Work From Home là hình thức làm việc tại nhà phổ biến hiện nay, được nhiều doanh nghiệp, công ty và nhân viên sử dụng. Vậy Work From Home là gì? Tại sao nó được gọi là xu hướng làm việc của tương lai? Chúng ta hãy cùng Paroda tìm hiểu rõ hơn về xu hướng làm việc “mới mà không mới” này trong bài viết hôm nay nhé!
MỤC LỤC NỘI DUNG
- 1. Xu hướng làm việc của tương lai – Work From Home là gì?
- 2. Lợi ích của Work From Home là gì?
- 3. Hạn chế của Work From Home là gì?
- 4. Sự khác biệt giữa Work At Home và Work From Home là gì?
- 5. Những việc cần chuẩn bị để Work From Home hiệu quả
- 6. Doanh nghiệp Work From Home như thế nào để hiệu quả?
- 7. Giải pháp quản lý toàn diện và hiệu quả cho các doanh nghiệp Work From Home
1. Xu hướng làm việc của tương lai – Work From Home là gì?
1.1. Work From Home là gì?
Work From Home là gì? Work From Home (viết tắt là WFH/ wfh) dịch sang tiếng Việt nghĩa là “làm việc từ xa” hay “làm việc tại nhà” hay “làm việc online”. Dễ hiểu hơn thì WFH là hình thức làm việc tại nhà hay tại những địa điểm khác văn phòng, công ty, doanh nghiệp.
Hình thức làm việc này không yêu cầu nhân viên làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp. Thông thường, các đơn vị triển khai hình thức WFH cho toàn bộ nhân viên hay một số vị trí trong những trường hợp đặc biệt.
Tuy nhiên, thuật ngữ này trở thành xu hướng nổi bật nhất là vào mốc năm 2020 vì nhiều doanh nghiệp đã phải cho nhân viên nghỉ việc hay như làm việc tại nhà tránh việc lây lan dịch bệnh. Thoạt nghe về hình thức làm việc này bạn thấy được tính chất thoải mái không gò bó nhưng cũng có cám dỗ đi kèm. Các bạn có thể làm việc bị mất tập trung, xao nhãng bởi các yếu tố xung quanh.
Những công việc WFH hiệu quả:
- Lập trình viên
- Thiết kế đồ hoạ
- Chuyên viên nội dung
- Dựng video
- Biên phiên dịch
- Marketing
- Giáo viên trực tuyến
- Bán hàng online
- Affiliate Marketing
- Youtuber/ Vlogger
- …
>> Xem thêm: Giải pháp làm việc từ xa hiệu quảcho doanh nghiệp
1.2. Tại sao nói Work From Home là xu hướng làm việc trong tương lai?
Trước đây, các nhà quản lý thường không khuyến khích hình thức làm việc từ xa. Bởi vì, họ cho rằng hiệu suất làm việc mà loại hình này mang lại không cao. Tuy nhiên, theo các khảo sát những nhân viên làm việc theo mô hình WFH có thể mang đến hiệu quả làm việc khá khả quan.
Cụ thể:
- Nhân viên làm việc tại nhà có thời gian làm việc gấp 1.4 lần so với nhân viên làm việc tại văn phòng. Nếu tính theo thời gian cả năm, WFH giúp tăng thêm 17 ngày.
- Nhân viên WFH có thời gian nghỉ giải lao trung bình dài hơn nhân viên tại văn khoảng khoảng 22 phút. Tuy nhiên họ lại có thể làm thêm khoảng 10 phút hàng ngày.
- Thời gian hao phí trung bình của những nhân viên làm việc tại văn phòng là khoảng 37 phút/ ngày, của các nhân viên WFH là chỉ khoảng 27 phút.
- 15% nhân viên work from home cho rằng cấp trên làm họ bị mất tập trung trong quá trình làm việc. Đối với nhân viên tại văn phòng số liệu này là 22%.
Đến năm 2025, ước tính khoảng 70% lực lượng lao động sẽ làm việc từ xa ít nhất năm ngày một tháng (theo Forbes). Đại dịch Covid 19 đã khiến doanh nghiệp phải thay đổi hình thức làm việc. Chính sự thay đổi này đã tác động trực tiếp tới nhận thức và trải nghiệm của người lao động cũng như doanh nghiệp với loại hình làm việc này.
Theo khảo sát của Garter cho thấy hơn 2/3 (74%) có kế hoạch chuyển vĩnh viễn nhân viên sang làm việc từ xa sau khi cuộc khủng hoảng Covid-19 kết thúc. Từ đó, có thể thấy được sự dịch chuyển mạnh mẽ trong cách làm việc của doanh nghiệp và người lao động. Chắc chắn, đây sẽ là mô hình làm việc phổ biến trong tương lai.
>> Xem thêm: Work From Home: Giao việc từ xa – hiệu quả tối đa
2. Lợi ích của Work From Home là gì?
Hình thức làm việc mới WFH mang đến nhiều lợi ưu điểm nổi bật dành cho nhân viên và doanh nghiệp. Vậy lợi ích cụ thể của Work From Home là gì?
2.1. Tiết kiệm thời gian và chi phí
Về phía doanh nghiệp, lợi ích rõ ràng nhất của remote working chính là tiết kiệm chi phí. Bởi khi nhân viên làm việc tại nhà, các doanh nghiệp sẽ không phải chịu tổn thất về thiết bị, các chi phí điện, nước và có thể tiết kiệm được diện tích văn phòng.
Về phía các nhân viên, WFH có thể giúp tiết kiệm một khoản lớn chi phí đi lại như xăng xe, vé tàu, parking fee… Bên cạnh đó còn không phải tốn tiền mua sắm quần áo, make up khi đi làm hay gặp gỡ khách hàng, đối tác và các chi phí ăn uống ở văn phòng. Ngoài ra cũng không phải tốn thời gian di chuyển từ nhà đến công ty.
2.2. Cải thiện năng suất làm việc
Nhân viên làm việc tại văn phòng có nhiều áp lực hơn so với làm việc tại nhà. Với hình thức WFH, nhân viên không phải di chuyển đến văn phòng. Từ đó họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, tinh thần làm việc cao hơn giúp hoàn thành công việc nhanh chóng, chính xác hơn.
Ăn mặc thoải mái, không mất thời gian lựa trang phục hay makeup,… Giúp tiết kiệm được nhiều gian cho nhân viên và giúp họ tập trung hơn trong công việc.
Nhân viên WFH không bị các tiếng ồn xung quanh, đồng nghiệp, chuông điện thoại,… làm phiền. Điều này khiến họ tập trung trí não, tinh thần làm việc tốt nhất để xử lý công việc.
2.3. Đa dạng về nguồn nhân lực cho công ty
Đối với hình thức làm việc từ xa, thì khoảng cách địa lý không còn là vấn đề. Doanh nghiệp có thể tận dụng nhân lực phù hợp ở bất cứ đâu. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội tìm kiếm ứng viên phù hợp với mình.
2.4. Đảm bảo an toàn cho nhân viên
Một trong những đáp án cho câu hỏi lợi ích của WFH là gì chính là đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho các nhân viên. Không chỉ là hạn chế được các rủi ro trên đường đi, hình thức WFH còn là sự lựa chọn hoàn hảo trong thời điểm dịch bệnh đang hoành hành. Việc hạn chế sự tiếp xúc giữa người với người trên công ty chính là đang tuân thủ các quy tắc cần thiết, hưởng ứng phong trào chống dịch.
Song song với các ưu điểm, WFH cũng tồn tại một số nhược điểm cần được nhắc đến. Làm việc tại nhà chắc chắn sẽ hạn chế sự kết nối giữa các nhân viên với nhau cũng như giữa cấp trên và cấp dưới. Có rất nhiều công việc cần sự tranh luận, đàm phán trực tiếp mà làm việc từ xa vẫn còn khá hạn chế về điều này. Để triển khai hình thức Work From Home đạt hiệu quả, còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện về công nghệ cũng như sự tự giác của các nhân viên khi làm việc tại nhà.
>> Xem thêm: Giao tiếp nội bộ giúp nhân viên làm việc hiệu quảvới Paroda Workplace
3. Hạn chế của Work From Home là gì?
Bên cạnh các lợi ích của WFH cũng có nhiều điểm hạn chế nếu không khắc phục được sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vậy hạn chế của WFH là gì?
- Dễ khiến cho nhân viên tự cô lập, thiếu tính chủ động, giảm sự chuyên nghiệp trong cách xử lý các vấn đề công nghiệp.
- Một số trường hợp nhân viên không quản lý tốt công việc cũng như thời gian. Họ thường dễ rơi vào tình trạng làm việc không hiệu quả.
- WFH thường xuyên có thể dẫn đến sự mất kết nối giữa tập thể nhân viên. Từ đó khiến cho tinh thần teamwork kém, không có sự phối hợp ăn ý trong công việc.
4. Sự khác biệt giữa Work At Home và Work From Home là gì?
Chúng ta vẫn thường nghe đến Work At Home và Work From Home sử dụng rất nhiều hiện nay, nhưng thực chất hai thuật ngữ này có giống nhau 100% không? Bên cạnh giải đáp về thuật ngữ WFH là gì, ngay bây giờ mời các bạn cùng tìm hiểu và phân biệt chúng cùng với Paroda nhé!
4.1. Work At Home là gì?
Work at home cũng là làm việc tại nhà, nhưng không phải là chuyển từ công việc offline sang công việc online, mà tính chất công việc là làm tại nhà. Nhiều khi, chúng ta cũng có thể thấy sự tương đồng giữa work from home và work at home.
4.2. Phân biệt Work At Home và Work From Home
Nhìn chung, hai thuật ngữ này đều chỉ công việc không cần đến công ty. Nhưng work at home thường liên quan đến công việc kinh doanh hơn. Còn công việc work from home chính xác là làm việc từ xa, vẫn làm việc cho tổ chức, doanh nghiệp bởi tình hình khách quan không thể đến văn phòng được.
>> Xem thêm: Phần mềm quản lý công việc hiệu quả cho doanh nghiệp
5. Những việc cần chuẩn bị để Work From Home hiệu quả
Hình thức làm việc còn khá mới mẻ và chưa được khai thác để áp dụng hiệu quả nhất. Vậy doanh nghiệp, công ty, cá nhân cần chuẩn bị gì khi WFH?
5.1. Đối với doanh nghiệp
- Doanh nghiệp phải xác định rõ lý do phải WFH, mục đích áp dụng WFH, vấn đề phát sinh khi WFH (Chấm công, quản lý hiệu quả công việc, cách tính lương,…) và cách giải quyết.
- Phân loại từng hạng mục. Xác định cái nào cần làm online trước, cái nào có thể chuyển từ offline sang online,..
- Trang bị cho nhân viên khi làm việc từ xa: Laptop, điện thoại, tài khoản phục vụ cho WFH,…
- Biện pháp kiểm soát nhân viên trên hệ thống khi WFH là gì? Doanh nghiệp cần ghi nhật ký tương tác của nhân viên (Online bằng thiết bị gì, vào thời gian nào, làm gì trên hệ thống,…), tương tác đầu và cuối trong ngày dùng để chấm công.
- Quản lý qua công cụ chat: Zalo, Skype, Viber, tài khoản phải sáng, gọi phải trả lời trong khoảng thời gian nhất định.
- Dùng Google Sheet để theo dõi các báo cáo kết quả công việc trong ngày, KPI trong ngày.
- Thông báo mức lương, thưởng cũng như phạt khi đạt hoặc không đạt công việc khi WFH.
5.2. Đối với cá nhân
- Thiết kế khu vực làm việc thoải mái, thoáng đãng nhằm tạo nguồn cảm hứng và sự tập trung khi làm việc.
- Kiểm tra chất lượng đường truyền mạng, wifi, internet,…
- Lên kế hoạch công việc và thực hiện quản lý thời gian hiệu quả. Nên duy trì thói quen ngủ nghỉ và điểm danh đúng giờ.
- Hoàn thành đủ checklist công việc mỗi ngày
- Chăm sóc và duy trì sức khỏe thể chất, tinh thần tốt.
- Thường xuyên check mail cấp trên, đối tác và khách hàng.
- Tương tác đầy đủ với đồng nghiệp.
>> Xem thêm: Phần mềm nhân sự online – Giải pháp chuyển đổi số hiệu quả cho doanh nghiệp
6. Doanh nghiệp Work From Home như thế nào để hiệu quả?
- Lập danh sách theo dõi tiến độ công việc và công việc
Để đảm bảo tiến độ công việc, bạn hãy lập ra danh sách những công việc cần phải làm và phân bổ thời gian cho phù hợp. Chia công việc tới những cá nhân liên quan trong doanh nghiệp. Ngoài ra, yêu cầu nhân viên thường xuyên báo cáo công việc của mình cũng không kém phần quan trọng.
- Thiết lập giờ làm việc
Để nâng cao chất lượng làm việc của nhân viên, nhà quản lý cần có khung giờ làm việc cố định cho nhân viên như thời gian làm việc tại văn phòng. Ví dụ, trước dịch văn phòng của bạn bắt đầu làm việc từ 8h30 – 17h30, hãy duy trì giờ giấc đó để giữ vững tác phong làm việc của nhân viên.
- Chuẩn bị đầy đủ thiết bị và đường truyền ổn định
Cần chuẩn bị đầy đủ thiết bị và dụng cụ cần thiết phục vụ cho công việc như sạc laptop, laptop, ổ cắm điện, chuột không dây… và nước uống nhé! Có như vậy mới có thể giúp bạn hạn chế việc phải di chuyển nhiều, làm gián đoạn công việc và gây mất tập trung.
- Luôn luôn giữ kết nối
Giữ kết nối đóng vai trò vô cùng quan trọng khi Work From Home. Bởi trong lúc làm việc chúng ta cần tương tác, trao đổi cũng như kiểm tra tiến độ công việc.
- Xây dựng quy trình Work From Home phù hợp
Không chỉ khi làm việc tại văn phòng chúng ta mới cần có quy trình. Khi làm việc từ xa quy trình làm việc đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Dựa vào đó, người quản lý cũng như nhân viên có thể dễ dàng bám sát tiến độ công việc
- Ứng dụng phần mềm vào quản trị công việc, dự án
Để có thể duy trì công việc cũng như đảm bảo tiến độ công việc khi làm việc từ xa, thì một phần mềm quản trị công việc là không thể thiếu. Trên những phần mềm này, bạn có thể tạo dự án, theo dõi tiến độ và đánh giá chất lượng công việc.
>> Xem thêm: Multitasking là gì? Lợi ích mang lại khi thực hiện Multitask hiệu quả
7. Giải pháp quản lý toàn diện và hiệu quả cho các doanh nghiệp Work From Home
Dịch Covid-19 là thời điểm giúp mọi người nhận ra cần phải sớm thích nghi với sự chuyển dịch của công nghệ. Không thể nhìn thấy khó khăn mà không quyết định thay đổi. Sớm hay muộn doanh nghiệp cũng sẽ phải áp dụng chuyển đổi số và làm việc từ xa là một trong số đó.
Doanh nghiệp khi thực hiện Work From Home, làm thế nào để quản lý nhân sự, công việc,…? Ứng dụng phần mềm SaaS như Paroda vào quản trị là giải pháp thiết thực mang ý nghĩa bền vững của nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Paroda với 3 phân hệ chính:
- Quản trị khách hàng và phát triển kinh doanh toàn diện – Paroda Sales
- Quản trị công việc, quy trình và dự án toàn diện – Paroda Workplace
- Quản trị và phát triển nhân sự toàn diện – Paroda HRM
Nền tảng Paroda được đánh giá là bộ công cụ toàn diện để Work From Home hay quản trị doanh nghiệp từ xa. Phần mềm được thiết kế để thích ứng với kỳ mô hình kinh doanh nào, sở hữu nhiều tính năng nổi bật:
- Quản lý tập trung, chuyên nghiệp trên một nền tảng: Chủ doanh nghiệp vừa có thể quản lý, giám sát tiến độ dự án, công việc vừa có thể tương tác, trao đổi nội bộ với các bộ phận tham gia thực hiện.
- Kiểm soát công việc từ xa: Phần mềm giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ hiệu suất và chất lượng công việc của từng cá nhân, phòng ban thực hiện để đảm bảo tiến độ dự án và kịp thời phát hiện những điểm nóng phát sinh.
- Tiết kiệm thời gian – tối ưu chi phí vận hành: Lựa chọn 1 phần mềm đa nhiệm tổng thể không chỉ giúp doanh nghiệp vận hành thống nhất, đồng bộ mà còn tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành.
- Chấm công thông minh: Bằng cách chụp ảnh khuôn mặt thông qua app Paroda trên điện thoại để khai báo thời gian và địa điểm làm việc. Phần mềm hỗ trợ việc chấm công tại nhà, có khả năng thiết lập vị trí chấm công.
Phần mềm Paroda chính là công cụ quản trị toàn diện, hiệu quả cho các doanh nghiệp áp dụng Work from home.
Như vậy qua bài viết trên Paroda đã cùng bạn tìm hiểu về Work from home là gì cũng như làm thế nào để wfh hiệu quả. Dù quy trình ngắn hạn hay dài hạn, hình thức remote working vẫn tồn tại nhiều ưu điểm lẫn nhược điểm.
Các công ty cũng đang dần chuyển đổi để phù hợp hơn trong thời đại mới. Doanh nghiệp của bạn đừng bỏ lỡ bước chuyển mình này, hãy liên hệ ngay với Paroda để nhận được tư vấn áp dụng giải pháp phần mềm công nghệ thích hợp nhất với doanh nghiệp của mình nhé.
>> Xem thêm các bài viết khác:
Bài viết liên quan
Quy trình 5 bước lập kế hoạch chiến lược hiệu quả cho doanh nghiệp
Muốn phát triển tổ chức lớn mạnh, doanh nghiệp cần tận dụng thật nhiều cơ [...]
Th10
Mô hình 5M là gì? Tầm quan trọng của mô hình 5M trong quản lý doanh nghiệp
Mô hình 5M là phương pháp được nhiều nhà quản lý doanh nghiệp áp dụng. [...]
Th8
Leadership là gì? Những kỹ năng mà Leader cần phải có!
Leadership (kỹ năng lãnh đạo) là một thuật ngữ đã được sử dụng từ rất [...]
Th8
BCP là gì? Cách xây dựng Business Continuity Plan trong doanh nghiệp
BCP là gì? Business Continuity Plan – Kế hoạch kinh doanh liên tục, đây là [...]
Th8
Nguyên tắc Pareto là gì? Cách áp dụng nguyên tắc 80/20 trong kinh doanh hiệu quả
Nguyên tắc Pareto hay còn được gọi là quy tắc 80/20 thường được các chủ [...]
Th7
Nút thắt cổ chai – Bottleneck là gì? Gỡ rối về nút cổ chai trong doanh nghiệp
Nút thắt cổ chai – Bottleneck là một hiện tượng gây tắc nghẽn quy trình [...]
Th7