fbpx

Đầu tư phần mềm CRM doanh nghiệp B2B được nhiều hơn mất

ĐẦU TƯ PHẦN MỀM CRM DOANH NGHIỆP B2B ĐƯỢC NHIỀU HƠN MẤT

Bạn là một nhà đầu tư, kinh doanh dịch vụ không gian làm việc chung – coworking space, văn phòng làm việc? Bạn đang tìm kiếm giải pháp giúp quản lý khách hàng hiệu quả, thúc đẩy doanh thu, hỗ trợ tự động hoá quy trình điều hành? Vậy thì những phần mềm chăm sóc khách hàng CRM chính là giải pháp cho không gian của bạn!

Rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tìm hiểu chưa kỹ về phần mềm quản lý CRM thì nghĩ rằng nó đơn giản cũng chỉ là một công cụ giúp số hoá mấy loại giấy tờ rồi lưu trữ thông tin về một mối… Nhưng thực chất những giá trị mà các phần mềm CRM tại Việt Nam hay các phần mềm ngoại nhập thực sự “đáng đồng tiền bát gạo” với khoản đầu tư của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp B2B được gì hay mất gì khi đầu tư phần mềm CRM, là vấn đề trăn trở của nhiều CEO khi họ chưa nắm rõ những lợi ích mà phần mềm CRM – Paroda Sales mang lại. Vậy doanh nghiệp B2B có nên đầu tư phần mềm CRM hay không? sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây. 

1. Các vấn đề thường gặp trong quản trị quan hệ khách hàng tại doanh nghiệp B2B

Trước khi đi vào tìm hiểu phần mềm CRM – Paroda Sales là gì chúng ta hãy cùng điểm qua một số vấn đề thường gặp trong nghiệp vụ quản trị quan hệ khách hàng tại các doanh nghiệp hiện nay.

Trong một khảo sát của MarketingSherpa cho biết: Có tới khoảng 79% các Leads (cơ hội khách hàng) thu được từ hoạt động Marketing thường bị bỏ quên và không chốt được sales. Và 61% các doanh nghiệp B2B xử lý leads giống như xử lý khách hàng và chỉ 27/100% số Leads được chuyển đổi thành công sang khách hàng.

Một yếu tố khác như không xử lý Lead kịp thời cũng là nguyên nhân dẫn đến việc tỉ lệ chuyển đổi khách hàng thấp. Ngoài ra, khi một nhân viên kinh doanh nắm giữ hàng trăm khách hàng nghỉ việc và đầu quân cho đối thủ cũng sẽ là “hung thủ” khiến % khách hàng trung thành của doanh nghiệp ngày càng thu hẹp.

Vì vậy, các doanh nghiệp B2B cần nhanh chóng đưa ra biện pháp, quy trình quản lý bán hàng để tránh lãng phí nguồn nhân lực, kinh phí cho việc tìm kiếm giữ chân khách hàng. Ứng dụng CRM – Paroda Sales là Phần mềm quản trị quan hệ khách hàng trực tuyến trên nền tảng điện toán đám mây đang là giải pháp hữu hiệu mà hầu hết các doanh nghiệp Việt đang áp dụng để biến người lạ (Lead) thành khách hàng trung thành.

>> Xem thêm: Chăm sóc khách hàng là gì? Vai trò, công việc và quy trình

2. Phần mềm quản trị quan hệ khách hàng CRM – Paroda Sales là gì?

CRM (Customer relationship management software) – Paroda Sales là phần mềm quản lý quan hệ khách hàng toàn diện. Không chỉ giúp gắn kết khách hàng với doanh nghiệp, Paroda Sales còn đảm nhiệm các tác vụ tối ưu quy trình bán hàng, cải thiện chất lượng tìm kiếm Lead, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi Lead thành khách hàng tiềm năng, tăng trưởng doanh số và chất lượng  dịch vụ khách hàng. Thậm chí là giúp nhà quản lý phân tích dữ liệu để cải thiện sản phẩm, hoạt động kinh doanh, xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng để mở rộng nguồn khách hàng mới từ khách hàng trung thành.

Lấy ví dụ, khi doanh nghiệp có nhiều sản phẩm, dịch vụ được triển khai bán hàng bằng nhiều kênh quảng cáo khác nhau như: Google, Facebook, Email marketing,… Sẽ rất khó để biết chính xác mặt hàng nào bán tốt, và kênh tiếp thị nào đang thu về Lead chất lượng? Khi đó, các nhà quản lý sẽ cần tới phần mềm để quản lý và phân tích dữ liệu.

Tính năng của Paroda Sales cho phép người dùng quản lý chính xác Lead được đổ về từ nguồn quảng cáo và chiến dịch nào. Thống kê tỷ lệ chuyển đổi của từng nguồn/ từng chiến dịch và từng sản phẩm khác nhau. Từ đó quản lý Marketing có thể nhanh chóng đưa ra các quyết định tối ưu quảng cáo phù hợp.

Đầu tư phần mềm crm
Phần mềm quản trị quan hệ khách hàng CRM – Paroda Sales

Paroda Sales có nhiệm vụ xây dựng và chuẩn hóa quy trình bán hàng hàng trong doanh nghiệp, ghi nhận và lưu giữ thông tin trong suốt quá trình chuyển đổi Lead thành khách hàng trung thành như: Thu thập quản lý thông tin khách hàng, hành vi mua hàng, lịch sử giao dịch, báo giá, hợp đồng, chăm sóc khách hàng, hỗ trợ sau bán hàng, lý do thành công – thất bại của một Lead.

Đồng thời, giúp ban lãnh đạo đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, tiếp thị, quy trình bán hàng và hiệu suất làm việc của nhân viên chính xác – hiệu quả thông qua hệ thống báo cáo chuyển đổi thông minh.

>> Xem thêm: Phần mềm quản lý khách hàng CRM tốt nhất

3. 6 lý do doanh nghiệp B2B nên đầu tư phần mềm CRM – Paroda Sales

3.1. CRM giúp tăng sự thỏa mãn của khách hàng

Ở bất kỳ ngành nghề nào, đều có một nguyên tắc đơn giản là doanh nghiệp của bạn sẽ thành công và bạn sẽ có tiền ngay khi bạn có thể thỏa mãn và làm hài lòng khách hàng của bạn. Đặc biệt, với những khách hàng ngày nay, họ luôn luôn mong muốn được chăm sóc như những cá nhân khác biệt và được hỗ trợ một cách nhanh chóng, bất kể dù đó là ngày hay đêm.

Vậy ưu điểm vượt trội của hệ thống CRM so với việc chăm sóc khách hàng theo cách truyền thống là gì?

Thứ nhất, CRM giúp bạn biết được khách hàng của bạn thực sự muốn gì. Bởi vì tất cả thông tin liên quan khách hàng được lưu trữ trong CRM, nó giúp cho các nhân viên kinh doanh có thể phân tích những nhu cầu của khách hàng hoặc thậm chí những vấn đề của khách hàng tại đúng thời điểm.

Ví dụ như, nếu bạn cần giải quyết một vấn đề cho khách hàng, bạn có thể truy xuất tất cả thông tin về các hoạt động của khách hàng, bao gồm những giao dịch mua bán quá khứ, các sở thích, hoặc bất cứ thứ gì có thể giúp bạn nhanh chóng tìm ra những giải pháp phù hợp cho khách hàng của mình.

Bên cạnh đó, CRM cũng ghi lại toàn bộ thông tin liên quan, từ các khách hàng mà bạn đã từng tiếp cận, những người đã thực hiện mua hàng hoặc từ chối mua hàng, đến những khách hàng có tiềm năng mua hàng trong tương lai. Việc lưu trữ thông này có thể giúp công ty thực hiện các nghiệp vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn.

Ví dụ, CRM có thể chia khách hàng thành các khách hàng loại A, B, C,… dựa trên các tiêu chí như giá trị hợp đồng, tần suất hợp tác, mua hàng. Nó giúp những nhân viên chăm sóc khách hàng có thể dễ dàng đưa ra các chương trình chăm sóc, phục vụ với từng cá nhân khách hàng, giúp họ cảm thấy họ được đối xử theo một cách đặc biệt.

Tất cả việc trên giúp cải thiện sự hài lòng của khách hàng, cũng như đảm bảo sự trung thành của họ, cuối cùng đạt được những mục tiêu quan trọng nhất là có kết quả lợi nhuận tốt hơn.

3.2. Đầu tư phần mềm CRM có thể lưu trữ được lượng thông tin lớn, đảm bảo tính chính xác, tập trung

Hiện nay, vẫn còn rất nhiều công ty lưu trữ thông tin khách hàng trên những trang tính Excel truyền thống. Những trang tính Excel này có thể bị mất, bị hỏng, bị quá thời gian, hoặc chúng có thể rơi vào tay nhầm người. Hoặc trong kinh doanh, các danh thiếp kinh doanh là một nguồn quan trọng dành cho việc thu thập dữ liệu khách hàng. Tuy nhiên, nó sẽ vô nghĩa nếu chỉ nằm nguyên trên bàn làm việc của bạn.

Bằng việc lưu trữ một lượng lớn các thông tin liên quan đến khách hàng một cách có hệ thống và thống nhất, CRM có thể cung cấp cho tất cả nhân viên một nguồn thông tin giống nhau tại mọi thời điểm để sử dụng. Hệ thống này cũng giúp các nhân viên trong công ty tiết kiệm được một lượng lớn thời gian liên quan đến các việc lặp đi lặp lại mà lại không đem lại nhiều lợi nhuận, ví dụ như việc tìm lại giấy tờ, bảo quản, hoặc việc cập nhật thông tin khách hàng, giao dịch hiện có.

Thêm nữa, các doanh nghiệp truyền thống thường rơi vào tình trạng các nguồn đầu mối thông tin khách hàng thường bị nắm giữ bởi một số cá nhân nhất định. Trong trường hợp những cá nhân này nghỉ việc, hoặc tệ hơn là chuyển sang làm việc cho công ty đối thủ, thì việc bị mất những đầu mối liên hệ với khách hàng này sẽ gây nguy hiểm công ty.

CRM có thể giải quyết được vấn đề này bằng cách lưu trữ toàn bộ các dữ liệu trên hệ thống, chuyển tất cả thông tin thành tài sản của công ty thay vì chỉ thuộc về các cá nhân.

3.3. Quản lý công nợ hiệu quả

Hầu hết các hệ thống CRM hiện nay thường phân loại các hợp đồng của công ty vào một trong các giai đoạn sau của một phễu bán hàng:

  • Đánh giá khả năng hợp tác/ mua hàng
  • Lên lịch hẹn gặp mặt
  • Báo giá/ Đề xuất
  • Đàm phán / Đánh giá
  • Chốt hợp đồng thành công
  • Chốt hợp đồng thất bại

Từ việc thống kê các hợp đồng thành công, tất cả các thành viên trong công ty có thể theo dõi được từng hợp đồng đã thanh toán bao nhiêu tiền, khi nào tiền sẽ về, giúp công ty bạn có thể quản lý công nợ tốt hơn. Hoặc đối với các hợp đồng thất bại, thì có thể thấy được lý do là gì để cải thiện khả năng bán hàng của công ty.

Thêm vào đó, việc theo dõi số lượng đơn hàng tại mỗi giai đoạn trong phễu trên sẽ giúp cho người chủ doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan về tình hình bán hàng hiện tại của doanh nghiệp. Ví dụ, hiện tại các đơn hàng đang nằm nhiều nhất ở giai đoạn nào, đâu là điểm gây ra tắc nghẽn trong quá trình bán hàng? Việc phân tích này sẽ giúp cho các nhà quản lý tìm ra nguyên nhân để cải thiện quy trình bán hàng và có thể tăng lỉ lệ hàng bán đơn nhiều hơn.

>> Xem thêm: 7 phần mềm quản lý công nợ chính xác và hiệu quả nhất

3.4. Nhận diện và phân loại các khách hàng tiềm năng

Bạn sẽ không thể biết khi nào một khách hàng tiềm năng sẵn sàng để mua hàng từ bạn. Bạn biết rằng bạn phải chăm sóc và giữ liên lạc với khách hàng thường xuyên để họ có thể nhận thức về sản phẩm và cuối cùng là mua hàng từ bạn. Nếu công ty bạn đang loay xoay không biết xử lý như thế nào để không sót bất kỳ một khách hàng tiềm năng hay hợp đồng nào, thì CRM sẽ là một giải pháp hiệu quả dành cho bạn.

Phần mềm CRM có thể giúp bạn xác định và tìm thêm được những khách hàng tiềm năng dễ dàng, nhanh chóng hơn và chính xác hơn.

Đầu tư phần mềm CRM là gì
Nhận diện và phân loại các khách hàng tiềm năng

Cụ thể, CRM tập trung vào các khách hàng tiềm năng phù hợp, giúp đội ngũ bán hàng của công ty bạn có thể ưu tiên và tập trung nỗ lực vào các khách hàng mà có cơ hội chốt đơn cao hơn, hoặc cũng như giúp các hoạt động tiếp thị xác định các khách hàng tiềm năng và cần phải chăm sóc để họ trở thành các khách hàng chất lượng của công ty.

3.5. Cải thiện khả năng bán chéo và tăng khả năng bán hàng

Mục tiêu quan trọng nhất của việc sử dụng hệ thống CRM luôn luôn là việc giúp tăng tỷ lệ chốt sales, trong cả việc bán chéo và tăng khả năng bán hàng.

Đối với việc tăng khả năng bán hàng, công ty của bạn có thể theo dõi được các giao dịch mua hàng gần đây của khách hàng để gợi ý các sản phẩm tương tự nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.

Việc tăng tỉ lệ bán chéo cũng là một lợi ích đáng được nhắc đến của CRM. Hệ thống tiến hành theo dõi các hoạt động mua hàng trong quá khứ của khách hàng để gợi ý những sản phẩm mới hoặc các nhu cầu mà khách hàng có thể đang tìm kiếm. Hoặc đối với các công ty bán nhiều loại sản phẩm, công ty có thể tiến hành mời chào những sản phẩm bổ trợ cho những sản phẩm mà công ty đã bán cho khách hàng nhờ vào những thông tin có được trên CRM.

3.6. Tăng mức độ hợp tác làm việc giữa các phòng ban

Với sự hỗ trợ của hệ thống CRM, các phòng ban khác nhau có thể tiếp cận một nguồn thông tin giống nhau tại cùng một thời điểm mà không có bất kỳ cản trở nào. Ví dụ, các nhân viên kinh doanh và nhân viên chăm sóc khách hàng có thể chia sẻ thông tin giống nhau giúp cho việc chốt hợp đồng kinh doanh nhanh hơn hoặc thậm chí thỏa mãn khách hàng với những dịch vụ sau bán.

Bên cạnh đó, phòng kế toán và phòng kinh doanh có thể có chung thông tin về thời gian khi nào tiền ở giai đoạn tiếp theo trong từng hợp đồng sẽ về. Thông tin này giúp phòng kế toán thông báo với phòng kinh doanh, để những nhân viên kinh doanh tiến hành liên hệ với khách hàng để thúc giục họ trả tiền.

Là phần mềm quản trị quan hệ khách hàng chuyên biệt cho doanh nghiệp B2B, Paroda Sales cung cấp đầy đủ các nghiệp vụ cần thiết trong quy trình bán hàng. Giúp ban lãnh đạo có cái nhìn toàn cảnh về bức tranh khách hàng – doanh số trong doanh nghiệp.

Mặt khác, Paroda Sales còn có thể tích hợp với nhiều ứng dụng và liên kết với các phần mềm quản lý công việc, quản lý nhân sự, quản lý đánh giá KPI… để tạo thành bộ công cụ quản lý và điều hành doanh nghiệp toàn diện.

Mọi thắc mắc hay có nhu cầu đầu tư phần mềm CRM – Paroda Sales xin hãy liên hệ với chúng tôi.

>> Xem thêm các bài viết khác:

Đăng ký dùng thử