Mô hình B2C thực chất rất phổ biến và chúng ta có thể bắt gặp mô hình này ở bất cứ đâu tại Việt Nam. Hiện nay, B2C được phát triển và mở rộng ở khắp các lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Vậy, mô hình B2C là gì? Có những mô hình B2C phổ biến nào? Paroda sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin về mô hình B2C trong nội dung bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé!
MỤC LỤC NỘI DUNG
- 1. Mô hình B2C là gì?
- 2. Đặc điểm của mô hình B2C
- 2. Lợi ích khi áp dụng mô hình B2C mang lại
- 3. Top 5 mô hình kinh doanh B2C phổ biến
- 4. Ưu và nhược điểm của mô hình B2C
- 5. Sự khác biệt giữa mô hình B2C và B2B
- 6. Bí quyết để trở thành người bán hàng B2C chuyên nghiệp
- 7. Những kinh nghiệm bán hàng trong mô hình B2C
- 7.1. Marketing đúng nhu cầu khách hàng
- 7.2. Xây dựng chương trình ưu đãi khuyến mãi tri ân khách hàng
- 7.3. Đào tạo nhân viên kỹ năng giao tiếp khách hàng chuyên nghiệp
- 7.4. Kết nối với khách hàng liên tục
- 7.5. Tận dụng công năng tối đa của các phần mềm CRM
- 7.6. Kết hợp cùng lúc các phương thức thanh toán tiện lợi
- 7.7. Xây dựng và củng cố lòng tin với khách hàng
1. Mô hình B2C là gì?
Mô hình B2C là gì? B2C là một mô hình kinh doanh, sử dụng riêng trong lĩnh vực thương mại điện tử (E-commerce). Mô hình B2C là thuật ngữ viết tắt của Business – To – Consumer, ý chỉ kinh doanh cho đối tượng khách hàng là người tiêu dùng cá nhân.
Để hiểu rõ về khái niệm mô hình B2C, chúng ta cần đặt thuật ngữ này ngang hàng với một khái niệm khác, là B2B (hay Business – To – Business). Một cách đơn giản, các giao dịch của mô hình B2B là giao dịch giữa đối tượng là các doanh nghiệp với nhau, còn mô hình B2C là các giao dịch giữa một bên là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/ dịch vụ, và bên còn lại là người tiêu dùng cuối cùng cho sản phẩm/ dịch vụ đó.
Trong khi B2B cung cấp giải pháp cho các doanh nghiệp để họ nâng cao hoạt động kinh doanh, mô hình B2C đánh vào việc làm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cá nhân.
>> Xem thêm: PDCA là gì? Xây dựng chu trình PDCA hiệu quả trong doanh nghiệp
2. Đặc điểm của mô hình B2C
Trước đây khi internet vẫn còn chưa phát triển, các doanh nghiệp B2C chủ yếu sẽ tìm kiếm khách hàng và phân phối sản phẩm theo hướng kinh doanh truyền thống. Chẳng hạn như mua sắm trực tiếp tại các trung tâm thương mại, sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, quán ăn hay mua vé xem phim tại các rạp chiếu phim,…
Tuy nhiên hiện nay, cùng với sự bùng nổ của công nghệ số 4.0, các doanh nghiệp dần chuyển sang một phương thức kinh doanh hoàn toàn mới đó là bán hàng thông qua nền tảng internet. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận, tương tác và nhận những phản hồi trực tiếp từ người tiêu dùng thông qua các kênh bán hàng như website, mạng xã hội,…
So với các phương thức kinh doanh truyền thống thì mô hình B2C mang những đặc điểm riêng biệt sau đây:
- Đối tượng khách hàng chính là những người dùng cá nhân: Họ là người có nhu cầu lên mạng tìm kiếm và mua sản phẩm để đáp ứng cho các nhu cầu tiêu dùng hàng ngày hoặc sở thích cá nhân.
- Đa dạng nhà cung cấp: Hiện nay bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có thể dễ dàng tạo ra một kênh bán hàng cho mình. Bằng cách đưa những thông tin về sản phẩm dịch vụ lên mạng để khách hàng tìm kiếm. Sự đa dạng của các nhà cung cấp đã vô tình tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thương mại điện tử B2C.
- Nhà cung cấp và người tiêu dùng có thể không biết về nhau từ trước: Trong B2C, các bên tham gia tiến hành giao dịch mà không cần tiếp xúc trực tiếp với nhau và cũng không đòi hỏi các bên phải biết trước về nhau.
- Nhà cung cấp dễ bị thay thế: Cũng vì số lượng nhà cung cấp trên thị trường B2C là rất lớn. Chính vì thế, doanh nghiệp cần duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũng như không ngừng đưa ra các chiến dịch Marketing mới lạ nếu không muốn bị thay thế bởi những đối thủ cạnh tranh khác.
2. Lợi ích khi áp dụng mô hình B2C mang lại
Vậy, khi áp dụng mô hình B2C, doanh nghiệp/ người bán sẽ có được những lợi ích gì?
- Tiết kiệm chi phí
Mô hình B2C mang lại lợi ích đầu tiên cho doanh nghiệp là tiết kiệm chi phí tối đa, từ chi phí cơ sở hạ tầng, chi phí điện nước cho đến nhân công. Điều này giúp doanh nghiệp tăng doanh thu hàng tháng và triển khai tiếp cận đối tác tiếp thị với chi phí thấp hơn.
- Giao tiếp trực tiếp với khách hàng
Mô hình B2C cho phép tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua email, SMS, thông báo đẩy và nhiều phương pháp khác. Điều này cho phép người bán sẽ hiểu được về các nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó rút ngắn khoảng cách giữa người mua và người bán.
- Mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng
Với sự phát triển của mạng xã hội và mua sắm trực tuyến, doanh nghiệp có cơ hội phát triển và tiếp cận khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Sự gia tăng số người sử dụng điện thoại di động cũng mở ra khả năng chạy các chiến dịch tiếp thị trực tuyến trên điện thoại. Điều này giúp giảm chi phí quảng cáo trên các bảng quảng cáo ngoài trời.
- Chu kỳ bán hàng ngắn
Mô hình B2C có chu kỳ bán hàng ngắn, đồng nghĩa với việc quay vòng vốn nhanh, bạn sẽ thấy được lợi nhuận ngay trước mắt, đồng thời giúp khách hàng tiết kiệm thời gian khi mua hàng. Khách hàng không bị giới hạn về thời gian và địa điểm mua sắm, cho phép nâng cao hiệu quả dịch vụ đặt hàng 24/7. Điều này cũng cung cấp trải nghiệm tiêu dùng tốt hơn và tăng sự thuận tiện cho khách hàng.
>> Xem thêm: Quản trị quan hệ khách hàng và quy trình xây dựng hiệu quả
3. Top 5 mô hình kinh doanh B2C phổ biến
Với mỗi một mặt hàng sẽ có một mô hình B2C phù hợp. Dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp lại 5 mô hình B2C phổ biến như sau:
3.1. Người bán hàng trực tiếp
Đây là mô hình B2C phổ biến tại thị trường nước ta. Trên thực tế, mô hình này đã ra đời từ rất lâu, bắt đầu từ những hoạt động trao đổi, giao dịch giữa người mua và người bán. Mô hình B2C theo hình thức bán hàng trực tiếp ngày nay được hiểu là các nhà bán lẻ. Trong đó, nhà cung cấp có thể là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ hoặc đơn giản là phiên bản trực tuyến của các cửa hàng tạp hóa.
3.2. Mô hình dựa trên quảng cáo
Ngoài bán hàng trực tiếp, doanh nghiệp có thể xây dựng các trang web được xếp hạng cao tại các thanh công cụ tìm kiếm. Thông qua đó, bạn có thể thu hút nhiều khách hàng truy cập vào website của mình. Dựa vào số người vào xem trang web, bạn có thể tạo dựng quảng cáo sản phẩm cho riêng mình hoặc kiếm lợi nhuận từ những đơn vị đơn vị cần thuê website quảng cáo.
3.3. Trung gian online
Ở mô hình này, bạn sẽ là đơn vị trung gian giữa nhà sản xuất và người mua. Một ví dụ bạn có thể thấy là các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada hoặc Tiki. Cụ thể, đơn vị trung gian sẽ không nắm giữ hay phân phối sản phẩm mà sẽ là bên kết nối. Những doanh nghiệp này nhận một phần lợi nhuận nếu người tiêu dùng mua hàng từ nhà cung cấp.
Ưu điểm của trung gian online là khách hàng có thể lựa chọn đa dạng sản phẩm và mức giá từ nhà bán hàng. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng dễ dàng tiếp cận các tệp khách hàng hơn nhằm đẩy mạnh doanh thu của mình.
3.4. Mô hình dựa trên cộng đồng
Mô hình này sử dụng các cộng đồng trực tuyến (Facebook, Zalo,…) được xây dựng dựa trên sở thích chung của một nhóm đối tượng tiềm năng để các doanh nghiệp, các nhà bán lẻ và các nhà tiếp thị có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến người tiêu dùng thông qua những cộng đồng này.
Mô hình này tập trung thông tin cụ thể như dữ liệu về nhân khẩu học, vị trí địa lý và sở thích nhằm tiếp cận đến người tiêu dùng, quảng cáo và tiếp thị đúng với mục tiêu.
3.5. Mô hình dựa trên chi phí
Đây là mô hình kinh doanh sử dụng các trang web hay ứng dụng trực tiếp đến người tiêu dùng như Netflix sẽ phải trả phí để người tiêu dùng có thể truy cập nội dung của họ.
Trang web cũng có thể cung cấp các nội dung miễn phí nhưng sẽ có giới hạn trong khi để tiếp tục sử dụng dịch vụ thì phải tính phí cho hầu hết nội dung đó. New York Times và các tờ báo lớn khác thường sử dụng mô hình kinh doanh B2C có thu phí.
>> Xem thêm: So sánh toàn diện về sự khác biệt giữa B2B và B2C
4. Ưu và nhược điểm của mô hình B2C
4.1. Ưu điểm của mô hình B2C
- Tiết kiệm chi phí
Đối với mô hình B2C này, bạn có thể tiết kiệm nhiều hơn chi phí liên quan tới cơ sở hạn tầng, điện nước, phí nhân viên so với mô hình kinh doanh bán lẻ truyền thống. Bên cạnh đó, doanh nghiệp dễ dàng quản lý hàng tồn kho bằng các phần mềm quản lý và số lượng nhân công cho việc đó chắc chắn sẽ ít hơn. Mô hình này cho phép thực hiện tiếp thị sản phẩm rộng rãi, mã giảm giá áp dụng trên phạm vi rộng giúp tiếp cận khách hàng trên phạm vi rộng và tốn ít chi phí hơn.
- Giao tiếp trực tiếp với khách hàng
Chăm sóc khách hàng là một trong những nhiệm vụ khó nhất của kinh doanh. Các công ty B2C có thể cho phép bạn tương tác trực tiếp với người mua qua email, SMS, thông báo,…Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ tối ưu hoá được lượng người truy cập vào website cũng như chăm sóc được khách hàng nếu họ có nhu cầu quan tâm thêm về sản phẩm của mình.
- Phạm vi tiếp cận rộng hơn
Ngày này, càng nhiều người tham gia và sử dụng các mạng xã hội cũng như mua hàng trực tuyến. Do đó, mô hình này cho phép doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng trên phạm vi rộng hơn. Chi phí phải bỏ ra cho các dịch vụ quảng cáo trên các website hay mạng xã hội sẽ rẻ hơn và tối ưu lượt tiếp cận hơn so với các chi phí biển quảng cáo ngoài trời. Người tiêu dùng có thể mua hàng và hoàn tất giao dịch chỉ sau vài giây với một cú nhấp chuột.
4.2. Nhược điểm của mô hình B2C
- Khó đảm bảo chất lượng sản phẩm
Do đặc điểm hàng hoá được giao bán trên các trang thương mại điện tử, người mua không thể tự tay kiểm tra chất lượng trước khi cân nhắc có nên mua sản phẩm đó hay không. Bên trung gian thứ ba khó có thể kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm từ nhà cung cấp trước khi nó được đưa đến tay của người tiêu dùng.
- Bảo mật thông tin người dùng
Bảo mật thông tin và sự riêng tư của khách hàng là vô cùng quan trọng đối với hình thức này. Các biện pháp bảo vệ tài khoản cho người dùng phải không ngừng được cải thiện. Ngành công nghiệp thương mại điện tử luôn đặt ra một nhiệm vụ lâu dài và khó khăn đó là thuyết phục người tiêu dùng tin tưởng và tính bảo mật của những giao dịch trực tuyến của họ.
5. Sự khác biệt giữa mô hình B2C và B2B
Sau khi trở nên phổ biến vào những năm 1990, mô hình B2C ngày càng được sử dụng để chỉ các công ty có khách hàng là người tiêu dùng cá nhân. Điều này đối lập với mô hình B2B (Business to Business) là các công ty có khách hàng chính là các doanh nghiệp khác.
Đây là 2 mô hình phổ biến hiện nay và khiến không ít nhà quản lý băn khoăn trong việc xác định khách hàng, quy trình hoạt động và chiến lược marketing.
Hãy cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa mô hình B2B và mô hình B2C là gì trong phần dưới đây:
Tiêu chí so sánh | Mô hình B2C | Mô hình B2B |
Định nghĩa | Giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng | Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp |
Đối tượng khách hàng | Cá nhân | Doanh nghiệp, tổ chức |
Số lượng hàng hóa | Vừa và nhỏ | Lớn |
Chu kỳ bán hàng | Ngắn hạn | Lâu dài |
Mối quan hệ | Nhà bán lẻ – Người tiêu dùng |
|
Giá trị thương hiệu |
| Sự tin tưởng và mối quan hệ lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau |
Lý do mua hàng | Phụ thuộc vào cảm xúc, mong muốn, hoàn cảnh hoặc giá cả và hành vi của người tiêu dùng | Được lên kế hoạch hợp lý, dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp |
Quy trình bán hàng | Quy trình mua hàng đơn giản từng bước, chu trình bán hàng ngắn hơn | Quy trình mua hàng nhiều bước phức tạp, chu trình bán hàng dài hơn |
Nhận diện thương hiệu | Được tạo ra thông qua sự lặp lại và hình ảnh | Được tạo ra bằng mối quan hệ cá nhân |
Hoạt động Marketing | Hướng tới khách hàng cá nhân | Hướng tới các doanh nghiệp |
>> Xem thêm: Quản lý khách hàng là gì? Quy trình & phương pháp quản lý
6. Bí quyết để trở thành người bán hàng B2C chuyên nghiệp
Mô hình B2C là giai đoạn cuối cùng đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. So với thị trường B2B thì B2C có sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Chính vì vậy, để trở thành người bán hàng B2C chuyên nghiệp, các bạn cần phải đáp ứng một số tiêu chí tối thiểu sau đây:
- Saler cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt và xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ trong quá trình bán hàng. Ngoài ra, thái độ phục vụ của người bán hàng cũng rất quan trọng. Với thái độ niềm nở, thân thiện, bạn sẽ giúp các khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định thanh toán hơn.
- Người bán cần phải có kiến thức và hiểu về các sản phẩm mình đang bán. Điều này sẽ tạo được lòng tin cho khách hàng đồng thời có những tư vấn đúng đắn khi khách hàng có những băn khoăn về việc lựa chọn sản phẩm.
- Hiểu được tâm lý khách hàng là cách để tạo ra lượng chuyển đổi tốt. Thay vì sử dụng các phương pháp quảng cáo không hiệu quả thì đánh vào tâm lý người mua hàng, chắc chắn, bạn sẽ có được doanh số như mong đợi.
7. Những kinh nghiệm bán hàng trong mô hình B2C
7.1. Marketing đúng nhu cầu khách hàng
Tiếp thị, quảng bá chính là yếu tố để thu hút sự quan tâm và kích cầu mua sắm rất hiệu quả. Với khách hàng B2C các trải nghiệm, xu hướng và đánh giá đều được nhìn nhận từ góc độ cá nhân.
Đặc biệt với khách hàng cá nhân việc mua sắm ảnh hưởng từ cảm xúc rất nhiều chứ không phải các nghiên cứu, đánh giá mang tính chuyên sâu.
Vì vậy, khi làm marketing phải đánh chúng vào tâm lý, nhu cầu thực tế của khách hàng theo hướng cá nhân hóa. Nhưng vậy, doanh nghiệp hay nhân viên bán hàng B2C cần phải tập trung tiếp thị vào đúng nhu cầu, điều mà khách hàng đang cần thiết.
7.2. Xây dựng chương trình ưu đãi khuyến mãi tri ân khách hàng
Đây chính là chiến lược kích cầu mua sắm vô cùng hiệu quả đối với mô hình B2C. Nếu như khi xây dựng các chương trình ưu đãi dành cho mô hình B2B thì các khách hàng thường chỉ là quan tâm hơn đôi chút, nhưng chưa chắc đã mua vì mức giá giảm hay quà tặng thì với B2C điều này xảy ra rất cao. Nhất là với tâm lý tiêu dùng của người Việt, thấy giảm giá, khuyến mãi, tặng quà là mọi người sẽ rất thích, vui vẻ hơn khi mua sắm. Mặt khác, xây dựng chương trình ưu đãi khuyến mãi cũng chính là cách giữ chân, tăng tỷ lệ mua sắm đợt sau rất cao.
7.3. Đào tạo nhân viên kỹ năng giao tiếp khách hàng chuyên nghiệp
Dù ở mô hình kinh doanh nào thì kỹ năng giao tiếp với khách hàng luôn là điều cần thiết. Tuy nhiên, để nâng cao được điều này cũng như hiệu quả doanh thu, các nhà quản lý hãy đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng của mình một kỹ năng giao tiếp khách hàng thực sự chuyên nghiệp.
Với khách hàng mua sắm cho nhu cầu cá nhân họ chịu chi phối từ cảm xúc rất nhiều. Nếu nhân viên bán hàng có kỹ năng giao tiếp tốt, thể hiện được sự tư vấn nhiệt tình, thấu hiểu đương nhiên cũng tăng tỷ lệ chốt đơn nhanh chóng.
7.4. Kết nối với khách hàng liên tục
Với khách hàng B2C và đặc biệt là với mô hình kinh doanh thương mại điện tử, trực tiếp thì việc kết nối hay tương tác là điều rất quan trọng. Trên thực tế 50% khách hàng sẽ bỏ sản phẩm, dịch vụ của bạn nếu không được đáp ứng nhu cầu, trả lời các thắc mắc trong thời gian cần thiết.
Hơn thế, phần lớn người tiêu dùng hiện nay sẽ thường tìm hiểu trước các thông tin trên các kênh bán hàng online của bạn trước ngay cả khi cuối cùng họ vẫn đến cửa hàng trực tiếp. Nên cần phải có đội ngũ chăm sóc khách hàng, tư vấn luôn sẵn sàng nhận sự liên hệ từ khách hàng.
7.5. Tận dụng công năng tối đa của các phần mềm CRM
Việc tương tác với khách hàng cùng lúc trên nhiều kênh bán hàng khác nhau mà đội ngũ nhân viên lại có hạn đã gây ra rất nhiều rắc rối cho các doanh nghiệp. Chưa kể khi data khách hàng ngày càng nhiều khiến việc chăm sóc khách hàng thủ công không đảm bảo được, khách hàng cũ không quay lại mua sắm nhiều.
Chính vì vậy, đây là lý do vì sao doanh nghiệp của bạn cần phải sử dụng tích hợp thêm phần mềm CRM. Đây là phần mềm quản trị quan hệ khách hàng, giúp tối ưu hóa quá trình chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả nhất. Tăng tỷ lệ khách hàng cũ mua sắm lên đến hơn 30% và tăng tỷ lệ chốt đơn lên đến 85%.
7.6. Kết hợp cùng lúc các phương thức thanh toán tiện lợi
Dù bán hàng trực tiếp tại cửa hàng hay trung tâm thương mại thì người bán vẫn cần phải kết hợp cùng lúc các phương thức thanh toán tiện lợi. Bởi đây thời đại công nghệ số phát triển, không chỉ có mua sắm tiện lợi mà thanh toán cũng phải vậy.
Điển hình như thanh toán bằng thẻ ngân hàng, quét mã QR, thanh toán qua Internet Banking, thanh toán bằng ví điện tử,… Đương nhiên, nếu bạn có cửa hàng trên các sàn thương mại điện tử thì điều này lại càng chắc chắn phải có.
7.7. Xây dựng và củng cố lòng tin với khách hàng
Hiện nay các mô hình B2C hiện đại hay còn gọi hình thức mua sắm trực tuyến mang đến rất nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp, thậm chí là tăng độ cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, việc xây dựng lòng tin với khách hàng lại khó hơn rất nhiều so với B2C truyền thống dù trước đó điều này cũng không dễ dàng gì.
Khi đã xây dựng và củng cổ lòng tin với khách hàng thành công thì việc bán hàng lại trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Vì vậy, xây dựng và củng cố lòng tin với khách hàng chính là mục tiêu cốt lõi không thể bỏ qua.
Trên đây là một số chia sẻ về mô hình kinh doanh B2C là gì? và lợi ích của doanh nghiệp sử dụng mô hình B2C. Hiện nay mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C đang ngày càng phát triển và có sức hút trong bối cảnh hiện nay. Mong rằng bài viết này sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho các bạn.
>> Xem thêm các bài viết khác:
Bài viết liên quan
Quản lý khách hàng là gì? Quy trình và phương pháp quản lý
Quản lý khách hàng đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với [...]
Th4
5 phần mềm quản lý thu chi chính xác, dễ dùng cho doanh nghiệp
Phần mềm quản lý thu chi là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý và [...]
Th3
7 phần mềm quản lý công nợ chính xác và hiệu quả nhất
Phần mềm quản lý công nợ là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp chủ [...]
Th3
Quy trình 8 bước bán hàng cơ bản và cách áp dụng hiệu quả
Quy trình 8 bước bán hàng là quy trình bán hàng tập trung cụ thể [...]
Th3
Chăm sóc khách hàng là gì? Vai trò, công việc và quy trình
Chăm sóc khách hàng được xem là một trong những hoạt động vô cùng quan [...]
Th3
Hành vi mua hàng của người tiêu dùng là gì? Các yếu tố quyết định tới hành vi khách hàng
Hành vi mua hàng của người tiêu dùng có thể nói là một trong những [...]
Th11