Con người là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên sự thành công của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, làm thế nào để phát huy hiệu quả yếu tố này ngay cả khi làm việc từ xa là vấn đề đang được nhiều nhà quản lý quan tâm. Để tìm câu trả lời cho vấn đề này, hãy cùng Paroda tìm hiểu 5 cách quản lý nhân sự từ xa hiệu quả cho mọi nhà quản lý.
MỤC LỤC NỘI DUNG
1. Sử dụng nền tảng quản lý nhân sự từ xa
Đi cùng với sự phát triển của công nghệ, nhiều công ty đã tung ra thị trường các nền tảng quản lý nhân sự từ xa nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của các doanh nghiệp. Các nền tảng quản lý nhân sự từ xa giúp doanh nghiệp:
- Đảm bảo an toàn nhân viên trong mùa dịch
- Dễ dàng theo dõi và quản lý hiệu suất công việc
- Tạo môi trường trao đổi, tương tác trên phần mềm
- Tiết kiệm chi phí quản lý từ xa
Để tránh tình trạng “xa mặt cách lòng”, chậm tiến độ công việc, các doanh nghiệp đều cần trang bị cho mình một phần mềm quản lý nhân viên online. Một trong số những phần mềm được đánh giá cao hiện này có thể kể đến Paroda. Đây là phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hiệu quả nhân sự mọi lúc mọi nơi.
Paroda HRM sở hữu hàng loạt các tính năng hữu ích, hỗ trợ 100% các đầu việc từ xa. Cụ thể:
1.1. Chấm công online trên thiết bị di động
Làm việc từ xa giúp người lao động không cần phải tới địa điểm chấm công. Tuy nhiên, điều này lại gây nên bất tiện với doanh nghiệp. làm thế nào để nhà quản lý theo dõi được thời gian ra vào và hiệu suất công việc của người lao động khi làm việc từ xa?
Với Paroda HRM, nhà quản lý có thể cài đặt thời gian chấm công trên hệ thống. Khi đó người lao động có thể đăng nhập vào các thiết bị di động để thực hiện chấm công đúng thời gian. Theo đó, tính năng này cho phép kiểm soát được thời gian làm việc, công việc được giao, công việc hoàn thành.
1.2. Đồng bộ dữ liệu nhanh chóng lên hệ thống
Không cần làm việc trực tiếp, người lao động và nhà quản lý đều có thể theo dõi được công việc ngay trên phần mềm quản lý nhân sự từ xa. Bất cứ thao tác nào được cập nhật trên phần mềm đều sẽ hiển thị trên hệ thống. Tức là người lao động thực hiện công việc và cập nhật. Người quản lý sẽ nhận được thông báo và có thể xem lại các thao tác đó trên hệ thống.
Bằng cách này, dữ liệu sẽ được lưu trữ lâu dài thích hợp với mọi quy mô nhân sự. Mọi hoạt động đều được phân quyền và thông báo cho nhà quản lý, nhân viên giúp tiết kiệm tối đa thời gian xử lý công việc.
1.3. Hỗ trợ cả hai phiên bản trên máy tính và các thiết bị di động
Không chỉ có trong thời gian giãn cách, doanh nghiệp mới cần đến phần mềm quản lý nhân sự từ xa như Paroda HRM. Có thể thấy được việc làm việc online đã mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp mà chính người lao động. Do đó, rất có thể đây sẽ trở thành xu hướng làm việc trong tương lai.
Bên cạnh đó, tùy theo tính chất công việc, một số vị trí như nhân viên kinh doanh thường xuyên phải di chuyển, công tác. Vì vậy, phần mềm quản lý hỗ trợ được cả máy tính và điện thoại sẽ xóa bỏ khó khăn khi cần chấm công, điều tiết công việc từ xa.
>> Xem thêm: Các hình thức chấm công trong doanh nghiệp hiện nay
2. Quản lý nhân sự từ xa bằng phân quyền cho nhân viên
Khi sử dụng phần mềm quản lý nhân sự từ xa, mỗi nhân viên sẽ có một tài khoản riêng và được phân chia những quyền riêng phù hợp với vị trí công việc của mình.
Ví dụ, nhân viên thu ngân sẽ chỉ xem được giá bán lẻ mà không xem được giá nhập và giá buôn của sản phẩm, nhân viên kế toán sẽ xem được các giao dịch thu chi, cửa hàng trưởng sẽ chỉ xem được số liệu của cửa hàng mình quản lý mà không xem được cửa hàng khác. Việc phân quyền rõ ràng như vậy vừa giúp bảo mật thông tin vừa giúp nhân viên thao tác trên phần mềm dễ dàng hơn và tập trung hơn vào công việc của mình.
3. Tạo môi trường giao tiếp thường xuyên
Với sự phát triển của công nghệ, giờ chúng có thể dễ dàng thiết lập một cuộc họp trực tuyến dễ dàng. Chỉ cần truy cập vào đường link hay một ứng dụng là bạn đã có thể tổ chức được một cuộc họp với quy mô không giới hạn.
Trên thực tế, việc tổ chức một cuộc họp qua video còn đơn giản hơn là sắp xếp một cuộc họp trực tiếp. Bạn hãy đảm bảo sự tham gia tích cực của mọi thành viên. Bởi họp và làm việc online khiến mức độ tương tác giữa các cá nhân bị giảm đi đáng kể. Những nhân viên làm việc từ xa cũng cần phải cảm thấy sự phát triển của mình được doanh nghiệp xem xét một cách nghiêm túc. Vì vậy, các buổi họp định kỳ để thảo luận về tiến độ và hiệu suất công việc là vô cùng cần thiết.
4. Đặt ra các quy định làm việc từ xa mới
Các chính sách làm việc mới cũng đồng nghĩa với việc phải sửa đổi hợp đồng để đưa ra các phạm vi với cả nhân viên và người quản lý. Nhân viên cần phải hiểu rõ không chỉ các mục tiêu đặt ra cho họ, mà còn phải hiểu rõ định nghĩa thế nào là ‘thành công’ và ‘thất bại’. Doanh nghiệp cũng nên đưa ra những khuôn khổ kỷ luật, giúp nhân viên hiểu rõ những giới hạn và trách nhiệm của họ khi làm việc từ xa. Các chính sách khen thưởng và xử phạt cũng cần đặt ra thật rõ ràng.
5. Giao đúng người đúng việc
Việc đầu tiên của việc lên kế hoạch và quản lý nhân sự từ xa là quyết định nhân viên có đủ khả năng kèm tính chất công việc có thể thực hiện từ xa. Sẽ có những nhân viên phù hợp với việc thực hiện công việc tại bất cứ đâu ngoài văn phòng. Theo các phân tích từ Gallup, hơn một nửa (khoảng 55%) số công việc tại Mỹ khoảng 55% phù hợp làm tại bất cứ đâu.
Cũng sẽ có những nhân viên cảm thấy phù hợp với việc có mặt tại văn phòng mỗi ngày hơn là có thể linh động làm việc tại nhiều nơi khác. Thực tế cho thấy nhiều người lao động không cảm thấy đủ tin tưởng về hiệu quả công việc khi làm việc tại nhà hay bất cứ đâu ngoài văn phòng.
6. Kết luận
Dù làm việc tại văn phòng hay từ xa, nhà quản lý cũng cần một phương pháp phù hợp để đảm bảo hiệu quả và tiến độ công việc ngay cả khi không thể tổ chức làm việc tập trung. Đây chính là cốt lõi cần hướng đến của mọi cách quản lý nhân sự từ xa. Hy vọng những chia sẻ trên của Paroda đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích. Chúc bạn thành công!
Bài viết liên quan
Work From Home là gì? – Xu hướng làm việc của tương lai
Work From Home là hình thức làm việc tại nhà phổ biến hiện nay, được [...]
Th5
KPI và OKR: So sách sự khác nhau giữa KPI và OKR và cách áp dụng 2 chỉ tiêu hiệu quả
KPI và OKR là những cụm từ đã quá quen thuộc và được sử dụng [...]
Th5
OKR là gì? Cách áp dụng OKR trong doanh nghiệp
OKR được biết đến là một trong những phương pháp quản trị mục tiêu hiệu [...]
Th5
4 nhóm tính cách DISC là gì? Cách đọc biểu đồ DISC và ứng dụng DISC vào quản trị doanh nghiệp
Nhóm tính cách DISC là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp có thể phân tích [...]
Th5
Tháp nhu cầu Maslow là gì? Cách ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh, marketing và nhân sự
Tháp nhu cầu Maslow là công cụ hữu hiệu giúp các nhà quản trị doanh [...]
Th4
Lợi ích và tiêu chí lựa chọn phần mềm quản lý doanh nghiệp hiệu quả
Quản lý doanh nghiệp hiệu quả có nghĩa là các nhà quản lý phải nâng [...]
Th9