fbpx

ROI là gì? Cách tính ROI hiệu quả trong SEO, Content và Marketing

ROI là gì? Cách tính ROI hiệu quả trong SEO, Content và Marketing

ROI là gì? Có thể bạn chưa biết, ROI hay các chỉ số ROI trong lĩnh vực Marketing và đặc biệt trong SEO và Content chính là thước đo được tỷ lệ chuyển đổi về hiệu quả của các chiến dịch đã đóng góp cụ thể bao nhiêu doanh số cho doanh nghiệp.

Như vậy, để tính ROI chúng ta thực hiện với công thức như thế nào? Để cải thiện các chỉ số ROI cần thực hiện như thế nào? Để có những câu trả lời chính xác nhất, hãy cùng đọc bài viết dưới đây của Paroda ngay nhé!

1. Tổng quan về ROI

1.1. ROI là gì?

ROI là gì? ROI là viết tắt của Return On Investment. Đây là một tỷ lệ tài chính được sử dụng để tính toán lợi ích mà một nhà đầu tư sẽ nhận được khi họ đầu tư một dự án nào đó. Hiểu một cách đơn giản, ROI là kết quả đo hiệu suất lợi nhuận do đầu tư mang lại. Nó sẽ được đo lường bằng thu nhập ròng chia cho chi phí vốn ban đầu của khoản đầu tư. Khi tỷ lệ ROI càng cao thì lợi ích thu được về càng lớn.

Ngoài ra thì chỉ số này cũng được một cách triệt để trong Marketing để đo lường hiệu quả của các chiến dịch trong việc tăng trưởng doanh thu tổng thể của cả công ty.

roi là gì
ROI là gì?

1.2. Tại sao ROI lại quan trọng?

ROI được xem là thước đo để đánh giá liệu bạn có đang sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả trong việc đầu tư hay không? Nếu bạn đang làm kinh doanh thì tôi khuyên bạn nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu thật kỹ về ROI. Chỉ số ROI sẽ giúp bạn biết được những khoản bạn bỏ ra để đầu tư trực tiếp đã đóng góp bao nhiêu cho doanh nghiệp của bạn.

Thông qua chỉ số ROI bạn còn có thể đánh giá và đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý, so sánh các cơ hội kinh doanh và chọn được chiến lược đúng đắn nhất.

>> Xem thêm: Smart KPI là gì? Hướng dẫn xây dựng Smart KPI trong doanh nghiệp hiệu quả

1.3. Những khó khăn gặp phải khi xác định ROI

Trong quá trình tính toán chỉ số ROI bạn có thể gặp phải một số khó khăn nhất định ví dụ như các khoản đầu tư bị chồng chéo dẫn đến việc khó có thể biết chính xác đâu là khoản đầu tư mang về lợi nhuận nhiều nhất. Tuy nhiên, bạn đừng quá chú tâm vào độ chính xác tuyệt đối của chỉ số ROI, bạn chỉ cần đảm bảo đo lường chính xác kết quả mỗi khi bạn thực hiện một khoản đầu tư mới, như vậy chỉ số ROI vẫn rất quan trọng và cần thiết cho bạn.

Khi đã biết ROI là gì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ưu và nhược điểm của ROI là gì nào!

1.4. Ưu điểm và nhược điểm khi đo lường bằng chỉ số ROI

1.4.1. Ưu điểm khi đo lường bằng chỉ số ROI

ROI được sử dụng nhiều bởi chúng mang đến rất nhiều ưu điểm. Chẳng hạn như:

  • Có thể áp dụng công thức tính ROI trong nhiều lĩnh vực khác nhau
  • Chỉ số lợi nhuận giữa các thời gian khác nhau thông qua ROI có thể so sánh dễ dàng
  • ROI nổi bật với các dự án đầu tư trong thời gian ngắn
  • Thống kê từ công thức ROI giúp SEO nhận diện quá trình thực hiện kết quả SEO rõ ràng hơn
  • Chỉ số ROI sẽ giúp bạn nhận ra được tầm quan trọng của các lĩnh vực SEO, Marketing

1.4.2. Nhược điểm của ROI

Mặc dù là một công cụ hữu ích cho cá nhân, doanh nghiệp và nhà đầu tư, ROI vẫn có một vài hạn chế nhất định như sau:

  • ROI chỉ phù hợp khi đánh giá dự án ngắn hạn, không phù hợp với dự án dài hạn
  • ROI không chính xác tuyệt đối
  • ROI không phản ánh được lý do tại sao chỉ số thấp/ cao
  • Các doanh nghiệp có thể có các cách tính ROI khác nhau dẫn đến việc so sánh giữa các khoản đầu tư không có liên quan
  • Muốn đo lường chính xác mức độ hiệu quả của một doanh nghiệp phải cần thêm nhiều công cụ hỗ trợ khác nữa
  • ROI không phải là chỉ số duy nhất để quyết định có nên đầu tư hay không

>> Xem thêm: Mô hình SMART là gì? Các xác định mục tiêu theo nguyên tắc SMART

2. Lợi ích của việc đo lường xác định chỉ số ROI

công thức tính roi
Lợi ích của việc đo lường xác định chỉ số ROI là gì?

Doanh nghiệp cần biết chỉ số ROI có ý nghĩa gì, lợi ích khi xác định chỉ số này là gì, để có kế hoạch đo lường cụ thể. Nhìn chung đánh giá chỉ số ROI đem lại những lợi ích sau:

2.1. Phân tích được hiệu quả đầu tư

Dựa vào chỉ số ROI các nhà quản lý có thể phân tích được mức độ hiệu quả của các công cụ trong chiến dịch này. Việc đầu tư này đem lại gì cho doanh nghiệp (tỷ lệ chuyển đổi, số lượng hàng và doanh thu bán hàng).

2.2. Dễ thực hiện các phép so sánh

Các nhà quản lý có thể dễ dàng biết được mình nên đầu tư vào đâu, đẩy mạnh những hoạt động hay chiến dịch nào để có thể thu được kết quả lợi nhuận tốt nhất bằng cách so sánh những chỉ số ROI đối với các khoản đầu tư khác nhau. Bằng cách đó, nhà quản lý có thể tối ưu chi phí và triển khai chiến lược bán hàng phù hợp.

Đối với các chiến dịch hoặc các hoạt động thu về lợi nhuận thấp hay có chỉ số ROI âm, doanh nghiệp có thể dừng đầu tư vào những chiến dịch và hoạt động đó để tiết kiệm chi phí. Mặt khác, đối với các chiến dịch, hoạt động đem lại chỉ số ROI dương, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh chiến dịch để tăng doanh thu bán hàng.

2.3. Cung cấp cái nhìn tổng quan

Để đánh giá tốt tình hình kinh doanh, đầu tư, doanh nghiệp cần phân tích và theo dõi nhiều chỉ số. Việc áp dụng chỉ số ROI sẽ giúp các nhà quản lý thấy rõ hiệu quả của các khoản đầu tư, từ đó nắm được mức độ sinh lời của các dự án/ chiến dịch để quyết định nên đầu tư cho chiến dịch/ dự án nào.

2.4. Tính toán đơn giản

Trên thực tế, hầu hết các chỉ số ROI đều có các công thức tính kể cả cách tính ROI Marketing; cách tính ROI trong SEO website hay cách tính ROI trong Content Marketing. Các doanh nghiệp chỉ cần xác định chính xác về tổng doanh thu bán hàng và tổng chi phí đầu tư.

>> Xem thêm: Sales Pipeline là gì? Áp dụng phần mềm CRM vào quản lý Sale Pipeline như thế nào?

3. Công thức tính ROI

Để tính chỉ số ROI, doanh nghiệp có thể áp dụng công thức tính phổ biến dưới đây:

ROI = Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư * 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận ròng (hay còn gọi là lợi nhuận sau thuế) = Tổng doanh thu – Chi phí đầu tư
  • Chi phí đầu tư = Chi phí cố định + chi phí biến đổi

4. Ví dụ về ROI trong kinh doanh thực tế

Ví dụ 1:

Một người đầu tư 90$ vào một dự án kinh doanh và chi thêm 10$ để nghiên cứu liên doanh.

Như vậy, tổng chi phí của nhà đầu tư là 100$. Nếu tạo ra doanh thu 300$ nhưng có 100$ cho nhân sự và chi phí quản lý thì lợi nhuận ròng sẽ là 200$. Từ công thức trên, chỉ tiêu ROI sẽ là 200$ chia cho 100$ cho thương số hoặc câu trả lời là 2. Bởi ROI thường được thể hiện dưới dạng phần trăm, thương số này sẽ chuyển đổi thành phần trăm bằng cách nhân nó với 100

Do đó, giá trị cụ thể này ROI của đầu tư là 2 nhân với 100 hoặc 200%.

Ví dụ 2:

Trong ví dụ này, giả sử một công ty áo phông trả cho podcast 500$/ tháng cho hai lần đọc quảng cáo. Họ có thể theo dõi lưu lượng truy cập của mình và thấy rằng các quảng cáo đã hướng 62 khách hàng tiềm năng đến trang web và trong số 62 khách hàng tiềm năng đó, 7 khách hàng đã mua 80$, mang lại doanh thu là 560$. Phép tính sẽ là (7 x 80$) – 500 = 60.

Áp dụng những con số này vào công thức ROI tiếp thị được trích dẫn ở trên, chúng tôi nhận được (560-500) / 500 cho return on investment tiếp thị là 12%. Nó cũng không phải dừng lại ở đó. Điều gì sẽ xảy ra nếu 3 trong số 7 người mua đã đăng ký có tên trong danh sách nhận bản tin, có khả năng khiến họ trở thành khách hàng lâu dài? Doanh số bán hàng trong tương lai của họ cũng có thể được tính vào công thức ROI này.

>> Xem thêm: KPI là gì? Phân loại và cách xây dựng KPI hiệu quả

5. Cách tính ROI trong marketing hiệu quả

chỉ số roi
Cách tính ROI trong marketing hiệu quả

5.1. Công thức tính ROI trong Marketing

Mặc dù có nhiều cách khác nhau để tính ROI marketing, nhưng công thức cốt lõi được sử dụng ở cấp độ High – level là: (Lợi nhuận – Chi phí) / Chi phí = ROI marketing. Nếu bạn kiếm được 100.000 đô la từ 1.000 đô la, thì tỷ suất hoàn vốn (ROI) là 0,99 hay 99%.

Các chi phí Marketing bao gồm:

  • Chi phí quảng cáo cho việc tìm kiếm
  • Chi phí phục vụ các kênh truyền thông, marketing
  • Chi phí cho nội dung
  • Chi phí cho hoạt động marketing bên ngoài
  • Chi phí cho nhân sự

Để có một cái nhìn tổng thể về tính toán ROI Marketing, bạn sẽ tính đến doanh số bán hàng theo công thức:

ROI Marketing = (Lợi nhuận – Chi phí) / Chi phí Marketing * 100%

Các nhà tiếp thị cũng có thể tính ROI thông qua các giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value). Công thức này sẽ giúp đánh giá được ROI dài hạn trong suốt vòng đời khách hàng:

CLV = (Tỷ lệ giữ chân) / (1 + Tỷ lệ chiết khấu / Tỷ lệ duy trì)

5.2. Cách tính ROI trong Content Marketing

Đo lường & báo cáo về chỉ số ROI Content Marketing không phải là một việc thú vị, nhưng nó là cách hiệu quả để biết được giá trị lợi nhuận của một doanh nghiệp khi đầu tư vào Content Marketing.

Có 2 bước cơ bản:

  • Bước 1: Tính toán chi phí đầu tư
  • Bước 2: Tính toán lợi nhuận thu được Công thức tính ROI trong Content Marketing:

Công thức tính ROI trong Content Marketing là:

ROI = (Lợi tức – Đầu tư) / Đầu tư x 100%

Chẳng hạn với vi dụ công ty A triển khai 2 chiến dịch Google Ads và Facebook Ads trong đó chiến dịch Google thu về 75.000.000 doanh thu trong khi chiến dịch Facebook chỉ thu về 9.000.000 trong khi khi phí triển khai là như nhau 10.000.000.

  • Google Ads: ROI = (75.000.000 – 10.000.000) / 10.000.000 X 100% = 650%
  • Facebook Ads: ROI = (9.000.000 – 10.000.000) / 10.000.000 X 100% = -10%

Qua đây ta có thể thấy chỉ số ROI của Facebook Ads bị âm, do doanh thu không đủ để bù chi. Vì vậy, công ty A quyết định ngừng hoặc cắt giảm chi phí của chiến dịch quảng cáo Facebook, chi phí đó sẽ được dành đầu tư vào quảng cáo Google

5.3. Công thức tính ROI SEO website

Để tính chỉ số ROI là gì trong SEO Website, ta sẽ áp dụng công thức như sau:

ROI SEO = (LTV – CAC) / CAC * 100%

Trong đó:

  • LTV: Giá trị trọn đời của một khách hàng mới
  • CAC: Chi phí để tạo ra một khách hàng mới

Cách tính LTV

LTV được hiểu là ước tính tổng lợi nhuận lâu dài tìm kiếm được từ mỗi khách hàng ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Công thức tính LTV được minh họa như sau:

Tổng thời gian mua hàng (năm)5
Giá trị trung bình lần mua hàng (VND)500.000
Số lần mua hàng mỗi năm4
% lợi nhuận trên mỗi đơn hàng50%
Lifetime value 5.000.00005.000.000

Ví dụ: Bạn điều hành 1 cửa hàng bán pizza. Bạn bán ra những chiếc pizza ngon tuyệt vời, vì vậy bạn mong đợi khách hàng trung bình ở lại với bạn trong 5 năm. Trung bình, 1 khách hàng có thể mua pizza của bạn 4 lần/ năm. Và, biên lợi nhuận gộp của bạn cho mỗi lần khách mua là 50%. Vậy thì số LTV của bạn trông như thế này:

Lifetime Value (LTV) = 5 x 500,000 x 4 x 50% = 5,000,000

Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét chi phí cần để có được một khách hàng mới – CAC.

Cách tính chỉ số CAC

Với các chỉ số CAC thì bạn có thể hiểu là chỉ số này sẽ giúp doanh nghiệp tính được khoản chi phí họ phải bỏ ra để có được một khách hàng mới, phục vụ cho việc lập kể hoạch kinh doanh hiệu quả. Qua chỉ số CAC, ta có thể đánh giá được điều gì là hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình. Nên đầu tư những gì để mang lại lợi nhuận tốt nhất, ROI hiệu quả nhất.

Lưu ý: Các chỉ số CAC sẽ sử dụng trong quảng cáo offline khác so với CAC trong SEO. Chỉ số CAC tổng quan nhất sẽ không tính trên các khoản đầu tư ở các hạng mục quảng cáo Ads, SEO website và Social. Ngoài ra, để có được các chỉ số tổng quan nhất thì nó sẽ liên quan đến các chi phí khác và góp phần không nhỏ để có được khách hàng mới.

Công thức tính CAC:

CAC = Tổng chi phí SEO/ Số khách hàng mới

>> Xem thêm: Tầm quan trọng của phân loại khách hàng hiệu quả

6. Cách cải thiện ROI hiệu quả cho doanh nghiệp

Làm thế nào để cải thiện chỉ số ROI cho các chiến dịch marketing là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải. Nếu doanh nghiệp bạn chưa biết cách cải thiện chỉ số ROI thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở nội dung dưới đây nhé.

Công thức tính ROI trong tài chính doanh nghiệp
Cách cải thiện ROI hiệu quả cho doanh nghiệp

6.1. Phân bổ ngân sách phù hợp

Bạn cần có những khoản đầu tư phù hợp cho từng chiến dịch marketing khác nhau. Không cần quá máy móc trong việc phân chia các khoản đầu tư mà nên triển khai có chiến lược. Bạn có thể phân bổ theo cách sau: Tăng ngân sách đầu tư với các chiến dịch hiệu quả, thường xuyên thử nghiệm và cần có ngân sách dự trù.

6.2. Thử nghiệm với các kênh tiếp thị khác nhau

Để tìm được kênh tiếp thị tốt nhất thì bạn phản luôn luôn thử nghiệm các kênh chiến dịch khác nhau để tăng chỉ số ROI cao nhất. Một số kênh phổ biến mà bạn có thể thử nghiệm tiếp thị là qua: email, tiếp thị phản hồi trực tiếp, truyền thông xã hội, tiếp thị video và quảng cáo trả phí. Hiệu suất của các chiến dịch sẽ giúp bạn thấy các kênh mà khách hàng mục tiêu của bạn phản hồi tốt nhất. Từ đó mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt và tăng giá trị vòng đời của khách hàng.

6.3. Tạo kế hoạch theo dõi ROI

Đây là một cách tăng chỉ số ROI quan trọng mà bạn cần lưu ý để đạt được mục tiêu tốt nhất. Việc tạo kế hoạch sẽ giúp bạn theo dõi chỉ số ROI, đánh giá được chiến dịch này của mình có thành công hay không. Từ những số liệu đó bạn có thể đo lường, cân đối ngân sách hợp lý về các chiến dịch đang chạy.

6.4. Tập trung vào các chỉ số quan trọng

Bằng các mục tiêu kinh doanh và mục tiêu ROI đã có, bạn có thể lựa chọn các chỉ số để đo lường thành công chiến dịch của mình. Điều quan trọng là các con số cần phản ánh được sự tăng trưởng đối với các mục tiêu.

6.5. Sử dụng các công cụ phân tích

Để có thể cải thiện chỉ số ROI trong marketing, việc tận dụng các công cụ hỗ trợ trong các chiến dịch marketing là điều cần thiết để doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí và nguồn lực.

Để có thể cải thiện chỉ số ROI trong marketing, việc tận dụng các công cụ hỗ trợ trong các chiến dịch marketing là điều cần thiết để doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí và nguồn lực. Các công cụ phù hợp có thể giúp tăng hiệu quả và độ chính xác của các chiến dịch tiếp thị của bạn để tăng ROI hơn nữa.

Các công cụ có hỗ trợ marketing có thể giúp:

  • Xử lý các công việc lặp đi lặp lại
  • Cá nhân hóa nội dung
  • Theo dõi khách hàng tiềm năng
  • Phân khúc đối tượng
  • Phân tích dữ liệu

Một trong những công cụ marketing hiệu quả hiện nay mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tối ưu chi phí, nguồn lực và tăng doanh thu bán hàng, từ đó cải thiện chỉ số ROI đó là phần mềm quản lý chiến dịch Marketing thuộc bộ công cụ Paroda CRM.

Với Paroda CRM, doanh nghiệp có thể triển khai marketing automation chuyên nghiệp và hiệu quả chỉ trong vài phút với nhiều tính năng như:

  • Dễ dàng cập nhật trạng thái hoạt động của chiến dịch, giúp kiểm soát tiến độ hiệu quả
  • Cập nhật trạng thái hoạt động của chiến dịch trở nên dễ dàng và kiểm soát tiến độ
  • Đa dạng hóa các cách thức chăm sóc khách hàng bằng cách gửi Email, SMS
  • Tùy chỉnh thời gian để gửi mail cho khách hàng. Từ đó cho phép lọc người nhận ngay trên phần mềm
  • Phân loại các chiến dịch gửi mail, SMS tới khách hàng để thống kê kết quả của từng hình thức
  • Thống kê được số lượng khách hàng mở Email, SMS để tối ưu hóa lại nội dung
  • Đánh giá được tình hình chi tiết của các chiến dịch để có kế hoạch tốt nhất

>> Xem thêm: Phần mềm CRM là gì? Tổng hợp phần mềm CRM tốt nhất trên thị trường

7. Tổng kết

Để đo lường chỉ số ROI trong kế hoạch marketing thường không dễ dàng bởi nó còn liên quan đến rất nhiều dữ liệu khác nhau, trong đó còn có cả kinh nghiệm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiểu được ROI là gì để hệ thống hóa và làm việc có tính toán giúp doanh nghiệp hạn chế được mức thấp nhất rủi ro để bình ổn được ngân sách mà không bị thâm hụt ngân sách.

Đăng ký dùng thử