kết quả khác nhau.
  • Khó để xác định mức độ ưu tiên và quan trọng giữa các yếu tố trong SWOT.
  • SWOT chỉ đưa ra một bức tranh chung về tình hình của doanh nghiệp, không cung cấp giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề.

>> Xem thêm: BSC là gì? Vì sao nên ứng dụng Balanced scorecard vào quản lý và vận hành doanh nghiệp

6. Cách thực hiện phân tích SWOT

Để thực hiện phân tích SWOT một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể tham khảo những bước sau đây:

  • Tập hợp những người phù hợp

Hãy tập hợp thành viên từ các bộ phận trong tổ chức của bạn, đảm bảo rằng mỗi bộ phận hoặc mỗi nhóm đều có đại diện tham gia. Khi tập hợp mọi người đến từ các phòng/ ban khác nhau trong công ty, bạn sẽ nhận ra các quan điểm khác nhau đến từ mỗi nhóm. Điều này đặc biệt rất quan trọng để thực hiện phân tích SWOT thành công.

  • Tổng hợp lại tất cả ý tưởng

Việc phân tích SWOT tương tự như các cuộc họp yêu cầu sự tư duy và động não từ tất cả thành viên. Hãy phát cho mỗi người một tập giấy ghi chú và để họ tự động não trong vòng 5 – 10 phút. Sau đó, bạn hãy thu thập và công bố tất cả những ý tưởng của mọi người, có thể gộp các ý tưởng tương tự với nhau thành nhóm. Lưu ý rằng, bạn hãy cho phép mọi người bổ sung thêm ý tưởng của mình nếu có bất kỳ luồng suy nghĩ nào chợt nảy ra.

  • Xếp hạng các ý tưởng

Khi tất cả các ý tưởng đã được sắp xếp phù hợp, đã đến lúc bình chọn cho các ý tưởng. Bạn có thể sử dụng phương pháp bỏ phiếu kín để mọi người có thể tự do nêu lên quan điểm của mình.

Swot Là Gì? Tổng Quan Về Mô Hình Swot
Cách thực hiện phân tích SWOT

7. Hướng dẫn xây dựng mô hình SWOT

7.1. Strengths – Điểm mạnh

Strengths được hiểu là điểm mạnh của riêng doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ, mô hình dự án mà đang áp dụng,… Nó giống như lợi thế vượt trội, chất riêng bạn sở hữu mà đối thủ không có được.

Hãy thử đặt câu hỏi để mở rộng yếu tố đầu tiên: Điểm mạnh, bằng liệt kê những câu hỏi xoay quanh thế mạnh của doanh nghiệp như sau:

  • Khách hàng yêu thích điều gì về doanh nghiệp hay sản phẩm/ dịch vụ của bạn?
  • Doanh nghiệp bạn làm gì tốt hơn các doanh nghiệp khác trong ngành?
  • Thương hiệu thu hút nhất của doanh nghiệp bạn là gì?
  • Những ý tưởng bán hàng độc đáo mà doanh nghiệp của bạn đang ấp ủ?
  • Hay những lợi thế nào chỉ có bạn có mà đối thủ thì lại không?

Khi đánh giá điểm mạnh của bản thân doanh nghiệp, bạn không tự tin hay tự ti thái quá mà cần nhìn nhận trên phương diện khách quan.

Câu trả lời sẽ đem lại cái nhìn tổng quan giúp bạn xác định điểm mạnh cốt lõi của doanh nghiệp.

7.2. Weaknesses – Điểm yếu

Weaknesses gồm những yếu điểm hay nhược điểm mà bạn chưa thực hiện tốt. Nếu cảm thấy lúng túng thì tìm ra điểm yếu đơn giản nhất chính là dò lại những lĩnh vực tôi đã gợi ý trên kia như nguồn lực, tài sản, con người,… nếu ở khoản nào “vắng bóng” điểm mạnh thì ở đó sẽ tồn tại điểm yếu kém.

Bạn cần phải tự khắc phục những điểm yếu này, nếu như muốn cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Bạn hãy tự đặt ra và tự trả lời các câu hỏi kiểu như sau:

  • Những điểm nào mà doanh nghiệp cần phải khắc phục để cạnh tranh tốt hơn?
  • Quy trình nào mà doanh nghiệp cần phải cải thiện?
  • Những tài sản nào mà doanh nghiệp cần phải bổ sung, như tiền bạc hay trang thiết bị, máy móc?
  • Tồn tại những khoảng trống nào cần phải được lấp đầy về con người đang làm việc trong doanh nghiệp của bạn?
  • Liệu địa điểm/ trụ sở mà doanh nghiệp của bạn đang hoạt động có phù hợp cho sự phát triển sau này?

Bạn chỉ cần nhớ một điều: điểm yếu là những vấn đề đang tồn đọng bên trong con người hoặc tổ chức. Mà chúng cản trợ bạn trên con đường đạt được mục tiêu của mình.

Khi nhìn thẳng vào sự thật, nhận ra những giới hạn của mình, bạn sẽ trả lời được câu hỏi “Đâu là điểm yếu?” để từ đó tìm ra giải pháp vượt qua.

7.3. Opportunities – Cơ hội

Cơ hội được hiểu là những tác động bên ngoài hỗ trợ việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn. Doanh nghiệp có thể tận dụng những cơ hội đến từ:

  • Sự phát triển, nở rộ của thị trường
  • Đối thủ cạnh tranh rơi vào tình thế bất lợi
  • Xu hướng công nghệ thay đổi
  • Có sự dịch chuyển của xu hướng nào đó trên toàn cầu
  • Hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư
  • Mùa, thời tiết
  • Chính sách, luật

Giải pháp tốt nhất là nhìn vào điểm mạnh và tự hỏi những điểm mạnh này có thể mở ra cơ hội nào không. Ngoài ra, xem xét những điểm yếu và tự hỏi sau khi khắc phục và hạn chế những điểm này, bạn có thể tạo ra cơ hội mới nào không?

Vậy nên, doanh nghiệp của bạn cần phải học cách thích nghi trước diễn biến thay đổi thị trường đến biến chúng thành cơ hội.

7.4. Threats: Thách thức

Song song với cơ hội luôn có thách thức tiềm tàng, chúng luôn có mặt trên mọi bước đường đi đến thành công của bạn. Xác định đúng nguy cơ gặp phải giúp bạn không bị lúng túng trước sức thay đổi theo hướng tiêu cực.

Danh sách các vấn đề sau đây có thể giúp bạn tìm ra nguy cơ mà bạn hoặc tổ chức sẽ gặp phải trong tương lai:

  • Bạn có phải đối phó với những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng sau này?
  • Liệu nhà cung ứng sẽ cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp theo mức giá hợp lý mà bạn có thể chấp nhận được?
  • Sự phát triển của công nghệ có ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp bạn?
  • Sự thay đổi về hành vi tiêu dùng của khách hàng có là mối bận tâm tới hoạt động của doanh nghiệp?
  • Xu thế của thị trường sau này có là thách thức cho doanh nghiệp trong tương lai?

Bạn đã có cách đối phó với những rủi ro tiềm tàng này chưa? Nếu chưa, hãy nhanh chóng vạch ra và triển khai những cách khả thi để giảm bớt độ nghiêm trọng. Hoặc né tránh (nếu được) những nguy cơ này.

xây dựng mô hình SWOT
Hướng dẫn xây dựng mô hình SWOT

>> Xem thêm: Mô hình ASK là gì? Cách áp dụng ASK trong đánh giá năng lực

8. Đối tượng thực hiện mô hình SWOT

Điểm mạnh và điểm yếu biểu thị cho yếu tố nội tại mà doanh nghiệp nào cũng đều sở hữu.

Hai yếu tố này có thể được doanh nghiệp kiểm soát bởi chúng gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh họ đang triển khai. Chẳng hạn như nguồn lực vật chất, con người, quy trình sản xuất, định hướng phát triển,…

Quản lý, sales, dịch vụ chăm sóc khách hàng và thậm chí là bản thân khách hàng cũng có thể đóng góp vào quá trình này. Ma trận SWOT giúp gắn kết đội nhóm và khuyến khích đội ngũ nhân viên tham gia lập kế hoạch, xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty.

SWOT Là Gì? Mô Hình SWOT Là Gì & Bước Phân Tích SWOT
Đối tượng thực hiện mô hình SWOT

Nếu bạn đang tự điều hành doanh nghiệp cũng đừng nên quá lo lắng. Bạn vẫn có thể tham khảo ý kiến từ bạn bè, những người biết về doanh nghiệp của bạn, kế toán hay thậm chí là nhà cung cấp. Quan trọng là có thể tập hợp nhiều góc nhìn khác nhau.

Doanh nghiệp có thể dùng ma trận SWOT để làm cơ sở đánh giá tình hình hiện tại và xác định chiến lược sắp tới một cách hiệu quả và phù hợp hơn. Nhưng mọi chuyện luôn thay đổi. Bạn cần liên tục đánh giá lại chiến thuật và triển khai ma trận SWOT mới 6 – 12 tháng một lần.

9. Kết luận

Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về SWOT là gì và áp dụng mô hình SWOT đúng chuẩn vào công cuộc xây dựng định hướng phát triển cho doanh nghiệp. Có thể việc nghiên cứu các chiến lược kinh doanh sẽ tốn thời gian và công sức, nhưng bạn hãy cứ tin Paroda đi, chắc chắn đây sẽ kiến thức bổ ích giúp doanh nghiệp bạn triển khai thành công các chiến lược kinh doanh và gia tăng lượng khách hàng tiềm năng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chúc các bạn thành công!

Đăng ký dùng thử