Khi kinh doanh một loại sản phẩm bất kỳ, phân loại khách hàng chính là thao tác quan trọng và cần thiết mà các doanh nghiệp cần thực hiện để các khách hàng được chăm sóc riêng biệt. Bởi khi số lượng khách hàng tăng nhanh, doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được hết.
Thực hiện phân chia các nhóm khách hàng sẽ giúp hoạt động Marketing của doanh nghiệp diễn ra tốt hơn. Trong bài viết này Paroda sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng và cách phân loại khách hàng hiệu quả.
MỤC LỤC NỘI DUNG
1. Phân loại khách hàng là gì?
Phân loại khách hàng là hành động tìm kiếm và xác định những đặc điểm chung ở một nhóm khách hàng, đây là một trong những chiến lược chăm sóc khách hàng hiệu quả. Bởi giúp doanh nghiệp nắm bắt chính xác nhất những đặc điểm chung trong dữ liệu của tệp khách hàng.
Bên cạnh đó, thực hiện phân loại giúp thống kê các đặc tính tương đồng giữa những khách hàng trước và sau khi mua sản phẩm, dịch vụ tại doanh nghiệp. Từ đó, khách hàng sẽ được phân chia thành từng nhóm nhỏ, tạo sự khác biệt trong nhu cầu khách hàng và giúp mang lại những trải nghiệm hài lòng nhất cho họ.
>> Xem thêm: Khách hàng mục tiêu là gì? Cách phân tích khách hàng mục tiêu chính xác
2. Tại sao phải phân loại khách hàng?
- Biết chính xác nhóm khách hàng bạn đang có là bao nhiêu.
- Có nhiều góc nhìn về tập khách hàng và có những phương án phù hợp.
- Chăm sóc khách hàng hiệu quả.
- Bán sản phẩm phù hợp với khách hàng.
- Cách thức tiếp cận khách hàng nhanh và hiệu quả nhất.
Tất cả những điều trên có ý nghĩa lớn đối với việc thu thập và tìm hiểu dữ liệu khách hàng đầu mối, rồi kích thích nhu cầu chuyển hóa thành khách hàng tiềm năng. Sau đó trở thành khách hàng thực, quan trọng nhất chuyển đổi thành khách hàng trung thành đối với doanh nghiệp của bạn. Còn với nhóm khách hàng tiêu cực, chăm sóc khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp tiếp cận và lôi kéo họ quay trở lại sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
3. Tầm quan trọng của phân loại khách hàng đến doanh nghiệp
Phân loại khách hàng đã trở thành một trong những công việc vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp cần phải thực hiện bởi nó có vai trò quan trọng có thể thấy được như:
- Phân loại giúp doanh nghiệp có thể xác định được một cách chính xác các nhóm khách hàng mục tiêu để có thể cung cấp cho họ các loại sản phẩm, dịch vụ phù hợp dựa trên nhóm tuổi, nhóm nghề hay vị trí địa lý,…
- Từ việc xác định được các nhóm khách hàng cụ thể, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận được các đối tượng khách hàng mới, xác định được vị trí địa lý, nhóm đối tượng khách hàng và giai đoạn họ đang lưỡng lự để tìm hướng chăm sóc phù hợp, gia tăng tỷ lệ chốt đơn.
- Thực hiện phân loại giúp doanh nghiệp giải quyết được những khó khăn trong việc điều chỉnh mục tiêu đến đối tượng đồng thời đáp ứng được nhu cầu của các nhóm khách hàng đối tượng cụ thể.
- Phân loại khách hàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chiến lược marketing của doanh nghiệp và tối ưu hóa các khoản đầu tư vào kế hoạch chăm sóc khách hàng.
- Phân loại khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có thể tập trung vào nhóm khách hàng tốt nhất mà không triển khai chiến lược phát triển sản phẩm và tiếp cận thị trường một cách tràn lan.
- Chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả cùng tỷ lệ chốt đơn cao sẽ mang lại nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Chăm sóc khách hàng là gì? Vai trò, công việc và quy trình
4. Ý nghĩa của việc phân loại khách hàng
- Tạo và truyền đạt các thông điệp marketing được nhắm mục tiêu tới nhóm khách hàng cụ thể.
- Cải thiện các cơ hội sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
- Cải thiện và thiết lập các mối quan hệ khách hàng mới.
- Thử nghiệm các chiến lược giá mới.
- Tập trung vào những khách hàng mang lại nhiều lợi ích nhất.
- Cải thiện dịch vụ tư vấn và chăm sóc khách hàng.
- Rút ngắn thời gian tìm kiếm thông tin và dữ liệu khách hàng.
Phân loại khách hàng là một công việc quan trọng và ý nghĩa đối với từng đơn vị kinh doanh. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng tác động trực tiếp đến sự thành công của các chiến dịch marketing.
5. Nguyên tắc phân loại khách hàng
Để thực hiện việc phân loại một cách tốt nhất và hiệu quả nhất thì trước hết bạn phải nắm rõ được những nguyên tắc dưới đây.
5.1. Theo khả năng mua hàng
Dựa theo nguyên tắc khả năng mua hàng, bạn có thể phân loại khách hàng theo các nhóm:
- Khách hàng tiềm năng: Là nhóm khách hàng chưa có hành vi mua sản phẩm nhưng họ có nhu cầu và khả năng chi trả.
- Khách hàng đã mua sản phẩm: Đây là nhóm người đã thực hiện việc mua và đang sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp.
- Khách hàng cũ: Đây là nhóm khách hàng không trở lại mua sản phẩm trong một thời gian dài.
5.2. Theo tâm lý mua hàng
Bạn cũng có thể áp dụng theo nguyên tắc tâm lý mua hàng để thực hiện việc phân loại khách hàng:
- Ưa chuộng hình thức: Đây là nhóm khách hàng có sự quan tâm đặc biệt đến hình thức sản phẩm.
- Săn đón chính sách: Nhóm đối tượng này có thể giải quyết vấn đề tồn kho.
- Thái độ phục vụ: Đây là nhóm khách hàng khó tính nhưng dễ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
- Trải nghiệm sản phẩm mới: Là nhóm khách hàng giúp doanh nghiệp kiểm chứng các sản phẩm mới.
5.3. Theo độ tuổi
Theo độ tuổi cũng là một nguyên tắc thú vị mà bạn nên áp dụng:
- Dưới 15 tuổi: Nhóm này không có nhu cầu thiết thực và thường được đáp ứng bởi người đại diện.
- 15 đến 22 tuổi: Nhóm này đa phần là các bạn trẻ thích trải nghiệm nhưng tài chính phụ thuộc.
- 22 đến 50 tuổi: Đây là nhóm khách hàng có tài chính và mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.
- Trên 50 tuổi: Đây là nhóm khách hàng khó tính và kỹ tính nhất.
5.4. Theo khả năng chi trả
Dựa vào khả năng mang lại doanh thu cho doanh nghiệp, bạn có thể áp dụng nguyên tắc phân loại khách hàng theo khả năng chi trả để chia làm ba nhóm chính:
- Khách hàng bình dân: Nhóm quan tâm đến các sản phẩm có giá thành, các chương trình khuyến mãi và chính sách giảm giá.
- Khách hàng trung cấp: Đây là nguồn khách hàng có khả năng mua các sản phẩm có giá trị trung bình với mức giá trung bình.
- Khách hàng cao cấp: Các sản phẩm có giá thành và chất lượng cao cấp sẽ nhận được sự quan tâm của nhóm khách hàng này.
5.5. Theo số lần mua hàng
Với cách phân loại khách hàng này, doanh nghiệp cần chia khách hàng theo số lần tương tác với doanh nghiệp:
- Khách hàng bình thường: Đây là nhóm mang đến doanh thu nhưng không ổn định cho doanh nghiệp. Bởi họ chỉ mua vài lần và không ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp khi có nhu cầu.
- Khách hàng trung thành: Nhóm này mang đến 70% tổng doanh thu cho doanh nghiệp. Họ tin tưởng tuyệt đối vào sản phẩm và luôn lựa chọn doanh nghiệp khi có nhu cầu.
5.6. Theo nhu cầu
Bạn cũng có thể thực hiện phân loại khách hàng theo nhu cầu. Một vài nhu cầu đặc trưng đó là:
- Yếu tố địa điểm, khoảng cách mua hàng.
- Mức độ về yêu cầu và tài chính của khách hàng.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng phù hợp, chất lượng, giá thành sản phẩm hợp lý.
- Vị trí sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
- Mẫu mã thiết kế và kiểu dáng sản phẩm.
>> Xem thêm: Sales Pipeline là gì? Áp dụng phần mềm CRM vào quản lý Sale Pipeline như thế nào?
6. Nên phân loại khách hàng như thế nào?
Nếu bạn đang hoạt động kinh doanh nhưng chưa nắm rõ được cách phân loại thì có thể tìm hiểu và tham khảo thêm một số cách như sau:
6.1. Khách hàng tiềm năng
Đây là nhóm đối tượng đã/ đang sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp hoặc có thể chỉ là nhóm đối tượng chuẩn bị trở thành khách hàng của doanh nghiệp. Nhóm này sẽ mang lại lợi ích trong tương lai nếu có những chiến lược thúc đẩy doanh số phù hợp, cần những chính sách thu hút đặc biệt.
6.2. Khách hàng trung thành
Là nhóm mang lại nhiều lợi ích nhất, khách hàng trung thành luôn tin tưởng và yêu thích các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và sẵn sàng tiếp tục mua hàng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có những chính sách ưu đãi cụ thể chỉ cho riêng họ.
6.3. Khách hàng mang lại giá trị lợi ích nhỏ
Đây chỉ là một nhóm khách hàng mang lại doanh thu nhỏ cho doanh nghiệp. Nhóm khách hàng này thường chỉ quan tâm đến giá thành và tập trung vào các sản phẩm có giá trị nhỏ.
6.4. Khách hàng tiêu cực
Nhóm khách hàng này có thể đang sử dụng sản phẩm của bạn những vẫn quyết định rời đi và tìm đến một doanh nghiệp khác ngay khi họ gặp vấn đề không hài lòng. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xử lý được những vấn đề của họ để mang lại lợi ích doanh thu.
Nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng, đòi hỏi các doanh nghiệp cần thực hiện việc phân loại khách hàng để đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng và mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho họ. Qua những thông tin mà Paroda cung cấp, bạn đã nắm rõ kiến thức quan trọng về phân loại khách hàng để áp dụng cho doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!
>> Xem thêm các bài viết khác:
Bài viết liên quan
Khách hàng mục tiêu là gì? Cách phân tích khách hàng mục tiêu chính xác
Trong môi trường kinh doanh, việc phân tích khách hàng mục tiêu đóng vai trò [...]
Th5
Networking là gì? Rèn luyện kỹ năng Networking như thế nào?
Networking là gì? Networking ảnh hưởng thế nào đến quá trình làm việc cũng như [...]
Th12
Phân tích khách hàng là gì? Hướng dẫn quy trình phân tích khách hàng hiệu quả
Phân tích khách hàng đã trở thành một quy trình cốt lõi, đóng vai trò [...]
Th10
ROI là gì? Cách tính ROI hiệu quả trong SEO, Content và Marketing
ROI là gì? Có thể bạn chưa biết, ROI hay các chỉ số ROI trong [...]
Th8
Phân khúc thị trường là gì? Làm thế nào để xác định đúng phân khúc khách hàng?
Phân khúc thị trường là một công cụ mạnh mẽ để xác định, tiếp thu, [...]
Th3
Khách hàng tiềm năng là gì? Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng là yếu tố quan trọng trong kinh doanh. Muốn kinh doanh [...]
Th12