fbpx

SAAS là gì? Mọi thông tin cần biết về mô hình Software As A Service

saas là gì

SaaS là gì? Đây là khái niệm còn quá xa lạ đối với Việt Nam. Trong khi đó xu hướng sử dụng SaaS và điện toán đám mây (cloud computing) đã và đang phát triển mạnh mẽ trong thế giới công nghệ toàn cầu.

SaaS hiện nay được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như phần mềm kế toán, phần mềm quản trị doanh nghiệp, phần mềm quản trị nguồn nhân lực,… tiện ích đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về mô hình SaaS qua bài viết dưới đây của Paroda.

1. Tổng quan về SaaS

1.1. SaaS là gì?

Saas là gì? SaaS là viết tắt của Software as a service là mô hình cung cấp và phân phối ứng dụng phần mềm thông qua internet. Khác với các ứng dụng phần mềm bán trọn gói trước đây, nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây lưu trữ phần mềm và cung cấp chúng cho người dùng cuối bằng hình thức đăng ký theo gói (gói 1 tháng, 1 quý, 1 năm).

saas là gì
SaaS là gì?

Trong mô hình này, nhà cung cấp phần mềm độc lập (ISV) và nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây có thể là 2 đơn vị riêng biệt. Những công ty ISV thường chọn ký kết hợp đồng với bên thứ ba là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây để lưu trữ ứng dụng. Còn những công ty lớn như Microsoft, nhà cung cấp dịch vụ đám mây cũng là nhà cung cấp phần mềm.

SaaS là một trong 3 loại chính của điện toán đám mây với 2 loại còn lại là infrastructure as a service (IaaS)platform as a service (PaaS). SaaS được dùng phổ biến và ứng dụng được cho cả người dùng B2B và B2C.

>> Xem thêm: Top 10 phần mềm quản lý doanh nghiệp, công ty tốt nhất

1.2. Lịch sử hình thành SaaS

SaaS được phát triển vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960. Trong những năm sau đó, SaaS được nghiên cứu và phát triển về phần cứng trên máy tính và cho phép cá nhân được sử dụng theo tính cá nhân. Chi phí cho SaaS trong thời gian này cũng ít tốn kém hơn. Tuy nhiên, hệ thống của SaaS vẫn kém hiệu quả trên quy mô lớn khi các doanh nghiệp yêu cầu cao về phần bảo trì phần mềm và phần cứng liên tục.

Vào giữa những năm 1990, Internet đạt đến tầm cao mới về giao dịch thương mại điện tử. Sự phát triển của Internet sau đó thúc đẩy sự ra đời của “đám mây trực tuyến”, cho phép các tổ chức truy cập phần mềm từ mọi nơi.

Vào năm 1999, Salesforce đã hoàn thiện SaaS bằng cách tung ra phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM của riêng mình. Nhờ khởi đầu thuận lợi Salesforce nhanh chóng trở thành siêu sao đầu tiên trong không gian SaaS. Nó vẫn là một trong những công ty SaaS thuần túy lớn nhất ở Mỹ. Do đó mà các công ty thuộc mọi hình dạng và quy mô, từ những công ty khởi nghiệp trẻ tuổi đến những gã khổng lồ trong ngành bao gồm Microsoft, Oracle và SAP đều háo hức tập trung xây dựng và phát triển theo hướng này.

Ngày nay, SaaS có mặt khắp nơi. Với các công ty thuần chơi như Adobe, Salesforce, Shopify và Intuit dẫn đầu, thị trường SaaS dự kiến ​​sẽ đạt 145 tỷ đô la vào năm 2022. Tại thị trường Việt Nam cũng bắt đầu có những cái tên tuổi đang dần lớn mạnh về công nghệ với mô hình SaaS hiệu quả.

1.3. Các phần mềm SaaS hoạt động như thế nào?

SaaS hoạt động thông qua mô hình phân phối đám mây. Nhà cung cấp phần mềm sẽ lưu trữ ứng dụng và dữ liệu liên quan. Bằng cách sử dụng máy chủ, cơ sở dữ liệu, tài nguyên mạng và máy tính của riêng mình.

Hoặc có thể là các ISV ký hợp đồng với nhà cung cấp đám mây để lưu trữ ứng dụng trong trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp đó. Ứng dụng có thể truy cập được trên bất kỳ thiết bị nào có kết nối mạng.

Các ứng dụng SaaS thường được truy cập thông qua trình duyệt web. Do đó, các doanh nghiệp sử dụng ứng dụng SaaS không được phân quyền thiết lập và bảo trì phần mềm. Người dùng chỉ cần trả phí đăng ký để có quyền truy cập vào phần mềm, đây là một giải pháp được tạo sẵn.

Trong mô hình SaaS, các nhà cung cấp cho phép khách hàng quyền truy cập vào một bản sao ứng dụng duy nhất được tạo riêng. Mã nguồn của ứng dụng là giống nhau cho tất cả khách hàng và khi các tính năng hoặc chức năng mới được phát hành, chúng sẽ được triển khai cho tất cả khách hàng.

Tùy thuộc vào thỏa thuận mức dịch vụ (SLA – service-level agreement), dữ liệu của khách hàng cho từng mô hình có thể được lưu trữ cục bộ, trên đám mây hoặc cả cục bộ và đám mây.

>> Xem thêm: Multitasking là gì? Lợi ích mang lại khi thực hiện Multitask hiệu quả

1.4. Sự khác nhau giữa SaaS, PaaS, IaaS là gì?

SaaS là một trong ba danh mục chính của điện toán đám mây (cloud computing). Cùng với PaaS (platform as a service)IaaS (infrastructure as a service).

mô hình software as a service
Mô hình hoạt động của SaaS

Cả ba mô hình đều liên quan đến việc các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung cấp tài nguyên trung tâm dữ liệu được lưu trữ của riêng họ cho khách hàng qua internet. Sự khác biệt giữa các mô hình là ở mức độ hoàn thiện của sản phẩm.

Các sản phẩm của SaaS là ​​những ứng dụng hoàn chỉnh và được quản lý đầy đủ. IaaS chủ yếu lấy tài nguyên của trung tâm dữ liệu và PaaS cung cấp nền tảng phát triển và các công cụ khác được lưu trữ bởi trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp. Cụ thể như sau:

SaaSPaaSIaaS

Ý nghĩa

Software as a Services được hiểu là phần mềm như một dịch vụ

Software as a Product được hiểu là phần mềm như một sản phẩm

Platform as a Service được hiểu là nền tảng như một dịch vụ

Đặc điểm

Là mô hình điện toán đám mây, phân phối mọi phần mềm và cung cấp phần mềm dưới dạng dịch vụ. Người dùng có thể truy cập thông qua Internet, tùy ý sử dụng dưới dạng Freemium (miễn phí) hoặc Premium (có trả phí theo gói)

Nhà phát triển cung cấp phần mềm dưới dạng sản phẩm. Người dùng phải bỏ tiền để mua nếu muốn sử dụng, tự chi trả chi phí phần cứng, bảo trì, cập nhật, lưu trữ

Cung cấp nền tảng cho nhà phát triển hoặc lập trình viên tự xây dựng đám mây của mình. Giúp các doanh nghiệp có thể giảm được chi phí trong việc mua và quản lý phần cứng, phần mềm và lưu trữ

Sản phẩm ví dụ

Chẳng hạn như Google Drive, Prezi, Dropbox

Microsoft Office

Nổi bật như Google App Engine, Windows Azure

Đối tượng khách hàng

Bất cứ ai có Internet

Bất cứ ai bỏ tiền ra để mua sản phẩm

Nhà phát triển, lập trình viên

>> Xem thêm: Quản lý task công việc là gì? Task management vì sao lại quan trọng với các doanh nghiệp?

2. Những đặc điểm của Software as a service

Trong thời đại 4.0 sự phát triển vượt bậc của điện toán đám mây là minh chứng cho mô hình SaaS được ứng dụng mạnh mẽ trong các doanh nghiệp.

  • Cấu hình và tùy biến

Cấu hình của ứng dụng phần mềm SaaS không khác biệt so với các ứng dụng thông thường. SaaS còn cho phép người dùng tùy biến giao diện, tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Mức độ tùy biến thì phụ thuộc vào đơn vị cung cấp phần mềm, bởi phải đảm bảo tùy biến dễ dàng nhưng vẫn giữ đầy đủ tính năng và hoạt động hiệu quả.

  • Giao thức tích hợp mở

Ứng dụng SaaS được lập trình trực tiếp trên nền tảng web, nên sẽ khó để người dùng truy cập vào hệ thống dữ liệu nội bộ, đổi lại người dùng được sử dụng các giao thức tích hợp mở. Ứng dụng SaaS dễ dàng kết hợp với nhiều ứng dụng khác, thay vì dùng riêng biệt như trước đây.

  • Chức năng chia sẻ thông tin

Chính vì hoạt động trên nền tảng web nên mọi dữ liệu được chia sẻ nhanh chóng bằng một đường link. Tất cả thành viên của doanh nghiệp đều có thể chia sẻ, trao quyền, chỉnh sửa các nội dung nội bộ nhanh chóng nhất.

3. Ưu điểm của SaaS là gì?

saas là gì
Ưu điểm của Saas là gì?

SaaS đã trở thành nền tảng rất được ưa chuộng vì nó có nhiều lợi thế sẵn có bao gồm:Các lợi ích khác của mô hình SaaS bao gồm:

3.1. Tiết kiệm chi phí khi sử dụng

Sử dụng SaaS có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được đáng kể chi phí, thời gian và nhân lực đồng thời gia tăng được hiệu quả vận hành, hoạt động.

Khi không sử dụng SaaS, doanh nghiệp có thể phải trả một khoản tiền rất lớn cho việc thiết kế, mua phần mềm cũng như quá trình cài đặt, xây dựng cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó, mỗi năm bạn còn phải trả thêm một khoản cho việc bảo trì định kỳ. Trong khi đó, chi phí cho SaaS thấp hơn và có thể đáp ứng được hầu hết nhu cầu sử dụng.

Trong quá trình tìm hiểu về các phần mềm dạng dịch vụ, bạn hoàn toàn có thể đăng ký các gói dùng thử miễn phí để kiểm tra khả năng ứng dụng các chức năng của phần mềm để giải quyết công việc. Nếu bạn cảm thấy không phù hợp, bạn có thể chuyển sang phần mềm khác hoặc thử nâng cấp để mở rộng tính năng.

Về cơ bản, SaaS cũng tiện lợi và đơn giản hơn cho hầu hết người dùng. Như vậy, khi tiến hành chuyển đổi phương thức lưu trữ, dữ liệu và làm việc sang SaaS sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và nhân lực cho quá trình đào tạo, hướng dẫn.

Ngoài ra, với việc sử dụng các phần mềm thông thường, bạn có thể gặp trở ngại lớn trong vận hành nếu phần mềm này gặp trục trặc hoặc trở nên lỗi thời. Chi phí cho việc sửa chữa, nâng cấp hoặc mua một phần mềm khác sẽ rất tốn kém.

3.2. Khả năng truy cập

Khả năng truy cập của các ứng dụng Saas sẽ khiến bạn ngạc nhiên. Thay vì phải tải xuống một phần mềm và cài đặt nó, giờ đây bạn có thể sử dụng nó thông qua trình duyệt trên Internet. Do đó, bạn không cần quá lo lắng về việc mình đang sử dụng hệ điều hành nào, tương thích trên mọi thiết bị.

3.3. Khả năng cập nhật

Với việc phần mềm lưu trữ trên máy chủ, nâng cấp được diễn ra một cách tập trung, trái với mô hình truyền thống, khi đó phần mềm sẽ cần phải được nâng cấp trên mỗi máy riêng lẻ. Nói cách khác, SaaS có thể dễ dàng được bảo trì với phiên bản phần mềm mới nhất bất cứ khi nào.

3.4. Phần cứng

Với phần mềm chạy trên máy chủ, các máy tính cá nhân không cần phải thực hiện nâng cấp phần cứng và việc không đáp ứng các thông số kỹ thuật tối thiểu cũng không gây bất kỳ trở ngại nào.

3.5. Hỗ trợ tối đa việc lưu trữ và sử dụng thông tin

Mọi thông tin, dữ liệu có thể lưu trữ tại một nguồn thống nhất trong SaaS dưới nhiều định dạng khác nhau và không bị giới hạn dung lượng. Đặc điểm này có thể khắc phục được hạn chế của các loại phần mềm thông thường với dữ liệu được lưu trong nhiều nguồn, dung lượng thiết bị lưu trữ thì giới hạn.

Việc tiếp cận và chia sẻ những nguồn dữ liệu cũng được tiến hành thuận tiện và đơn giản hơn, thông qua một vài thao tác cơ bản. Với SaaS, thông tin dữ liệu được chia sẻ nhanh hơn, chính xác hơn sẽ giúp làm công việc được tiến hành thuận lợi, đạt hiệu suất cao.

3.6. Dữ liệu và phân tích

Với các phần mềm, ứng dụng SaaS, người dùng có quyền truy cập vào các công cụ báo cáo trực quan. Điều này cung cấp thông tin chi tiết có giá trị về doanh nghiệp, cho phép quy trình làm việc hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

>> Xem thêm: Quản trị dự án là gì? Vai trò, quy trình và các mô hình quản trị dự án hiệu quả nhất

4. Nhược điểm của SaaS là gì?

mô hình saas
Nhược điểm của SaaS là gì?

Không có giải pháp công nghệ nào là hoàn hảo, và mô hình SaaS cũng vậy. Những vấn đề này không hẳn là nhược điểm mà đôi khi chỉ là những yêu cầu bắt buộc đối với người sử dụng phần mềm mà bạn hoàn toàn hiểu và có biện pháp khắc phục. Dưới đây là một số điểm đang được các nhà cung cấp SaaS hoàn thiện thêm.

4.1. Bảo mật hệ thống

Chính bởi tập trung vào sự linh hoạt, gọn nhẹ và dễ dàng triển khai mà mô hình SaaS có một điểm yếu so với giải pháp on-premise – đó là vấn đề bảo mật. Với SaaS, server của phần mềm sẽ được đặt ở bên phía nhà cung cấp chứ không đặt tại doanh nghiệp, còn dữ liệu được ký gửi trên “đám mây” (cloud) nên bạn có thể có cảm giác không an toàn, lo sợ thông tin rò rỉ hoặc bị lấy cắp.

Khi nền điện toán đám mây 4.0 càng phát triển thì vấn đề này càng bớt lo ngại. Đó là nhờ các nhà cung cấp SaaS chú trọng hơn vào mã hoá dữ liệu và có các điều khoản cam kết bảo mật chặt chẽ hơn trong Cam kết mức độ dịch vụ (SLA). Bạn nên kiểm tra lại một lượt về bảo mật trước khi đưa ra bất cứ quyết định triển khai phần mềm SaaS nào.

4.2. Yêu cầu bắt buộc về kết nối internet

Người dùng cần phải kết nối internet để đăng nhập và sử dụng phần mềm SaaS. Trong trường hợp thiết bị sử dụng không kết nối được, hoặc khi đang ở những nơi internet không khả dụng như di chuyển trên máy bay, việc sử dụng sẽ bị gián đoạn.

Đây có thể coi là một điểm trừ của SaaS trong đánh giá của những nhà lãnh đạo doanh nghiệp khó tính. Còn đối với số đông còn lại, những người luôn thường xuyên cập nhật thông tin trên Facebook, chat, gửi Email, nghe nhạc online,… thì internet giống như một trợ thủ song hành, chứ không phải yêu cầu khắt khe từ phía nhà cung cấp.

Trên tất cả, các nhà cung cấp hiện đang phát triển tính năng hỗ trợ sử dụng ngoại tuyến cho các phần mềm này.

4.3. Chưa sẵn sàng cập nhật phiên bản mới

Lợi ích của việc được cập nhật tự động cũng có là điểm bất tiện. Đó là khi bạn hoặc một số nhân viên trong doanh nghiệp có thể cảm thấy bất ngờ với những thay đổi về giao diện hoặc các tính năng nâng cao của phần mềm.

4.4. Khó khăn khi chuyển đổi nhà cung cấp

Như khi sử dụng bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ đám mây nào, việc chuyển đổi nhà cung cấp có thể gây nhiều khó khăn. Để chuyển đổi, bạn phải di chuyển một lượng rất lớn dữ liệu từ quản lý này sang nơi quản lý khác. Hơn nữa, nhiều đơn vị phát triển phần mềm sử dụng các công nghệ và kiểu dữ liệu độc quyền, họ không cho phép bạn tích hợp với bên thứ ba. Chính vì thế, khó khăn này có thể làm phức tạp thêm việc chuyển dữ liệu giữa các bên khác nhau.

5. Xu hướng phát triển của phần mềm SaaS trên thế giới

Có một điều chắc chắn là các doanh nghiệp hiện nay đề sử dụng ít nhất một phần mềm dịch vụ được cung cấp từ nhà phát triển SaaS. Với những sản phẩm đang chiếm lĩnh về thị trường công nghệ như Oracle, Google, ServiceNow, Microsoft, IBM,… Có thể thấy phần mềm Software as a Service đang chiếm vị trí hàng đầu trong thị trường phần mềm công nghệ.

Theo một báo cáo mới của BCC Research nghiên cứu về thị trường phần mềm dịch vụ cho kết quả: Mô hình phần mềm SaaS được định giá $44,4 tỷ vào năm 2017 và con số này sẽ tăng lên $94,9 tỷ vào năm 2022 tương đương sức với tăng trưởng 16,4%. Con số này chứng tỏ tiềm năng và cơ hội lớn cho sự phát triển của mô hình dịch vụ SaaS.

SaaS đã bắt kịp được xu hướng công nghệ của thế giới bằng cách cung cấp các dịch vụ phần mềm từ đến từ rất nhiều nhà cung cấp. Sự đa dạng về sản phẩm cũng với sự tương thích trơn tru và hiệu quả giữa các phần mềm SaaS tạo nên sức mạnh và sự toàn diện trong ứng dụng công nghệ điều hành các hoạt động của doanh nghiệp.

Điều này lý giải cho việc các phần mềm SaaS ngày càng được ứng dụng nhiều trong cách doanh nghiệp. Theo BCC Research, số liệu trung bình là 16 phần mềm/ doanh nghiệp (năm 2017).

phần mềm saas
Xu hướng phát triển của phần mềm SaaS trên thế giới

6. Mô hình SaaS được ứng dụng tại Việt Nam như thế nào?

Theo nghiên cứu được thực hiện năm 2016 của Hiệp hội Điện toán Đám mây Châu Á, Việt Nam có tốc độ phát triển ngành điện toán đám mây nhanh thứ 14 châu lục, ngay sau sau hai quốc gia có nền công nghiệp phát triển bậc nhất là Trung Quốc và Ấn Độ và bỏ xa các nước khác trong khu vực. Đó chính là tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp Việt muốn tìm một giải pháp công nghệ mang tính “cách mạng” với mức giá phù hợp – một phần mềm SaaS được phát triển ngay tại Việt Nam.

Các sản phẩm từ mô hình SaaS cũng rất đa dạng và được nhiều nhà cung cấp trên thị trường B2B và B2C phân phối. Chẳng hạn như: Microsoft 365, Hubspot, Trello, Netflix, Slack, Mailchimp,…

Các ứng dụng SaaS tại các nhà cung cấp trên thế giới có nhiều ưu điểm và tính tiện lợi chung. Tuy nhiên lại có nhiều giới hạn cho các doanh nghiệp Việt khi phải sử dụng các phiên bản nước ngoài chưa được Việt hóa, gây khó sử dụng. Điều đó lại là điều gây cản trở quá trình vận hành và phát triển của một doanh nghiệp.

Còn tại thị trường Việt Nam hiện nay, cũng đang có khá nhiều đơn vị cung cấp phần mềm dạng dịch vụ SaaS. Có thể các đơn vị này cũng sẽ chỉ cung cấp các bộ phận, tính năng riêng lẻ trong từng cấu tạo của SaaS mà không cung cấp một SaaS tổng thể cho bạn. Vậy thì Paroda là một best choice (lựa chọn tốt nhất) trong điều kiện hiện tại.

Paroda là giải pháp quản trị và số hóa doanh nghiệp toàn diện, cung cấp một phần mềm ứng dụng SaaS hoàn chỉnh nhất trên thị trường với bộ 3 giải pháp như sau:

  • Workplace: Giải pháp quản lý công việc, quy trình và dự án.
  • Sales – CRM: Giải pháp quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh từ marketing đến chăm sóc khách hàng, từ theo dõi đến đánh giá, báo cáo dữ liệu.
  • HRM: Giải pháp quản lý và phát triển nguồn nhân lực cho công ty, từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều chi nhánh.
Phần mềm Paroda
Phần mềm Paroda tích hợp mọi công cụ cần thiết cho doanh nghiệp của bạn

Về định giá SaaS là gì trên giải pháp Paroda được tính linh hoạt dựa trên yêu cầu và quy mô hoạt động của doanh nghiệp bạn. Ví dụ dựa trên mỗi người dùng, tức là dựa trên quy mô nhân sự của doanh nghiệp để có chi phí cho gói đăng ký phù hợp. Ngoài ra cũng được tính chi phí dựa trên tính năng được bật hoặc tắt trên mỗi tài khoản đăng ký.

Các gói phần mềm của Paroda được chia thành nhiều loại khác nhau: Gói cơ bản, Gói nâng cao và Gói toàn diện. Để có chi phí báo giá phần mềm quản trị doanh nghiệp chi tiết, xin vui lòng tham khảo tại đây.

Ở bài viết trên, Paroda đã giới thiệu đến các bạn hiểu được SaaS là gì? Cách thức hoạt động và những ưu điểm mà nó mang lại. SaaS gần như đã trở thành 1 phần không thể thiếu đối với bất kì doanh nghiệp nào. Những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp là rất lớn. Nó có thể giúp bạn tận dụng tối đa ngân sách và tiếp cận với công nghệ mới nhất.

Paroda là một trong những đơn vị cung cấp các dịch vụ, phần mềm quản lý trên. Từ việc vận hành doanh nghiệp, bán hàng, nhân sự cho đến việc quản lý tổng thể. Nếu bạn quan tâm về các phần mềm này thì có thể liên hệ với Paroda nhé.

>> Xem thêm các bài viết khác:

Đăng ký dùng thử