Nhân lực là tài sản quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp. Bởi vậy việc quản lý nguồn nhân lực trở thành vấn đề cần được mỗi đơn vị quan tâm, hết sức lưu ý mới giúp công việc luôn được thực hiện và hoản thành tốt. Xác định được chức năng, vai trò của quản lý nguồn nhân lực giúp các doanh nghiệp chủ động trong thực hiện, duy trì được hoạt động ổn định cho tổ chức của mình tốt như mong đợi. Cùng Paroda tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
MỤC LỤC NỘI DUNG
1. Quản lý nguồn nhân lực là gì?
Quản lý nguồn nhân lực là gì? Quản lý nguồn nhân lực là quá trình thực hiện các chiến lược nhất quán để quản lý con người trong một tổ chức như hoạch định, tổ chức, điều phối và quản lý nhân viên nhằm thực hiện tầm nhìn sứ mệnh, mục tiêu và mang lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp. Việc này cũng bao gồm tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, tạo động lực thúc đẩy và giữ chân nhân viên.
Đồng thời, quản lý nguồn nhân lực cũng quan tâm đến sự thay đổi tổ chức và duy trì quan hệ tốt đẹp với nhân viên, cân bằng giữa các hoạt động trong tổ chức cùng các chính sách phù hợp với luật pháp của chính phủ.
>> Xem thêm: Phần mềm nhân sự online: Giải pháp chuyển đổi số hiệu quả cho doanh nghiệp
2. Các chức năng của quản lý nguồn nhân lực
Chức năng của quản lý nguồn nhân lực bao gồm: tuyển dụng nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực, giữ chân nguồn nhân lực,… Dưới đây chúng ta sẽ đi vào chi tiết các chức năng trên.
2.1. Chức năng tuyển dụng nguồn nhân lực
Tuyển dụng là quá trình xác định khoảng trống nhân tài trong công ty và tìm người phù hợp để lấp đầy các vị trí đó. Có bốn giai đoạn trong quy trình tuyển dụng nhân viên:
- Phân tích công việc – Thông qua mô tả công việc, bộ phận HRM có nhiệm vụ xác định các yêu cầu cần thiết cho một vị trí cụ thể mà công ty đang tuyển dụng
- Tìm kiếm ứng viên – Điều này bao gồm các cách thức khác nhau mà một công ty sử dụng để thu hút các ứng viên tiềm năng cho một vị trí nhất định
- Sàng lọc và lựa chọn – Đây là quá trình đánh giá dựa trên kỹ năng, trình độ, năng lực và kinh nghiệm liên quan đến công việc để lựa chọn những ứng viên tiềm năng nhất
- Lựa chọn ứng viên phù hợp – Khi ứng viên phù hợp nhất đã được chọn, bước tiếp theo là ký kết hợp đồng và phổ biến cho ứng viên về các chế độ của công ty để ứng viên hiểu rõ.
2.2. Chức năng đào tạo nguồn nhân lực
Chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được thực hiện thông qua việc tổ chức đào tạo, tạo điều kiện để người lao động nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng nhằm phát huy năng lực tối đa. Do đó cung cấp giá trị lớn hơn cho doanh nghiệp.
Các công việc để đảm bảo chức năng đào tạo nguồn nhân lực như sau:
- Có hoạt động hướng nghiệp cụ thể
- Có huấn luyện, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực
- Cập nhật kiến thức
- Nhằm hướng tới hoạt động phát triển nghề nghiệp.
2.3. Chức năng giữ chân nguồn nhân lực
Sau khi có cho mình một đội ngũ nhân lực tài năng và lành nghề, nhà quản trị cần phải xem xét đến cả những hoạt động liên quan đến sử dụng và duy trì nguồn nhân lực một cách ổn định và có hiệu quả nhất.
Để thực hiện chức năng này, những hoạt động dưới đây là cần thiết trong quá trình quản lý nguồn nhân lực:
- Khuyến khích, động viên
- Đánh giá, khen thưởng, kỷ luật
- Phát triển mối quan hệ lành mạnh giữa tập thể người lao động và lãnh đạo doanh nghiệp
- Có những đãi ngộ vật chất và phi vật chất xứng đáng với người lao động
>> Xem thêm: Smart KPI là gì? Hướng dẫn xây dựng Smart KPI trong doanh nghiệp hiệu quả
3. Mục tiêu của quản lý nguồn nhân lực
Mục tiêu của quản lý nguồn nhân lực là xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp, quan tâm đến sự phát triển của nhân viên, bảo vệ họ khỏi sự phân biệt đối xử. Đảm bảo từng người, từng bộ phận làm việc theo đúng mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra.
Đồng thời tìm ra những phương pháp hiệu quả để giáo dục nhân viên và thực thi chính sách của công ty.
Trong đó, quản lý nhân sự trong doanh nghiệp hướng đến những mục đích chính sau đây:
- Mục tiêu kinh tế: Giúp doanh nghiệp sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn lực con người, để từ đó tăng hiệu suất và chất lượng công việc, góp phần gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
- Mục tiêu xã hội: Các biện pháp đưa ra nhằm giúp người lao động ý thức được trách nhiệm về đạo đức xã hội, góp phần làm cho xã hội ngày càng phát triển và văn minh. Điều này cũng bao gồm các vấn đề pháp lý về điều kiện làm việc bình đẳng, giúp làm giảm tỷ lệ thất nghiệp của đất nước.
- Mục tiêu của tổ chức: Đảm bảo hiệu quả vận hành của một tổ chức. Quản lý task công việc của nhân viên một cách minh bạch và hiệu quả. Điều này bao gồm cung cấp chương trình đào tạo, thuê đúng số lượng nhân viên cho một nhiệm vụ nhất định hoặc duy trì tỷ lệ giữ chân nhân viên cao.
- Mục tiêu chức năng: Những hướng dẫn, lời khuyên và khuyến khích các nhân viên hoàn thành công việc hiệu quả, đồng thời luôn có trách nhiệm cống hiến và phục vụ cho công ty một cách toàn tâm, toàn ý nhất.
- Mục tiêu cá nhân: Hỗ trợ các mục tiêu cá nhân của mỗi nhân viên. Điều này bao gồm việc cung cấp cơ hội học tập hoặc phát triển nghề nghiệp cũng như duy trì sự hài lòng của nhân viên.
Tất cả những mục tiêu nhỏ trên đều hướng đến mục tiêu lớn nhất là sử dụng nhân viên hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro và tối đa hóa lợi tức đầu tư (ROI).
>> Xem thêm: ROI là gì? Cách tính ROI hiệu quả trong SEO, Content và Marketing
4. Vai trò của quản lý nguồn nhân lực
Quản lý nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp. Những vai trò chính của quản lý nguồn nhân lực như sau:
4.1. Đưa ra các chính sách duy trì, bồi dưỡng nhân lực
Thông qua việc quản lý nhân viên giúp hiểu rõ được các vấn đề còn tồn tại, cần được khắc phục, hay những thế mạnh cần được duy trì và phát triển. Lúc đó việc xây dựng chính sách cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp được thực hiện tốt như yêu cầu. Qua những chính sách phù hợp thì việc phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ tốt cho đòi hỏi công việc, cũng đảm bảo phù hợp với quy định và chính sách hiện hành của Nhà nước.
4.2. Cố vấn cho bộ phận quản lý nhân sự
Quản lý nguồn nhân lực là công cụ hữu ích để tư vấn, đưa ra những phương án, những giải pháp thích hợp để doanh nghiệp xử lý vấn đề đang tồn tại về mặt nhân sự. Từ đó việc thiếu hụt nhân viên, không hoàn thành được mục tiêu đã đề ra sẽ được giải quyết tốt, không xuất hiện gây ra bất kì cản trở nào cho doanh nghiệp.
4.3. Cầu nối giữa lãnh đạo và người lao động
Quản trị nguồn nhân lực giúp lãnh đạo của công ty tiếp cận, tìm hiểu về một hoặc một bộ phận nhân viên được thực hiện tốt khi cần. Thông qua đó lãnh đạo của doanh nghiệp dễ dàng trong việc đưa ra những quyết định, điều chỉnh phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả trong tình hình thực tế. Nắm bắt được về thông tin của nhân viên thông qua hồ sơ, trình độ chuyên môn, năng lực thực tế,… thì việc điều chuyển, phân công việc trở nên đơn giản hơn.
4.4. Giúp kiểm tra nhân lực
Bộ phận làm công việc quản lý nguồn nhân lực có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra nguồn nhân lực của công ty thông qua việc quản lý hồ sơ, hay tuyển dụng, hoặc khen thưởng, tiến hành đánh giá kết quả lao động,… Từ việc kiểm tra, đánh giá đó sẽ đưa ra những giải pháp, chính sách và quyết định thích hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Đảm bảo việc đưa ra mức lương thưởng thích hợp để thúc đẩy, động viên người lao động kịp thời. Vai trò trong việc kiểm tra nhân lực vô cùng quan trọng giúp duy trì hoạt động ổn định ở mục tiêu đã đề ra, đồng thời cũng giúp ban lãnh đạo của công ty khai thác hiệu quả từng người lao động.
>> Xem thêm: HRIS là gì? Chức năng và cách ứng dụng hệ thống thông tin nhân sự
5. Giải pháp quản lý nguồn nhân lực với Paroda HRM
Trước đây, việc quản lý nguồn nhân lực chủ yếu được xử lý qua những giấy tờ, văn bản hay file excel truyền thống. Thế nhưng, với những doanh nghiệp lớn hàng trăm, hàng ngàn nhân viên, làm thế nào để nhà quản trị nắm được nhất nhất mọi hoạt động của mỗi nhân viên? Dựa vào đâu để nhà quản trị biết được nhân sự của mình đang làm không tốt, đang quá tải công việc hoặc đang đảm nhiệm lượng công việc chưa phù hợp với năng lực…?
Bộ giải pháp quản trị nhân sự toàn diện – Paroda HRM đang là giải pháp công nghệ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để quản trị nguồn nhân lực chuyên nghiệp và tinh gọn hơn. Phần mềm bao gồm nhiều phân hệ cho phép người dùng giải quyết mọi bài toán nhân sự trong thời đại 4.0:
5.1. Quản lý tuyển dụng
- Cập nhật hồ sơ ứng viên để đồng bộ lên phần mềm
- Lưu trữ toàn bộ lịch sử chăm sóc ứng viên và các CV không đạt để có kế hoạch chăm sóc, phục vụ cho các chiến dịch khác
- Tự động cập nhật báo cáo real-time để nhà quản lý đánh giá hiệu quả từng kênh tuyển dụng cũng như hiệu suất làm việc của các chuyên viên tuyển dụng.
5.2. Quản lý thông tin nhân sự
- Số hóa toàn bộ thông tin nhân sự (Hợp đồng, bảo hiểm, thời gian làm việc…), lưu trữ dữ liệu tập trung trên hệ thống quản lý hồ sơ nhân sự. Nhà quản lý có thể tra cứu, truy xuất thông tin nhanh chóng, dễ dàng
- Nắm được tình trạng làm việc của nhân sự, giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quan hơn về biến động nhân sự để đưa ra phương án ổn định.
5.3. Quản lý chấm công hiệu quả
- Kết nối, đồng bộ dữ liệu máy chấm công ở mọi chi nhánh với thời gian chấm công thực tế
- Tính năng chấm công qua định vị GPS. Chỉ cần cài địa điểm chấm công GPS thông minh, người dùng có thể dễ dàng chấm công ngay trên Smartphone
- Theo dõi chi tiết tình hình chấm công của nhân viên, xem bảng lương online giúp tiết kiệm tối đa thời gian cho nhà quản lý.
5.4. Quản lý tiền lương
- Tự động cập nhật vào bảng công để xuất ra bảng lương
- Kết nối các phân hệ khác như KPI, doanh số, đơn từ… để tổng hợp dữ liệu tính lương, rút ngắn quá trình tính toán thủ công dễ sai sót và tốn nhiều thời gian. Chốt bảng lương và phê duyệt trực tuyến nhanh chóng.
Quản lý nguồn nhân lực có chức năng, có những vai trò nhất định đối với từng tổ chức. Doanh nghiệp quan tâm tới nguồn nhân lực ảnh hưởng tới thành bại trong quá trình hoạt động kinh doanh ở bất kì lĩnh vực nào. Có phương pháp quản lý nguồn nhân lực hiệu quả và phù hợp để duy trì hoạt động ổn định, phát triển đi lên cho doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết trên, Paroda đem đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất.
>> Xem thêm các bài viết khác:
Bài viết liên quan
Offboarding là gì? Cách xây dựng quy trình nghỉ việc chi tiết
Offboarding là gì? Đây là một câu hỏi phổ biến và cũng là thuật ngữ [...]
Th8
Top 13 phần mềm chấm công online miễn phí tốt nhất
Phần mềm chấm công nhân viên hiện là một giải pháp quản lý toàn diện [...]
Th4
Truyền thông nội bộ là gì? Cách xây dựng chiến lược truyền thông nội bộ hiệu quả
Hiểu được truyền thông nội bộ giúp doanh nghiệp xây dựng một môi trường làm [...]
Th12
Quản lý tiền lương là gì? Các bước tối ưu quy trình quản lý tiền lương
Để sử dụng hiệu quả sức lao động, tiết kiệm chi phí, tăng tích lũy, [...]
Th11
Quy trình quản lý hồ sơ nhân sự hiệu quả dành cho mọi doanh nghiệp
Quản lý hồ sơ nhân sự là một trong những bước quan trọng giúp nhà [...]
Th9
Lương 3P là gì? Cách triển khai hệ thống lương 3P chính xác cho doanh nghiệp
Lương 3P là phương pháp trả lương ngày càng được nhiều doanh nghiệp áp dụng. [...]
Th9