fbpx

B2B và B2C là gì? So sánh sự khác nhau giữa mô hình B2B và B2C

b2b và b2c

Có thể thấy được rằng, B2B và B2C đang là hai mô hình kinh doanh được áp dụng phổ biến nhất hiện nay trên thị trường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn gặp khó khăn để nhận viết sự khác nhau giữa B2B và B2C. Do đó, trong bài viết sau đây, Paroda sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về B2B và B2C cũng như là sự khác nhau giữa hai mô hình này.

1. Khái niệm về mô hình kinh doanh B2B và B2C là gì?

1.1. Mô hình B2B

B2B là viết tắt của “Business to Business”, có nghĩa là “Doanh nghiệp và doanh nghiệp”. Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ hình thức kinh doanh, buôn bán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Trong đó, các giao dịch thương mại giữa hai doanh nghiệp có thể là giao dịch giữa nhà cung cấp và nhà sản xuất, nhà sản xuất và nhà bán buôn hoặc nhà bán buôn và nhà bán lẻ.

mô hình B2B là gì
Mô hình B2B là gì?

Hiện tại, mô hình B2B được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng bởi những lợi ích đa dạng, sự đảm bảo và hiệu quả vượt trội mà họ nhận được. Tuy nhiên, để hoạt động kinh doanh diễn ra nhất quán, các nhà quản lý cần xây dựng một quy trình bán hàng hiệu quả và có thể tự mở rộng. Trong quy trình đó, những người đại diện có thể chốt giao dịch dựa trên các khuôn khổ được thiết lập sẵn.

Mô hình B2B ngày càng chiếm ưu thế khi các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. Đồng thời đây cũng là động lực phát triển của thương mại điện tử, từ đó giúp doanh nghiệp gia tăng năng lực cạnh tranh.

>> Xem thêm: 7 bước quy trình bán hàng B2B hiệu quả

1.2. Mô hình B2C

B2C là viết tắt của “Business to Customer”, có nghĩa là “Doanh nghiệp và khách hàng”. Có thể hiểu B2C là các giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng. Trong đó, đối tượng khách hàng của hình thức này là các cá nhân mua hàng.

Về cơ bản, mô hình này có thể áp dụng cho bất cứ doanh nghiệp nào hướng đến việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng.

mô hình b2c là gì
Mô hình B2C là gì?

So với B2B thì việc ra quyết định trong B2C khá đơn giản. Bởi vì các giao dịch không liên quan đến nhiều người và chỉ phải trải qua một bước duy nhất. Ngoài ra, B2C có thị trường mục tiêu khá lớn, bạn sẽ phải phục vụ hàng triệu người tiêu dùng. Do đó bạn cần nỗ lực biến người “mua sắm” thành người “mua hàng”.

2. So sánh B2B và B2C

2.1. So sánh đặc điểm mô hình kinh doanh B2B và B2C

2 mô hình B2B và B2C phổ biến hiện nay khiến không ít nhà quản lý băn khoăn vì chưa xác định rõ các yếu tố khách hàng, cách hoạt động, cách marketing. Vậy hãy cùng xem sự khác nhau giữa B2B và B2C là gì nhé!

Sau đây là bảng so sánh B2B và B2C:

Tiêu chí so sánhB2BB2C
Đối tượng khách hàngDoanh nghiệp, công ty mua hàng số lượng lớn với mục đích bán lại. Đơn hàng mang giá trị lớnKhách hàng cá nhân mua hàng để sử dụng. Đơn hàng có giá trị nhỏ
Đàm phán và giao dịchĐàm phán về giá, hình thức giao nhận hàng, đặc điểm của sản phẩm, dịch vụKhông bao gồm tất cả yếu tố giống với B2B
Vấn đề tích hợpCần phải đảm bảo rằng các hệ thống của họ có thể giao tiếp được với nhau mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con ngườiCác công ty trong thương mại điện tử B2C không phải tích hợp hệ thống của họ với hệ thống của khách hàng
Hoạt động MarketingHướng đến các doanh nghiệpHướng đến khách hàng cá nhân
Quy trình kinh doanh– Mối quan hệ dẫn dắt

– Tối đa hóa giá trị của mối quan hệ

– Thị trường mục tiêu nhỏ và tập trung

– Quy trình mua hàng nhiều bước, chu trình bán hàng dài hơn

– Nhận diện thương hiệu được tạo ra bằng mối quan hệ cá nhân

– Các hoạt động xây dựng nhận thức và sự hiểu biết

– Quyết định mua hàng thuộc về lý trí dựa trên giá trị kinh tế mang lại

 – Sản phẩm dẫn dắt

– Tối đa hóa giá trị của giao dịch

– Thị trường mục tiêu rộng lớn

– Quy trình mua hàng từng bước, chu trình bán hàng ngắn hơn

– Nhận diện thương hiệu được tạo ra thông qua sự lặp lại và hình ảnh

– Buôn bán và hướng vào các hoạt động mua hàng

– Quyết định mua hàng thuộc về cảm xúc dựa trên mong muốn, hoàn cảnh hoặc giá cả

2.2. So sánh loại mô hình hoạt động của B2B và B2C

2.2.1. Các loại mô hình B2B phổ biến hiện nay

  • Mô hình B2B thiên về bên bán

Đây là loại hình B2B rất phổ biến ở nước ta. Một công ty sẽ làm chủ trang thương mại điện tử và cung cấp hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cho bên thứ 3 như người dùng hoặc doanh nghiệp bán lẻ, sản xuất. Do đó, các doanh nghiệp này thường cung cấp sản phẩm với số lượng từ vừa cho đến lớn.

  • Mô hình B2B thiên về bên mua

Các công ty kinh doanh theo mô hình này sẽ giữ vai trò nhập hàng từ bên sản xuất. Trong khi đó các công ty sản xuất sẽ vào website để báo giá và phân phối sản phẩm.

  • Mô hình B2B trung gian

Mô hình này có vai trò là cầu nối giữ 2 bên mua và bán. Các giao dịch sẽ được thực hiện thông qua một sàn giao dịch thương mại điện tử. Mọi người cũng có thể dễ dàng thấy được mô hình này rất phổ biến ở nước ta với những cái tên như Lazada, Tiki, Sendo, Adayroi…

Hình thức hoạt động là công ty, doanh nghiệp nào có nhu cầu muốn bán các sản phẩm của mình thì gửi chúng nên kênh trung gian này để quảng cáo và phân phối. Những cá nhân, tổ chức này có nhu cầu mua sẽ xem và đặt hàng dưới sự bảo vệ quyền lợi và cần phải tuân theo những quy định của kênh trung gian.

  • Mô hình B2B dạng thương mại hợp tác

Mô hình này cũng giống như mô hình B2B trung gian. Tuy nhiên có tính tập trung và thuộc sở hữu của nhiều doanh nghiệp. Mô hình này thường được thể hiện dưới dạng chợ điện tử.

2.2.2. Các loại mô hình B2C phổ biến hiện nay

  • Mô hình B2C người bán hàng trực tiếp

Đây chính là mô hình B2C phổ biến nhất hiện nay được rất nhiều người biết đến. Ở hình thức này khách hàng sẽ mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ trực tuyến. Họ có thể là các công ty, doanh nghiệp, nhà sản xuất nhỏ hoặc chỉ đơn thuần là các cửa hàng bách hóa bán hàng trực tuyến các loại hàng hóa từ nhiều nhà sản xuất khác nhau.

  • B2C dựa vào quảng cáo

Mô hình sử dụng công cụ SEO để tăng thứ hạng tìm kiếm ở Google và thu hút thêm nhiều lượt truy cập miễn phí.

  • B2C trung gian qua các kênh trực tuyến

Là những hình thức thương mại qua các trang thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki… Có thể nói, so với hình thức B2C truyền thống thì B2C trung gian đang dần chiếm ưu thế hơn hẳn và tương lai rất có thể sẽ thay thế phần lớn mô hình người bán hàng trực tiếp.

  • B2C dựa trên cộng đồng

Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Lotus, Instagram… chính là những ví dụ điển hình cho mô hình B2C này. Họ xây dựng một công đồng trực tuyến bằng cách tập hợp những người có cùng nhu cầu và sở thích. Điều này giúp cho bộ phận tiếp thị của các công ty, doanh nghiệp có thể quảng bán sản phẩm của mình trực tiếp đến người tiêu dùng.

2.3. So sánh Marketing B2B và Marketing B2C

b2b và b2c
So sánh B2B và B2C trong Marketing

2.3.1. Người ra quyết định

Người ra quyết định mua hàng chính là đối tượng khách hàng mà các doanh nghiệp theo mô hình B2B và B2C hướng tới.

  • Với B2B: Người ra quyết định là một cá nhân hoặc lãnh đạo đứng đầu một tổ chức.
  • Với B2C: Nhắm tới người ra quyết định trong các hộ gia đình.

2.3.2. Động lực và quá trình mua hàng

  • Đối với khách hàng B2C: quyết định của họ mang tính cá nhân và thường diễn ra khá nhanh chóng, thường dễ chịu tác động bởi nhiều yếu tố xung quanh như quảng cáo, truyền miệng, bình luận đánh giá, khuyến mãi, giảm giá.
  • Còn khách hàng B2B: đứng trên góc độ lợi ích của cả tổ chức, doanh nghiệp nên quyết định mua hàng sẽ chịu áp lực. Đồng thời sản phẩm dịch vụ của B2B đòi hỏi quy trình tương đối phức tạp nên người mua cần cân nhắc kỹ và thu thập thông tin từ nhiều bên, dùng thử sản phẩm rồi mới đưa ra quyết định.

>> Xem thêm: Doanh nghiệp B2B có cần sử dụng phần mềm CRM hay không?

3. Xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả với phần mềm Sales – CRM của Paroda

Paroda Sales – CRM là phần mềm cung cấp giải pháp quản lý và chăm sóc khách hàng một cách toàn diện. Phần mềm này có khả năng quản lý tất cả thông tin của khách hàng từ liên hệ, lịch sử khi giao dịch, các đặc điểm của người tiêu dùng cho đến báo cáo. Dựa vào những dữ liệu này, doanh nghiệp sẽ xây dựng nên một mô hình kinh doanh phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng muốn hướng đến.

Bên cạnh đó, phần mềm CRM của Paroda còn có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác quản lý cũng như chăm sóc khách hàng. Nhờ đó mà khách hàng sẽ đánh giá cao về độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp, từ đó giúp thúc đẩy doanh thu.

Ngoài những tính năng đặc biệt trên, phần mềm Paroda Sales – CRM còn sở hữu nhiều ưu điểm như:

  • Quản lý toàn diện các chu trình bán hàng.
  • Hỗ trợ quản lý dữ liệu khách hàng khoa học.
  • Hỗ trợ xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả.
  • Lưu trữ data khách hàng trực tiếp trên hệ thống. Lên báo cáo sale, báo cáo chiến dịch marketing tự động với nhiều hình thức: Kanban, Gantt chart,…
  • Chuẩn hóa quy trình thực hiện marketing. Tiến độ dự án được thể hiện trực tiếp trên hệ thống giúp nhà quản trị lẫn nhân viên nắm được tiến độ thực hiện công việc.
  • Giao việc chưa bao giờ dễ dàng tới thế. Chỉ cần 1 nút nhấp chuột là nhà quản trị có thể giao việc cho cấp dưới của mình, hệ thống sẽ tự động thông báo đầu mục công việc cần thực hiện tới cá nhân được ủy quyền.
  • Hệ thống báo cáo và phân tích đa chiều theo thời gian thực tế.

>> Xem thêm: CRM là gì? Tại sao phải dùng hệ thống CRM?

4. Tổng kết

Trên đây là những kiến thức cơ bản về mô hình kinh doanh B2B và B2C. 2 mô hình này hiện nay vẫn đang trên đà phát triển với mỗi loại lại có những ưu điểm riêng. Để phát triển theo xu hướng này các doanh nghiệp cần vạch ra chiến lược, hướng đi đúng đắn. Mong rằng với những thông tin trên mọi người sẽ có được cái nhìn cụ thể hơn về 2 mô hình kinh doanh này cũng như phân biệt được chúng.

Đăng ký dùng thử