Đa phần mọi người đều cho rằng trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi là điều vô cùng khó khăn. Những người bạn của tôi nói rằng họ sẽ không bao giờ làm một nhân viên kinh doanh bởi họ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ làm được. Đặc biệt trong khi bản thân chưa có chút kinh nghiệm nào mà doanh số ngày nào cũng là một áp lực đối với họ. Tuy nhiên những người thành thạo trong nghề lại cho rằng trở thành nhân viên kinh doanh giỏi là điều không hề khó nếu bạn thực sự đam mê và bỏ tâm huyết cho nó.
Nhân viên kinh doanh được coi là nghề có thu nhập cao, mối quan hệ rộng và năng động. Tuy nhiên trên thực tế, để có được mức lương như trên, đòi hỏi bạn phải có những kỹ năng và tố chất nhất định cho nghề, thu nhập cao hay thấp phụ thuộc phần nhiều vào doanh thu của bạn. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhân viên kinh doanh là gì? Cần có những kỹ năng bán hàng như thế nào để trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc. Cùng Paroda tham khảo để có câu trả lời nhé.
MỤC LỤC NỘI DUNG
- 1. Nhân viên kinh doanh là gì?
- 2. Những kỹ năng bán hàng nhân viên kinh doanh bán hàng hiệu quả
- 2.1. Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp nhờ kỹ năng giao tiếp tốt
- 2.2. Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp nhờ khả năng nhận diện khách hàng tiềm năng
- 2.3. Kỹ năng bán hàng thành công nhờ luôn luôn lắng nghe – luôn luôn thấu hiểu
- 2.4. Kỹ năng bán hàng nhờ khéo léo trong cách đặt câu hỏi
- 2.5. Kỹ năng cần có của nhân viên bán hàng là đàm phán thương lượng với khách hàng
- 2.6. Kỹ năng bán hàng nhờ kỹ năng đề nghị – thuyết phục
- 2.7. Cách bán hàng chuyên nghiệp nhờ giải quyết các vấn đề thông minh
- 2.8. Nhân viên kinh doanh cần kỹ năng chốt sale
- 2.9. Kỹ năng nhân viên kinh doanh trong việc chốt thêm đơn
- 2.10. Kỹ năng bán hàng nhờ sự tự tin
- 2.11. Kỹ năng bán hàng thành công nhờ làm việc nhóm hiệu quả
- 2.12. Kỹ năng quản lý thời gian
- 3. Kết luận
1. Nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh (Salesman hay Saleswoman) là một bộ phận quan trọng, đóng vai trò trực tiếp trong việc liên kết khách hàng với doanh nghiệp. Công việc của nhân viên kinh doanh là đảm nhận các công việc trong công ty như quản lý, xây dựng chiến lược, môi giới tiếp thị,… với mục đích đẩy sản phẩm đi nhanh chóng và đem về những lợi nhuận lớn cho công ty.
Hoặc cũng có thể hiểu một cách đơn giản nhân viên kinh doanh chính là những người có nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm, tư vấn cho khách hàng và thuyết phục khách sử dụng, mua những hàng hóa/ dịch vụ của công ty/ doanh nghiệp.
2. Những kỹ năng bán hàng nhân viên kinh doanh bán hàng hiệu quả
Các nhà quản lý thường chỉ tập trung hướng dẫn nhân viên của mình cách bán hàng, chốt đơn hàng hoặc thương lượng về giá. Tuy nhiên trong thực tế, các kỹ năng cứng đôi khi không quan trọng bằng việc học hỏi các kỹ năng mềm. Và trước nhiều tính huống xảy ra trong cuộc sống, cấp trên cũng không thể dạy hết được cho nhân viên của mình.
Vì vậy, hãy học các kỹ năng mềm dưới đây để trở thành một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp và tiến gần hơn với khách hàng.
2.1. Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp nhờ kỹ năng giao tiếp tốt
Vậy nhân viên kinh doanh cần kỹ năng gì đầu tiên?
Sau ấn tượng ban đầu do ngoại hình mang lại thì giao tiếp chính là yếu tố gây thiện cảm, quyết định thái độ của khách hàng. Do đó, giao tiếp tốt là một kỹ năng bán hàng cơ bản giúp xây dựng niềm tin và duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng, hỗ trợ bán hàng thuận lợi hơn.
Trong giao tiếp, con người liên hệ với người khác bằng nhiều cách khác nhau và không nhất thiết phải luôn nói lời trực tiếp: Bạn có biết ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp kinh doanh không chỉ giúp bạn truyền đạt tốt hơn đến khách hàng, mà còn giúp hiểu được một phần suy nghĩ, ý định mà khách hàng chưa kịp diễn đạt. Khéo léo đoán biết và có giải pháp xử lý, chắc chắn bạn sẽ được lòng khách hàng hơn là chỉ giao tiếp bằng lời nói thông thường.
2.2. Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp nhờ khả năng nhận diện khách hàng tiềm năng
Đây được xem như kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp khi dựa vào kinh nghiệm cá nhân, đặc điểm ngành nghề, mô hình kinh doanh để phác họa chân dung khách hàng.
Bạn hãy liệt kê cho mình những đối tượng khách hàng có thể giúp bạn gia tăng cơ hội kinh doanh, tiết kiệm thời gian và giảm bớt công sức bỏ ra.
2.3. Kỹ năng bán hàng thành công nhờ luôn luôn lắng nghe – luôn luôn thấu hiểu
Tưởng chừng đơn giản nhưng lắng nghe là yếu tố quan trọng giúp kết nối giữa nhân viên kinh doanh và khách hàng. Khách hàng luôn muốn biết liệu bạn có thể hiểu được nhu cầu và vấn đề của họ hay không.
Bạn nên lắng nghe nhiều hơn, tinh ý nắm bắt nhu cầu, thị hiếu trong những gì họ trình bày là kỹ năng của nhân viên bán hàng cần thiết. Từ đó tư vấn chính xác giải pháp, sản phẩm cần thiết vấn đề khách hàng họ đang gặp phải.
Có như vậy khách hàng vừa cảm thấy được quan tâm tôn trọng, lại rất hài lòng vì sản phẩm của bạn đáp ứng được đúng nhu cầu họ cần.
2.4. Kỹ năng bán hàng nhờ khéo léo trong cách đặt câu hỏi
Các nhân viên kinh doanh sẽ không thể có tất cả câu trả lời khi vừa bắt đầu cuộc trò chuyện với khách hàng vì vậy bạn cần phải biết khai thác thông tin của khách hàng tiềm năng và dẫn dắt khách hàng bằng cách đặt câu hỏi. Đây là một kỹ năng bán hàng đặc biệt quan trọng.
2.5. Kỹ năng cần có của nhân viên bán hàng là đàm phán thương lượng với khách hàng
Đây là kỹ năng quan trọng đối với nhân viên kinh doanh để đạt được mục tiêu ban đầu đã đặt ra. Nghệ thuật đàm phán là sự kết hợp hoàn hảo giữa tư duy nhạy bén, ứng xử nhanh nhẹn đồng thời phải biết nhẫn nại tranh luận, kiềm chế cảm xúc và có lý lẽ để thuyết phục khách hàng một cách khéo léo, mang lại cảm giác dễ chịu để thỏa hiệp, bảo vệ lợi ích của mình.
2.6. Kỹ năng bán hàng nhờ kỹ năng đề nghị – thuyết phục
Nếu khách hàng đang phân vân về vấn đề đưa ra quyết định có mua hay là không thì bạn nên tác động vào để giúp họ đưa ra quyết định nhanh chóng là kỹ năng bán hàng hiệu quả.
Bạn nên đưa ra thêm các lợi ích và nhấn mạnh một số điểm chính của sản phẩm, điều này sẽ giúp tỉ lệ thuyết phục khách hàng thành công cao hơn.
2.7. Cách bán hàng chuyên nghiệp nhờ giải quyết các vấn đề thông minh
Những nhân viên kinh doanh giỏi luôn có kinh nghiệm và kỹ năng trong việc giải quyết vấn đề. Hãy luôn bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề, giúp bạn hình dung được đích đến của mình và thực hiện nó. Hãy luôn chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh và đúc kết kinh nghiệm cho bản thân.
2.8. Nhân viên kinh doanh cần kỹ năng chốt sale
Thật khó để nhân viên kinh doanh tiếp cận được khách hàng mục tiêu nhưng bước chốt sale thậm chí còn khó hơn rất nhiều.
Sau khi đã tiếp cận được và tìm hiểu khách hàng, khai thác đủ thông tin, giới thiệu về sản phẩm thì nhân viên kinh doanh cần biết cách chốt sale để mang về doanh thu.
>> Xem thêm: Chốt sale là gì? 6 Phương pháp chốt sale hiệu quả trong kinh doanh
Hãy khéo léo để khách hàng hiểu được đây đúng là giải pháp họ cần và tự nguyện mua. Đừng để khách hàng cảm giác rằng họ đang bị ép buộc. Điều này cũng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy khách hảng quay lại và trung thành với doanh nghiệp của bạn.
Đây là một kỹ năng bán hàng đặc biệt quan trọng giúp phân biệt các nhân viên kinh doanh xuất sắc nhất.
2.9. Kỹ năng nhân viên kinh doanh trong việc chốt thêm đơn
Khi khách hàng đã quyết định mua một sản phẩm, hãy gợi ý thêm cho họ các sản phẩm liên quan khác, đây là một trong các kỹ năng bán hàng hiệu quả. Và khéo léo giới thiệu các chương trình ưu đãi cũng giúp bạn tăng doanh số đáng kể.
Ví dụ: Bạn đã bán được một chiếc laptop, hãy gợi ý thêm cho khách hàng bên bạn đang có chương trình giảm giá túi chống sốc khi mua kèm laptop và mời họ đến quầy trưng bày xem thử.
Cách bán hàng chuyên nghiệp up-sale như vậy không chỉ bán được hàng mà còn giúp bạn bán thêm nhiều sản phẩm cùng lúc.
2.10. Kỹ năng bán hàng nhờ sự tự tin
Tự tin là mấu chốt trong kinh doanh nhưng bạn hoàn toàn có thể trau dồi được. Đây là cơ hội để bạn ghi dấu ấn với khách hàng của mình. Một người lắp bắp, rụt rè chắc chắn không để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt người đối diện. Hãy tự mình học hỏi, nâng cao sự tự tin để tạo ấn tượng tốt đẹp nhất với khách hàng.
2.11. Kỹ năng bán hàng thành công nhờ làm việc nhóm hiệu quả
Phối hợp tốt với đồng nghiệp hoặc phòng ban có thể giúp bạn giải quyết tốt hơn, nhanh hơn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với một dự án hợp tác kinh doanh lâu dài, bạn khó lòng mà một mình xoay sở mọi việc phải không nào.
Trong thời đại thông tin hiện đại, nhân viên sales cần phải có thêm những kỹ năng bổ trợ:
- Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
- Sử dụng thành thạo các ứng dụng văn phòng như: Word, Excel, Powerpoint, Outlook,…
- Hiểu biết về Internet và Website, quảng cáo trực tuyến.
2.12. Kỹ năng quản lý thời gian
Tất cả chúng ta đều bận rộn. Nhà quản lý có rất nhiều đầu công việc cần kiểm soát. Nhân viên kinh doanh cũng bị áp lực phải chốt được giao dịch nhanh hơn.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân viên kinh doanh hầu hết dành khoảng 64.8% thời gian cho những hoạt động không mang lại lợi nhuận và chỉ dành 35.2% thời gian cho các công việc liên quan tới bán hàng.
Chính vì vậy, nhân viên kinh doanh cần phải biết cách quản lý thời gian và sử dụng thời gian hiệu quả.
Nhà quản lý cũng nên hỗ trợ đội ngũ tiết kiệm thời gian bằng cách tự động hóa các quy trình làm việc để giảm các đầu việc thủ công, lặp đi lặp lại, giúp nhân viên kinh doanh có thời gian chăm sóc khác hàng tốt hơn.
Các doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng phần mềm quản lý khách hàng như Paroda Sales để tối ưu hoạt động kinh doanh. Giải pháp này giúp lưu trữ thông tin khách hàng tập trung, thiết lập quy trình bán hàng chuyên nghiệp, tự động hóa các đầu việc hàng ngày như báo giá, phê duyệt,…
Nhờ đó, nhân viên kinh doanh có thể tiết kiệm được thời gian và tập trung chăm sóc khách hàng tốt hơn và bứt phá doanh thu.
>> Xem thêm: Quy trình bán hàng là gì? 7 bước xây dựng quy trình bán hàng chuyên nghiệp
3. Kết luận
Ngay cả trong thời đại số hóa hiện nay, một số quy trình kinh doanh vẫn còn đòi hỏi sự giao tiếp và kỹ năng con người. Điều đó là đặc biệt đúng trong bán hàng – chìa khóa thành công của mỗi công ty. Các chuyên gia cho biết nhân viên kinh doanh giỏi có thể gặt hái được những phần thưởng về chuyên môn và tài chính đáng kể nếu họ có được cách làm phù hợp. Hy vọng bài viết trên đã có nhiều thông tin về các kỹ năng bán hàng hiệu quả của một nhân viên kinh doanh phải có. Chúc các bạn áp dụng thành công!
Bài viết liên quan
Quản lý khách hàng là gì? Quy trình và phương pháp quản lý
Quản lý khách hàng đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với [...]
Th4
5 phần mềm quản lý thu chi chính xác, dễ dùng cho doanh nghiệp
Phần mềm quản lý thu chilà công cụ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý và [...]
Th3
7 phần mềm quản lý công nợ chính xác và hiệu quả nhất
Phần mềm quản lý công nợ là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp chủ [...]
Th3
Quy trình 8 bước bán hàng cơ bản và cách áp dụng hiệu quả
Quy trình 8 bước bán hàng là quy trình bán hàng tập trung cụ thể [...]
Th3
Chăm sóc khách hàng là gì? Vai trò, công việc và quy trình
Chăm sóc khách hàng được xem là một trong những hoạt động vô cùng quan [...]
Th3
Hành vi mua hàng của người tiêu dùng là gì? Các yếu tố quyết định tới hành vi khách hàng
Hành vi mua hàng của người tiêu dùng có thể nói là một trong những [...]
Th11