fbpx

MBTI là gì? 16 nhóm tính cách MBTI ứng dụng trong quản lý nhân sự

mbti là gì

MBTI là phương pháp đánh giá tính cách được rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng. Đây là một trong những bài kiểm tra tâm lý có số lượng người tham gia nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Paroda sẽ cùng bạn tìm hiểu trắc nghiệm MBTI là gì? Bạn thuộc nhóm nào? Những thông tin cần biết về MBTI trong bài viết dưới đây.

1. MBTI là gì?

MBTI là gì? MBTI (Myers Briggs Type Indicator) là một phương pháp sử dụng 16 câu hỏi trắc nghiệm và 4 tiêu chí đánh giá để phân tích tính cách con người. Tại Việt Nam, bộ công cụ này vẫn chưa được dùng phổ biến. Các nhà tuyển dụng nhân sự là nhóm đối tượng chủ yếu sử dụng phương pháp này.

MBTI do 2 nhà khoa học Kathryn Briggs Isabel Myer nghiên cứu sáng tạo nên. Bạn sẽ đánh giá được tính cách thông qua việc trả lời chuỗi câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến các vấn đề cơ bản trong cuộc sống. Các kết quả về tính cách của bộ công cụ này có độ chính xác rất cao.

mbti là gì
Khái niệm MBTI là gì?

>> Xem thêm: 4 nhóm tính cách DISC là gì? Cách đọc biểu đồ DISC và ứng dụng DISC vào quản trị doanh nghiệp

2. Tiêu chí đánh giá tính cách MBTI là gì?

MBTI dựa vào 4 tiêu chí cơ bản để đánh giá và phân tích tính cách của mỗi con người. Đó chính là 4 phạm trù xoay quanh thế giới quan của chúng ta. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua nội dung dưới đây:

2.1. Xu hướng tự nhiên: Extraversion (Hướng ngoại)/ Introversion (Hướng nội)

Extraversion – Hướng ngoại: hướng về thế giới bên ngoài về con người về đồ vật và những hoạt động xung quanh. Người sở hữu tính cách hướng ngoại thường khá cởi mở, thân thiện và có nhiều mối quan hệ xã giao.

Introversion – Hướng nội: hướng vào thế giới nội tâm bao gồm những suy nghĩ, trí tưởng tượng…Người thuộc kiểu hướng nội thường suy nghĩ rất nhiều nhưng ít khi nào họ thể hiện ra bên ngoài.

2.2. Nhận thức về thế giới: Sensing (Giác quan)/ iNtuition (Trực giác)

Nhận thức về thế giới là yếu tố giúp bạn xác định được mình là người trực quan hay trực giác. Những người tiếp nhận thế giới qua trực quan sẽ sử dụng 5 giác quan: thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác và thị giác để cảm nhận các sự vật, sự việc. Những người này sẽ có xu hướng sống với hiện tại. Họ suy nghĩ đơn giản, thực tế và rõ ràng.

Đối với những người nhận thức thế giới thông qua trực giác, bộ não chính là cơ quan chính tiếp nhận, xử lý sau đó sẽ sắp xếp dữ liệu và đưa ra phán đoán. Họ có trí tưởng tượng và xu hướng suy đoán những sự việc trong tương lai.

2.3. Quyết định và lựa chọn: Thinking (Lý trí)/ Feeling (Cảm xúc)

Trong não bộ con người, phần được đánh giá cao nhất chính là lý trí, vai trò của nó là tìm hiểu thông tin liên quan dựa vào các tiêu chí trái hoặc phải, đúng hoặc sai. Sau đó, sử dụng những suy luận logic rồi mới trực tiếp đưa ra đáp án cụ thể, có căn cứ xác thực và có tính khoa học nhất.

Bên cạnh đó, phần cảm xúc sẽ đồng thời xem xét, suy luận sự việc dựa trên tổng thể các vấn đề cảm tính, yêu – ghét, hận – thù và yếu tố đó tác động qua lại lẫn nhau, không thể hiển rõ một sự rạch ròi, đó chính là bản chất của cảm xúc do não bộ quyết định.

2.4. Cách thức hành động: Judging (Nguyên tắc)/ Perceiving (Linh hoạt)

Nếu bạn có thói quen lên kế hoạch, tạo cho mình các đầu công việc cần thực hiện trong một ngày, tuân theo kỷ luật và cố gắng hoàn thành mọi thứ theo đúng tiến độ, bạn là người thuộc nhóm làm việc có nguyên tắc. Nhóm này sẽ tuân thủ kế hoạch tuyệt đối và làm việc rất có trình tự, gãy gọn, bám theo kế hoạch.

Ngược lại, nếu bạn có khả năng ứng biến cao hơn, biết xoay xở theo tình huống, linh hoạt dù ở trường hợp này thì cách thức hành động của bạn thiên về linh hoạt.

kiểm tra mbti là gì
Tiêu chí đánh giá tính cách MBTI là gì?

Từ 4 tiêu chí trên, ta hình thành lên 16 nhóm tính cách trong MBTI Test.

>> Xem thêm: Tháp nhu cầu Maslow là gì? Cách ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh, marketing và nhân sự

3. Ý nghĩa của MBTI Test

Chuỗi các câu hỏi của trắc nghiệm MBTI sẽ giúp bạn đánh giá sâu về tính cách con người mình, để từ đó nhìn nhận điểm mạnh của bản thân, đâu là tiềm năng của bạn và cần phải đầu tư tiềm năng vào lĩnh vực nào để đạt được kết quả tốt nhất.

Qua các câu hỏi, bạn sẽ hiểu sâu hơn về những nét tính cách của bản thân, mình nhìn nhận thế giới xung quanh như thế nào. Đối với người làm nhân sự, kết quả của trắc nghiệm MBTI có tác dụng giúp sắp xếp nhân sự vào vị trí làm việc phù hợp. Các ứng viên phù hợp với công việc và môi trường làm việc hay không có thể được đánh giá một phần dựa trên bài trắc nghiệm này và bộ phận nhân sự có thể sử dụng kết quả này để tham khảo.

mbti test
Ý nghĩa của MBTI Test

4. Sơ lược 16 nhóm tính cách MBTI

16 nhóm tính cách MBTI là sự pha trộn của cả 4 yếu tố đã trình bày ở phần trên. Dưới đây là vài nét sơ lược về 16 nhóm này. Bao gồm các nét đặc trưng trong tính cách, ưu nhược điểm của từng nhóm trong công việc. Từ đó gợi ý những ngành nghề phù hợp với từng kiểu người.

4.1. ENFJ – Người cho đi

ENFJ là người có kỹ năng về hùng biện, khóe léo, biết cách đối nhân xử thế. Hơn thế, những người thuộc nhóm người này còn rất giỏi trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ. Bên cạnh đó, nhóm tính cách ENFJ còn là người rất ấm áp và tình cảm. Tuy nhiên, ENFJ thường có xu hướng sống khép kín so với nhứng người hướng ngoại khác.

Ưu điểm của ENFJ:

  • Biết cách thu hút và giữ sự chú ý với người đối diện.
  • Đối với những công việc mà mình thích, ENFJ sẽ rất kiên nhẫn và có trách nhiệm.
  • Có lòng khoan dung và đồng cảm.

Nhược điểm của ENFJ:

  • Chính vì quá duy tâm nên ENFJ dễ bị tổn thương và dao động.
  • Khi phải đưa ra quyết định quan trọng, những người nhóm tính cách ENFJ thường thiếu đi tính quyết đoán.
nhóm tính cách enfj
Nhóm tính cách ENFJ của MBTI là gì?

ENFJ phù hợp với ngành nghề nào?

ENFJ phù hợp với môi trường làm việc có nhiều sự hỗ trợ và động viên, nhất là trong các công việc phải giao tiếp với con người và thấu hiểu người khác.

  • Nhà tâm lý
  • Nhà ngoại giao
  • Công tác xã hội
  • Tư vấn/ cố vấn
  • Quản lý nhân sự
  • Giáo dục
  • Tổ chức sự kiện
  • Nhà văn

4.2. ENFP – Người truyền cảm hứng

ENFP là người thông minh, nhiệt tình và rất có tố chất. ENFP giỏi nhiều thứ và có nhiều năng lực. Chính vậy, ENFP sở hữu khả năng tương tác tốt, linh hoạt với mọi việc. Tuy nhiên, ENFP cần biết tập trung nguồn lực vì dường như xung quanh họ có rất nhiều thứ hay ho để phân tán. Mọi thứ có thể trở nên nhạt nhẽo rất nhanh với ENFP.

Ưu điểm của ENFP:

  • Tràn đầy năng lượng và nhiệt tình trong đời sống cá nhân lẫn công việc.
  • Sẵn sàng thử thách bản thân với những trải nghiệm mới.
  • Rất giỏi điều hướng các cuộc giao tiếp và truyền thông.

Nhược điểm của ENFP:

  • Cảm xúc mãnh liệt dẫn tới phản ứng mạnh mẽ trước những lời chỉ trích, xung đột hay căng thẳng.
  • Dễ bị căng thẳng và thiếu kiên nhẫn.
  • Thường bị lơ đãng, khó tập trung vào mục tiêu và công việc.
  • Khả năng thực hành không giỏi như khi lời nói.
nhóm tính cách enfp
Nhóm tính cách ENFP – Người truyền cảm hứng của MBTI là gì?

ENFP phù hợp với ngành nghề nào?

ENFP làm rất tốt trong các công việc không bao giờ hết những ý tưởng thú vị và có một lượng khán giả lớn để giữ chúng trong một thời gian dài.

  • Chuyên viên tư vấn
  • Nhà văn/ Nhà báo/ Phóng viên
  • Diễn viên
  • Doanh nhân
  • Luật sư
  • Nhà giáo
  • Nhà nghiên cứu
  • Lập trình viên, chuyên gia phân tích hệ thống hoặc chuyên gia máy tính

4.3. ENTJ – Nhà điều hành

ENTJ là những nhà lãnh đạo bẩm sinh, họ thích giao tiếp với mọi người và coi trọng sự nghiệp. ENTJ có tư thế đĩnh đạc và là người cầu toàn. Tuy nhiên, ENTJ không phải là những người dễ đồng cảm, không dễ bị cảm xúc chi phối.

Ưu điểm của ENTJ:

  • Luôn tin tưởng vào năng lực bản thân và không ngần ngại bày tỏ ý kiến.
  • Có nghị lực và ý chí theo đuổi mục tiêu đến cùng.
  • Có khả năng tiếp cận vấn đề một cách toàn diện.

Nhược điểm của ENTJ:

  • Khá cứng nhắc và kiêu ngạo.
  • Chỉ tập trung kết quả mà bỏ qua cảm xúc mọi người.
  • Thường thiếu kiên nhẫn với những người có năng suất làm việc kém hơn.
nhóm tính cách entj
Nhóm tính cách ENTJ – Nhà điều hành của MBTI là gì?

ENTJ phù hợp với ngành nghề nào?

Các ENTJ rất phù hợp với vai trò tổ chức và lãnh đạo, không bị gò bó khi phải là người phục tùng người khác.

  • Doanh nhân
  • Giám đốc điều hành
  • Cố vấn viên
  • Quan tòa, luật sư
  • Giảng viên

4.4. ENTP – Người có tầm nhìn

ENTP là những người thích tìm hiểu thế giới xung quanh nên họ có khả năng thấu hiểu dựa trực giác rất tốt. ENTP giao tiếp tốt, nhanh nhẹn và sáng tạo. Tuy nhiên, ENTP không phải là người thích lập kế hoạch, họ thích làm việc tự do hơn.

Ưu điểm của ENTP:

  • Nhạy bén, nhiều ý tưởng hay.
  • Nhiệt tình, năng nổ trong công việc họ đam mê.
  • Rất thích học hỏi những điều mới và tích lũy kiến thức.

Nhược điểm của ENTP:

  • Có ý tưởng nhưng không giỏi áp dụng vào thực tế.
  • Hay suy nghĩ rộng, khó tập trung vào một chủ đề nhất định.
  • Nhanh chóng chán nản.
nhóm tính cách entp
Nhóm tính cách ENTP – Người có tầm nhìn của MBTI là gì?

ENTP phù hợp với ngành nghề nào?

ENTP phù hợp làm việc trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những nơi không gò bó, có thể thoải mái, tự do trong việc theo đuổi sự sáng tạo.

  • Luật sư
  • Cố vấn
  • Doanh nhân
  • Nhà khoa học
  • Kỹ sư
  • Thợ chụp ảnh
  • Nhân viên đại diện bán hàng
  • Diễn viên
  • Tiếp thị cá nhân

4.5. ESFJ – Người quan tâm

Họ ấm áp và tràn đầy năng lượng, nhưng thích làm việc độc lập. ESFJ thích lắng nghe và thấu hiểu người khác. Tuy nhiên, ESFJ bị ảnh hưởng nặng nề bởi cảm xúc và họ không nên là người đưa ra những quyết định quan trọng.

Ưu điểm của ESFJ:

  • Luôn coi trọng và có trách nhiệm với các nhiệm vụ được giao.
  • Làm tốt các vấn đề thực tế.
  • Nhạy cảm, biết cách kết nối với mọi người.

Nhược điểm của ESFJ:

  • Không quyết đoán, đôi lúc cứng nhắc và bảo thủ.
  • Rất quan tâm đến địa vị xã hội.
  • Dễ nảy sinh tiêu cực khi nhu cầu không được đáp ứng.
  • Đôi lúc làm quá vấn đề và gây khó chịu cho người xung quanh.
nhóm tính cách esfj
Nhóm tính cách ESFJ – Người quan tâm của MBTI là gì?

ESFJ phù hợp với ngành nghề nào?

Các ESFJ sẽ làm tốt những công việc liên quan đến sáng tạo hoặc duy trì sự trật tự và cấu trúc, và họ sẽ cảm thấy thoải mái nhất khi làm những công việc phục vụ mọi người.

  • Cố vấn/ Công tác xã hội
  • Thủ thư/ Kế toán
  • Chăm sóc sức khỏe tại gia
  • Y tá
  • Chăm sóc trẻ em
  • Giáo viên
  • Trưởng phòng/ Trợ lý giám đốc
  • Tăng lữ hoặc những việc liên quan đến tôn giáo
  • Kinh doanh hộ gia đình

4.6. ESFP – Người trình diễn

ESFP là người yêu những trải nghiệm mới mẻ và thích làm trung tâm của sự chú ý. ESFP có kỹ năng giao tiếp tốt, lạc quan, có khiếu thẩm mỹ và nhận thức tốt. ESFP hòa đồng và luôn tạo niềm vui cho mọi người. Tuy nhiên, ESFP không muốn dành thời gian để tìm hiểu một lý thuyết phức tạp mà luôn dựa vào sự may mắn hoặc nhờ người khác giúp đỡ.

Ưu điểm của ESFP:

  • Thích trải nghiệm nhiều điều mới mẻ, dám bước ra vùng an toàn.
  • Kỹ năng giao tiếp xuất sắc.
  • Tinh tế, nhạy bén khi nhận ra những thay đổi của mọi vật xung quanh.
  • Nhận thức về thẩm mỹ và vẻ đẹp rất tuyệt vời.

Nhược điểm của ESFP:

  • Dễ mất kiên nhân, khó tập trung làm việc.
  • Khả năng lập kế hoạch kém.
  • Dễ đưa bản thân vào trường hợp xấu khi không đạt được những điều như ý.
nhóm tính cách esfp
Nhóm tính cách ESFP – Người trình diễn của MBTI là gì?

ESFP phù hợp với ngành nghề nào?

Các ESFP phù hợp với những công việc tạo cho họ cơ hội sử dụng những kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, những thách thức mới mà họ sẽ không bị gò bó bởi lý thuyết.

  • Tư vấn tâm lý/ Công tác xã hội
  • Thiết kế thời trang
  • Chuyên gia tư vấn
  • Đại diện bán hàng
  • Thiết kế nội thất
  • Chăm sóc trẻ em
  • Nghệ sĩ, người biểu diễn và diễn viên
  • Nhiếp ảnh gia

4.7. ESTJ – Người bảo hộ

ESTJ là người thực tế. Họ rất cụ thể và luôn nhận trách nhiệm cao cả. Họ là người luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ và là người rất tận tâm với công việc. Khi bị căng thẳng, ESTJ thường tự cô lập mình khỏi những người khác.

Ưu điểm của ESTJ:

  • Khi được giao nhiệm vụ, ESTJ sẽ làm việc rất nghiêm túc và luôn cố gắng hoàn thành.
  • Thẳng thắn, sống có quy tắc.
  • Trung thành, kiên nhẫn và đáng tin cậy.

Nhược điểm của ESTJ:

  • Gay gắt khi người khác phạm sai lầm.
  • Quá coi trọng địa vị xã hội.
  • Đôi khi hơi cứng nhắc khi xem xét một việc, quá đề cao quy ước.
nhóm tính cách estj
Nhóm tính cách ESTJ – Người bảo hộ của MBTI là gì?

ESTJ phù hợp với ngành nghề nào?

ESTJ thích hợp nhất cho những công việc đòi hỏi phải thiết lập trật tự và cấu trúc.

  • Bán hàng
  • Quản lý
  • Lãnh đạo quân đội
  • Cảnh sát/ Thám tử
  • Giáo viên
  • Nhân viên kế toán
  • Quan tòa

4.8. ESTP – Người thực thi

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng ESTP là người rất thẳng thắn và tinh ý trong việc nắm bắt được động cơ hoạt động của người khác. Ngoài ra, ESTP biết cách tạo ra những năng lượng tích cực cho mọi người. Tuy nhiên, ESTP không có trực giác tốt và không thích làm việc trong khuôn khổ.

Ưu điểm của ESTP:

  • Thực tế, trung thực, thẳng thắn.
  • Khả năng kết nối, tương tác tốt.
  • Ham học hỏi, luôn có nhiều ý tưởng mới.

Nhược điểm của ESTP:

  • Gặp khó khăn khi làm công việc yêu cầu sự kiên nhẫn.
  • Không thật sự nghiêm túc tuân theo quy tắc, quy định.
  • Không có cái nhìn tổng quan về vấn đề.
nhóm tính cách estp
Nhóm tính cách ESTP – Người thực thi của MBTI là gì?

ESTP phù hợp với ngành nghề nào?

ESTP phù hợp với các vai trò đòi hỏi phải suy nghĩ tại chỗ, không có nhiều quy định phức tạp.

  • Quan tòa
  • Bán hàng
  • Quản lý
  • Lãnh đạo quân đội
  • Cảnh sát/ Thám tử
  • Các ngành nghề trong lĩnh vực thể thao

4.9. INFJ – Người che chở

INFJ là người sở hữu trực giác nhạy bén. Họ thích sắp xếp tất cả mọi chuyện theo một lịch trình cụ thể. Thêm vào đó, INFJ cũng rất kiên nhẫn và thấu hiểu người khác. Đặc biệt nhóm người này thích làm việc độc lập, linh hoạt hơn là làm nhóm. Bởi lẽ, họ tin tưởng vào bản thân mình hơn so với người khác.

Ưu điểm của INFJ:

  • Đối với những điều mà INFJ tin tưởng, họ sẽ làm việc rất chăm chỉ.
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt, phong cách viết rất truyền cảm.
  • Có trí tưởng tượng phong phú, sâu sắc.
  • Quyết đoán.

Nhược điểm của INFJ:

  • Dễ bị tổn thương và khó chấp nhận khi bị phê bình.
  • Khó tin tưởng người khác.
  • Nhiều khi bảo thủ và rất cứng đầu.
nhóm tính cách infj
Nhóm tính cách INFJ – Người che chở của MBTI là gì?

INFJ phù hợp với ngành nghề nào?

INFJ phù hợp với các nghề nghiệp mà họ có thể sống mỗi ngày với những giá trị của bản thân, và có thể hỗ trợ họ trong sứ mệnh làm nên một điều gì đó ý nghĩa.

  • Các công việc liên quan đến tôn giáo
  • Bác sĩ/ Nha sĩ
  • Nhà tâm lý học
  • Giáo viên
  • Nhạc sĩ/ Hoạ sĩ/ Nhiếp ảnh
  • Kiến trúc, thiết kế
  • Các lĩnh vực liên quan đến chăm sóc sức khoẻ
  • Những người làm công tác xã hội

4.10. INFP – Người lý tưởng hóa

INFP là người chu đáo, nhiệt tình, chịu khó lắng nghe và thấu cảm về con người. INFP thường đặt ra tiêu chuẩn cao cho công việc. Tuy nhiên, INFP không thích xung đột và họ hay né tránh xung đột nhiều nhất có thể.

Ưu điểm của INFP:

  • Đam mê, tràn đầy năng lượng.
  • Luôn hướng tới cuộc sống tốt đẹp, tư tưởng rất thoáng.
  • Sáng tạo và dễ dàng thấu hiểu ý nghĩa bên trong.

Nhược điểm của INFP:

  • Gặp khó khăn với dữ liệu số.
  • Dễ bị quá mơ mộng và lý tưởng.
  • Tư tưởng cá nhân quá cao có thể dẫn tới bị cô lập.
nhóm tính cách infp
Nhóm tính cách INFP – Người lý tưởng hóa của MBTI là gì?

INFP phù hợp với ngành nghề nào?

INFP nên làm việc trong các lĩnh vực cho phép họ sống một cuộc sống hằng ngày theo đúng các giá trị của họ cũng như trong các ngành nghề mang lại nhiều điều tốt đẹp cho nhân loại.

  • Nhà văn
  • Nhà tâm lý học
  • Giáo viên/ Giáo sư
  • Cố vấn/ Nhân viên xã hội
  • Nhạc sĩ
  • Nhà tâm lý học
  • Tăng lữ/ Người hoạt động tôn giáo

4.11. INTJ – Nhà khoa học

INTJ là người suy nghĩ logic và hoạch định tốt. Họ yêu cầu cao cách tổ chức và vận hành hệ thống linh hoạt. Đặc biệt, nhóm người này có tố chất lãnh đạo do có tư duy mạch lạc cao. Đây là nhóm người có tiềm năng lớn và khát khao chinh phục. Tuy nhiên do quá tham vọng nên INTJ ít quan tâm người khác. Họ rất khó hiểu khiến người xung quanh ít tiếp xúc.

Ưu điểm của INTJ:

  • Khả năng phân tích sau đó áp dụng trong thực tế tuyệt vời.
  • Đầu óc nhanh nhạy và linh hoạt.
  • Giàu trí tưởng tượng và chiến lược.
  • Tư tưởng thông thoáng, quyết đoán trong công việc.

Nhược điểm của INTJ:

  • Quá cầu toàn nên dễ gây mâu thuẫn với những người xung quanh.
  • Dễ tổn thương người khác và vô tâm.
nhóm tính cách intj
Nhóm tính cách INTJ – Nhà khoa học của MBTI là gì?

INTJ phù hợp với ngành nghề nào?

INTJ gắn sự nghiệp của họ với tư duy độc lập, cái nhìn sâu sắc trọn vẹn về điều gì đó.

  • Nhà hoạch định chiến lược và xây dựng tổ chức công ty
  • Lãnh đạo quân đội
  • Nhà khoa học
  • Bác sĩ y khoa/ nha sĩ
  • Kỹ sư
  • Quản trị kinh doanh/ nhà quản lý
  • Thẩm phán
  • Luật sư
  • Lập trình viên máy tính, nhà phân tích hệ thống và chuyên gia máy tính
  • Giáo sư và giáo viên

4.12. INTP – Nhà tư duy

INTP là người sống trong thế giới của những tiềm năng và giả thuyết. Họ quý trọng kiến thức hơn cả và có yêu cầu cao trong việc thể hiện ý tưởng. Tuy nhiên, INTP không thích lãnh đạo, không thích điều khiển người khác. INTP thường xuyên đề cao bản thân và sự làm việc độc lập.

Ưu điểm của INTP:

  • Trung thực, khách quan và thẳng thắn.
  • Tư tưởng thoáng, sẵn sàng chấp nhận các ý tưởng khác.
  • Nhiệt tình với công việc.
  • Trí tưởng tưởng phong phú và độc đáo.

Nhược điểm của INTP:

  • Dễ lơ đãng và bỏ qua các vấn đề xung quanh.
  • Lúng túng và không biết giải quyết khi gặp các vấn đề liên quan cảm xúc.
  • Thường nhút nhát trong môi trường tập thể.
nhóm tính cách intp
Nhóm tính cách INTP – Nhà tư duy của MBTI là gì?

INTP phù hợp với ngành nghề nào?

INTP nên đi theo con đường tìm kiếm và phân tích các nguyên tắc và ý tưởng cơ bản trong môi trường làm việc độc lập.

  • Nhà khoa học, đặc biệt trong nghiên cứu Vật Lí, Hóa Học
  • Chiến lược gia
  • Giáo sư đại học
  • Nhiếp ảnh gia
  • Chuyên viên thiết lập kỹ thuật
  • Lập trình viên, nhà phân tích cấu trúc dữ liệu, người vẽ hoạt hình máy tính và chuyên gia máy tính
  • Thẩm phán/ Luật sư
  • Kỹ sư
  • Chuyên viên khám nghiệm hiện trường

4.13. ISFJ – Người nuôi dưỡng

ISFJ sống tình cảm và có thế giới nội tâm phong phú. ISFJ thích thực hành hơn lý thuyết và có khiếu thẩm mỹ cao, cảm quan cao. Tuy nhiên, các ISFJ rất khó hiểu bởi họ không bộc lộ cảm xúc ra ngoài nhiều cho dù bên trong đang rất sôi động. ISFJ luôn đề cao trách nhiệm của mình và cần những lời khen tích cực từ người khác.

Ưu điểm của ISFJ:

  • Nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
  • Trung thành, làm việc chăm chỉ.
  • Nhạy bén, có thể nhận ra chi tiết nhỏ nhất.
  • Khả năng thực hành tốt.

Nhược điểm của ISFJ:

  • Quá siêng năng đến nỗi quá tải trong công việc.
  • Thường gặp nhiều vấn đề trong việc tách biệt công việc và tình cảm.
  • Khó khăn khi phải thích nghi với sự thay đổi.
  • Nhút nhát.
nhóm tính cách isfj
Nhóm tính cách ISFJ – Người nuôi dưỡng của MBTI là gì?

ISFJ phù hợp với ngành nghề nào?

ISFJ nên lựa chọn những công việc mà họ có thể sử dụng khả năng quan sát con người để xác định nhu cầu của người khác, và sử dụng khả năng tổ chức tuyệt vời để xây dựng những kế hoạch và môi trường để đạt được điều mà người khác muốn.

  • Chăm sóc trẻ em/ Phát triển trẻ em
  • Nhà thiết kế
  • Trang trí nội thất
  • Y tá
  • Công tác xã hội/ Cố vấn
  • Trưởng phòng
  • Quản lý/ Quản lý hành chính
  • Tăng lữ/ Người làm việc liên quan đến tôn giáo
  • Người quản lý nhà sách, cửa hàng

4.14. ISFP – Người nghệ sỹ

ISFP là người chìm đắm trong thế giới của cảm xúc. Ho thường bị lôi cuốn bởi cái đẹp và luôn hướng tới hành động. ISFP rất đáng mến và sâu sắc. ISFP có năng khiếu sáng tạo nghệ thuật và thích giúp đỡ người khác. ISFP rất khiêm tốn. Tuy nhiên, ISFP là người khó hiểu giống hệt như ISFJ. Họ không phải là nhà lãnh đạo bẩm sinh.

Ưu điểm của ISFP:

  • Nhạy cảm, tinh tế và dễ dàng nhận ra cảm xúc của người khác.
  • Rất giỏi tạo xu hướng, nghĩ ra nhiều ý tưởng táo bạo và khác thường.
  • Cực kỳ đam mê với những công việc thu hút họ.

Nhược điểm của ISFP:

  • Gặp khó khăn trong việc nghiên cứu khoa học.
  • Dễ bị tiêu cực khi gặp các cuộc xung đột và hay căng thẳng.
  • Có lòng tự trọng thấp.
nhóm tính cách isfp
Nhóm tính cách ISFP – Người nghệ sĩ của MBTI là gì?

ISFP phù hợp với ngành nghề nào?

ISFP nên làm những công việc giúp họ phát triển những giá trị cốt lõi bên trong, có không gian riêng và sự tự do để thể hiện hết khả năng nhận thức nhạy bén chứ không phải môi trường làm việc năng động, áp lực.

  • Người làm công tác xã hội/ Cố vấn
  • Nhà thiết kế
  • Nhà tâm lý học
  • Nhạc sĩ
  • Nghệ sĩ
  • Chăm sóc trẻ em/ Phát triển trẻ em
  • Bác sĩ khoa nhi
  • Giáo viên
  • Bác sĩ thú y
  • Kiểm lâm viên

4.15. ISTJ – Người có trách nhiệm

ISTJ là những người ít nói. Họ thích sự an toàn và một cuộc sống yên bình. ISTJ trung thành và đáng tin cậy vì họ luôn giữ lời hứa. ISTJ tôn trọng sự thật và cũng rất giỏi lập kế hoạch và tổ chức. Tuy nhiên, ISTJ thường không dễ đồng cảm với người khác. Họ không thoải mái bày tỏ suy nghĩ và sở thích của mình.

Ưu điểm của ISTJ:

  • Có kiến thức rộng trong nhiều lĩnh vực.
  • Có trách nhiệm trong công việc.
  • Bình tĩnh, thực tế và biết cách sắp xếp kế hoạch phù hợp.

Nhược điểm của ISTJ:

  • Cứng đầu, khó chấp nhận một quan điểm khác.
  • “Sách vở”, khó hoà nhập với môi trường không quen thuộc hay không có cấu trúc.
  • Không nhạy cảm, dễ làm tổn thương người khác.
nhóm tính cách istj
Nhóm tính cách ISTJ – Người có trách nhiệm của MBTI là gì?

ISTJ phù hợp với ngành nghề nào?

Các ngành nghề điển hình của ISTJ nên xoay quanh đặc điểm truyền thống, quyền hạn, sự an toàn hoặc các dữ kiện logic.

  • Thủ lĩnh quân đội
  • Thẩm phán
  • Cảnh sát và thám tử
  • Luật sư
  • Kế toán và nhân viên tài chính
  • Quản lý kinh doanh, Quản trị và giám đốc điều hành
  • Bác sĩ/ Nha sĩ
  • Lập trình viên, phân tích hệ thống, và chuyên gia máy tính

4.16. ISTP – Nhà cơ học

ISTP là người luôn tìm hiểu mọi thứ vận hành như thế nào. ISTP rất thích mạo hiểm và có niềm tin mãnh liệt vào bản thân. Đây là nhóm người sẵn sàng hành động. Họ tháo vát và đáng tin cậy.

Tuy nhiên, ISTP thích dành thời gian một mình, không thích những nhận xét/ đánh giá chủ quan. Các ISTP sẽ thể hiện tốt nhất khi làm việc một mình hoặc trong một môi trường có đủ sự linh hoạt để họ có thể áp dụng các kỹ năng lý luận xuất sắc của mình.

Ưu điểm của ISTP:

  • Vui vẻ, tràn đầy năng lượng.
  • Giỏi giải quyết các tình huống khủng hoảng.
  • Linh hoạt, đa năng, không nghĩ quá nhiều về tương lai.
  • Trí tưởng tượng phong phú.

Nhược điểm của ISTP:

  • Nếu bị chỉ trích, ISTP rất dễ nổi cáu.
  • Khó tập trung vào công việc trong thời gian dài.
  • Không quan tâm đến cảm nhận người khác.
  • Không thích cam kết.
nhóm tính cách istp
Nhóm tính cách ISTP – Nhà cơ học của MBTI là gì?

ISTP phù hợp với ngành nghề nào?

Các ISTP sẽ thể hiện khả năng tốt nhất khi làm việc một mình hoặc trong môi trường có đủ sự linh hoạt mà họ có thể áp dụng kỹ năng lập luận tuyệt vời hoặc giải quyết những vấn đề thực tế.

  • Cảnh sát, thám tử
  • Pháp y
  • Kỹ sư
  • Thợ cơ khí
  • Thợ mộc
  • Lập trình viên, chuyên gia phân tích hệ thống, chuyên gia máy tính
  • Nhà thầu khoán
  • Tài xế, phi công, vận động viên đua xe
  • Vận động viên thể thao

>> Xem thêm: Mô hình SMART là gì? Các xác định mục tiêu theo nguyên tắc SMART

5. Ứng dụng MBTI trong quản lý nhân sự như thế nào?

Phương pháp khám phá tính cách MBTI có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, tại Việt Nam, công cụ này chỉ thường được sử dụng trong tuyển dụng, quản lý và đánh nhân sự.

ứng dụng mbti
Ứng dụng MBTI trong quản lý nhân sự như thế nào?

5.1. Tuyển dụng nhân sự

MBTI là công cụ giúp nhà tuyển dụng phán đoán tính cách ứng viên, từ đó biết được điểm mạnh, điểm yếu của họ.

Bên cạnh khả năng chuyên môn, tính cách của ứng viên rất quan trọng. Nhà tuyển dụng có thể đánh giá ứng viên có phù hợp với môi trường và con người của tổ chức hay không thông qua Trắc nghiệm tính cách MBTI.

5.2. Quản lý nhân sự

Việc hiểu rõ được tính cách của nhân viên sẽ giúp tăng khả năng quản lý của nhà quản lý. Điều này vừa thúc đẩy môi trường làm việc hòa đồng, sôi nổi lại tạo ra được những giá trị trong công việc.

Một lý do khác nữa đó là giúp các nhân viên có sự gắn kết với nhau hơn, tránh xảy ra mâu thuẫn không đáng có. Từ đó xây dựng văn hóa công ty lành mạnh, vững bền.

5.3. Đánh giá nhân sự

Tuy số doanh nghiệp dùng MBTI để đánh giá nhân sự còn khá ít nhưng không thể phủ nhận kết quả của trắc nghiệm này hoàn toàn có thể dùng để đánh giá nhân sự. Nếu bạn làm trắc nghiệm trong các khoảng thời gian khác nhau, thậm chí có thể sẽ nhận thấy kết quả khác nhau bởi bạn đã thay đổi theo môi trường, nhất là với những người có tính cách linh hoạt.

5.4. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Nếu áp dụng MBTI trên lượng lớn các nhân viên của toàn doanh nghiệp, bạn sẽ nhận được kết quả về nhóm tính cách của mỗi bộ phận nhân viên. Đây có thể là tư liệu hữu ích cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp bởi văn hóa doanh nghiệp sẽ càng lớn mạnh nếu thấu hiểu số đông nhân viên, người lao động trong công ty, biết họ cần gì và muốn gì.

>> Xem thêm: Mô hình ASK là gì? Cách áp dụng ASK trong đánh giá năng lực

6. Cách đánh giá ứng viên/ nhân viên qua trắc nghiệm MBTI

Với tính ứng dụng hiệu quả của nó, việc xác định MBTI của ứng viên hay nhân viên hiện nay đã trở nên rất phổ biến, và từ đó có xuất hiện nhiều phương án giúp nhà quản lý phân loại tính cách theo mô hình trắc nghiệm MBTI dễ dàng.

trắc nghiệm mbti
Trắc nghiệm tính cách MBTI là gì?
  • Sử dụng bộ câu hỏi test có sẵn

Những nguồn có sẵn trên Google hiện khá nhiều. Bạn chỉ cần gõ một vài từ khóa liên quan đến MBTI như “kiểm tra MBTI”, “MBTI Test”,… thì chúng ta sẽ nhận được kết quả trả về là những trang web có sẵn bộ câu hỏi tương ứng giúp bạn tự làm và khám phá bản thân.

  • Sử dụng nguồn tự cung

Nguồn tự cung ở đây tức là doanh nghiệp tự biên soạn một bộ câu hỏi xác định tính cách cho mình. Có 2 điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý cải thiện khi biên soạn, đó cũng là 2 điểm tối ưu của phương pháp này:

    • Cải thiện giao diện người dùng: Sẽ tốt hơn khi doanh nghiệp tạo phiên bản kiểm tra tính cách trên Website thay vì bản in giấy vì Website có giao diện và thiết kế tốt, thân thiện với người dùng, dễ đọc, dễ thao tác.
    • Tối ưu hóa bộ câu hỏi cho từng vị trí tuyển dụng: Khi đưa ra một bản mô tả công việc, người quản lý chắc chắn có những kỳ vọng về ứng viên mình muốn đưa vào vị trí. Sau khi tìm ra nhóm tính cách phù hợp, doanh nghiệp nên chú ý soạn câu hỏi sâu hơn về nhóm tính cách đó để khai thác những tố chất cần tìm bên trong từng ứng viên rồi so sánh mức độ, lựa chọn.

7. Một số lưu ý trước khi làm trắc nghiệm MBTI là gì?

Trước khi vào làm các câu hỏi cho trắc nghiệm tính cách MBTI, bạn đã tìm hiểu MBTI là gì vì thế hãy lưu ý một số điểm sau:

Trắc nghiệm được đánh giá dựa trên mức độ từ đồng tình đến không đồng tình của bạn về một viễn cảnh giả định nào đó. Do vậy, bạn càng trả lời nhanh bao nhiêu thì độ chính xác càng cao bấy nhiêu.

Tuy nhiên, câu trả lời có thể khá cảm tính vì dễ phụ thuộc vào tâm trạng lúc đó của người làm trắc nghiệm. Vì vậy, hãy tìm một khoảng thời gian thư thái, tâm trạng ổn định để tăng độ chính xác. Đừng quên trả lời thành thật với mỗi câu hỏi đưa ra.

Mọi thông tin đều mang tính chất tham khảo và có thể sẽ thay đổi sau một khoảng thời gian dài, đặc biệt là khi bạn là người linh hoạt, mới đổi ngành/ môi trường làm việc/ công việc thì hoàn toàn có thể xảy ra việc kết quả các lần làm trắc nghiệm có sự thay đổi.

Qua bài viết trên, Paroda đã giải thích chi tiết khái niệm MBTI là gì cũng như tầm quan trọng của nó trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Thông qua việc phân tích tính cách của mỗi con người. Chủ doanh nghiệp có thể đưa ra cách ứng xử phù hợp và có chiến lược phát triển nhân sự trong công việc thuận lợi, hiệu quả nhất.

>> Xem thêm các bài viết:

Đăng ký dùng thử