fbpx

Vì sao nên quản lý khách hàng bằng hệ thống CRM?

Vì sao nên quản lý khách hàng bằng hệ thống CRM?

Xây dựng hệ thống quản lý khách hàng không chỉ giúp doanh nghiệp quản trị dữ liệu và chăm sóc khách hàng mà còn là sợi dây gắn kết các hoạt động marketing, sales, customer service để tạo ra những trải nghiệm mang tính nhân!

Chính vì thế phần mềm quản lý khách hàng CRM được coi là sự lựa chọn ưu tiên của doanh nghiệp. Hãy cùng Paroda tìm hiểu lí do vì sao quy trình quản lý khách hàng lại cần ứng dụng CRM nhé!

1. Vì sao CRM quản lý khách hàng lại quan trọng đến vậy?

CRM có thể hiểu như một phần mềm quản lý dữ liệu và chăm sóc khách hàng mà không chỉ:

  • Lưu trữ những thông tin cơ bản như email, số điện thoại, tóm tắt sơ lược khách hàng, lịch sử tương tác.
  • Mà còn tích hợp nhiều chức năng cho phép các bộ phận phối hợp cùng nhau như ghi chú, tự động thông báo hay phân tích kết quả trả về trên nhiều kênh khác nhau.
quản lý khách hàng
Vì sao CRM quản lý khách hàng lại quan trọng đến vậy?

Nói cách khác, CRM là công cụ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng chuyển đổi thông qua những chiến lược tiếp cận dựa trên số liệu. CRM cho phép doanh nghiệp đào sâu vào mối quan hệ với khách hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng, đồng nghiệp, đối tác và nhà cung cấp.

Duy trì mối quan hệ tốt và giữ tương tác với khách hàng là việc rất quan trọng cho việc mua hàng và lặp lại mua hàng của khách hàng. Có thể thấy mọi thứ ở một nơi duy nhất là CRM thì những trang thông tin đơn giản có thể cho bạn biết về thông tin khách hàng một cách nhanh và chính xác nhất.

>> Xem thêm: CRM Software là gì? Lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lý khách hàng CRM?

2. Những lý do để doanh nghiệp sử dụng CRM để quản lý khách hàng

Việc ứng dụng CRM vào quy trình quản lý sẽ giúp doanh nghiệp tương tác với khách hàng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó phần mềm còn có những tiện ích khác hỗ trợ doanh nghiệp tối đa năng suất.

Nếu bạn còn đang phân vân có nên đưa CRM vào hệ thống quản lý hay không? Cải thiện hệ thống quản lý bằng việc ứng dụng CRM cụ thể như thế nào? Thì hãy cùng chúng tôi điểm qua vài lí do sau đây nhé!

2.1. Quản lý khách hàng tốt hơn

Thông tin khách hàng sẽ được lưu trữ và cập nhật liên tục. Vì vậy việc truy xuất dữ liệu, kiểm tra đơn hàng, tình hình thanh toán của khách hàng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Việc sử dụng CRM thay thế cho những bảng tính excel truyền thống sẽ làm tăng tốc độ quá trình xử lý công việc và giảm thời gian xử lý dữ liệu, với việc nhập liệu chỉ một lần duy nhất. Đồng thời phần mềm cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tăng tốc độ xử lý công việc và giảm thời gian xử lý dữ liệu đầu vào.

Hơn thế nữa, doanh nghiệp còn có thể phân loại khách hàng ra thành từng nhóm khách hàng cụ thể, nhằm đề ra những chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách bán hàng, khuyến mãi hợp lý.

2.3. Kết hợp khéo léo giữa Marketing và bán hàng

CRM không chỉ giúp tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, từ phát triển, mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng, bán hàng đến hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, các dịch vụ sau bán hàng; mà còn hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động Marketing và truyền thông của doanh nghiệp.

Dựa trên những nhóm khách hàng, thông tin khách hàng đã được lưu trữ trong CRM, việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu khách hàng nhằm đề ra những chiến lược Marketing, chiến lược truyền thông phù hợp sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Đặc biệt, CRM còn hỗ trợ thống kê được phản hồi của khách hàng, từ đó sẽ giúp nhận định chính xác hiệu quả của việc thực hiện các chiến dịch Marketing. Sự kết hợp giữa Marketing và bán hàng sẽ giúp gia tăng doanh thu và hiệu suất làm việc của doanh nghiệp, nhờ tính hiệu quả trong tương tác với khách hàng.

2.4. Thiết lập quy trình quản lý khách hàng chặt chẽ

Khi chưa áp dụng CRM doanh nghiệp thường sẽ phải lưu các thông tin trên nhiều file khác nhau. Các thông tin từ dữ liệu khách hàng, hợp đồng, lịch sử mua hàng/ bán hàng, lịch các cuộn hẹn/ cuộc họp,… bị phân tán rải rác. Vì thế mà các dữ liệu này sẽ khó kiểm soát, gây mất thời gian quản lý cho doanh nghiệp.

Nhưng với CRM, các thông tin sẽ được liên kết chặt chẽ với trên cùng một hệ thống. Khi cần truy cập dữ liệu, doanh nghiệp sẽ chỉ cần vài cú nhấp chuột để tìm kiếm thông tin.

quy trình quản lý khách hàng
Thiết lập quy trình quản lý khách hàng chặt chẽ

2.5. Gia tăng sự hài lòng của khách hàng

Một dịch vụ khách hàng cũ kỹ, chậm trễ là nguyên nhân khiến khách hàng từ bỏ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Với việc sử dụng CRM, sự chậm trễ trong việc phản hồi khách hàng sẽ giảm đi đáng kể. Lịch sử giao dịch của khách hàng cũng được lưu trữ chi tiết trong hệ thống, vì vậy nhân viên kinh doanh có thể dựa trên những thông tin về giao dịch đó để tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ khách hàng hiệu quả hơn.

Doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm quản lý khách hàng CRM như một trung tâm dịch vụ để tìm kiếm thông tin, sắp xếp các vấn đề vướng mắc của từng khách hàng theo thứ tự ưu tiên, tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng để có biện pháp giải quyết, xử lý sớm hơn, tránh trường hợp chậm trễ làm khách hàng không hài lòng cũng như làm giảm uy tín của doanh nghiệp.

2.6. Báo cáo, thống kê bằng hệ thống quản lý khách hàng

Sử dụng CRM vào quy trình quản lý còn hỗ trợ doanh nghiệp tính năng báo cáo và phân tích. Các số liệu của CRM sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo báo cáo tùy theo nhu cầu, mục đích. Phần mềm có thể cung cấp cho doanh nghiệp đa dạng các loại báo cáo biểu thị số liệu theo từng ngày, tuần, tháng.

Việc sử dụng ứng dụng quản lý khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và đánh giá hiệu quả nội bộ. Công đoạn đánh giá và thống kê cuối cùng bao giờ cũng được doanh nghiệp chú trọng. Nó có thể giúp doanh nghiệp nhìn lại toàn bộ chiến dịch, quy trình quản lý để kịp thời khắc phục những lỗ hỏng trong bộ máy tổ chức.

3. Vậy những mô hình doanh nghiệp nào nên xây dựng hệ thống CRM quản lý khách hàng?

Là phần mềm quản lý khách hàng dựa trên dữ liệu lưu trữ, CRM là mảnh ghép quan trọng cho những mô hình kinh doanh mà thiết lập mối quan hệ bền chặt với đối tượng mục tiêu là nền tảng cho sự phát triển.

Dưới đây là ví dụ về một số loại hình dịch vụ mà xây dựng hệ thống CRM đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy tăng trưởng hay mở rộng quy mô: 

  • Ngân hàng hay các tổ chức tài chính
  • Dịch vụ du lịch
  • Công ty bảo hiểm
  • Quỹ đầu tư
  • Bất động sản
  • Thẩm mỹ viện
  • Tổ chức giáo dục/ đào tạo trực tuyến
  • Dịch vụ sức khỏe
  • Agency quảng cáo
  • Dịch vụ đặt đồ ăn
  • Thương mại điện tử

Tuy nhiên, do đặc thù ngành hàng hay mô hình kinh doanh mà nhu cầu về hệ thống CRM có thể sẽ khác.

Như vậy qua bài viết này, vấn đề quản lý khách hàng và những hiệu quả của CRM mang lại sẽ giúp cho doanh nghiệp giải quyết những vướng mắc. Mong rằng các doanh nghiệp sẽ lựa chọn sử dụng CRM.

Vì CRM sẽ mang tới cho doanh nghiệp một dịch vụ khách hàng chất lượng, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng, khiến khách hàng hài lòng và trung thành với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. CRM cũng hỗ trợ đưa ra những quyết định bán hàng chính xác hơn cho từng nhóm khách hàng, đồng thời cho phép xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, giúp tăng doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp.

>> Xem thêm các bài viết khác:

Đăng ký dùng thử