Xây dựng phương pháp quản lý nhân sự mới phù hợp với giai đoạn hậu Covid-19 là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp, nhằm phục hồi hoạt động nhanh nhất sau đại dịch.
Sẽ không quá khi nói rằng Covid-19 đã và đang đặt áp lực vô cùng lớn lên vai vị trí giám đốc nhân sự. Khi dịch bệnh bùng phát gây nên những thách thức trong duy trì hoạt động của doanh nghiệp, bộ phận nhân sự đã phải đưa ra những kế hoạch nhân sự để ứng phó với khó khăn.
Giờ đây khi đại dịch được kiểm soát và doanh nghiệp có thể quay lại hoạt động trong trạng thái “bình thường mới” thì bộ phận nhân sự tiếp tục nắm giữ vai trò trọng tâm trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm khôi phục và phát triển hoạt động kinh doanh.
Vậy lãnh đạo nên áp dụng phương pháp quản lý nhân sự nào để phù hợp với bối cảnh bình thường mới hiện nay? Hãy cùng Paroda tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC NỘI DUNG
1. Cơ hội và thách thức khi xây dựng phương pháp quản lý nhân sự sau hậu Covid-19
Sự thật là Covid-19 giống như quả bom hạt nhân với sức mạnh khủng khiếp đã tấn công vào nền kinh tế toàn cầu. Trước những biến cố bất ngờ, nếu không có một cơ chế, chính sách, chiến lược phù hợp thì những tổn thất của doanh nghiệp sẽ cực kỳ nghiêm trọng.
Trong đó nhân sự là một trong những bộ phận chịu nhiều ảnh hưởng nhất khi cuộc khủng hoảng ập đến. Để ứng phó, những chiến lược quản trị nhân sự được thiết lập; các giải pháp như: tổ chức lại thời gian làm việc; phân bổ nhân sự hợp lý theo quy định chống dịch; làm việc từ xa;… được thực hiện một cách linh hoạt nhằm đảm bảo mục tiêu duy trì hoạt động tối đa ở điều kiện an toàn nhất.
Tuy nhiên, trong giai đoạn phục hồi và phát triển hậu Covid-19, bộ phận nhân sự cũng chính là lực lượng nòng cốt để giúp doanh nghiệp quy trở lại quỹ đạo. Có thể nói Covid-19 chính là động lực mở ra một “kỷ nguyên” mới cho bộ phận nhân sự từng bước khẳng định năng lực và vai trò của mình. Đó là trở thành người đồng hành đáng tin với doanh nghiệp, một nhà tư vấn chiến lược hiệu quả cho ban lãnh đạo.
Cơ hội là thế nhưng bộ phận nhân sự cũng sẽ phải đối mặt với những vấn đề vô cùng nan giải trong giai đoạn “bình thường mới” này.
1.1. Đầu tiên là có sự xáo trộn trong vận hành công việc
Nguyên nhân xuất phát từ việc cắt giảm nhân sự trước đó hoặc do nhân sự nghỉ việc trong lúc dịch bệnh diễn ra. Dẫn đến doanh nghiệp không đủ nguồn lực để thực hiện việc sản xuất, kinh doanh. Hoặc do những mắt xích quan trọng được thay thế bởi nhân sự trẻ, chưa đủ kinh nghiệm nên mất nhiều thời gian để hoàn thành công việc.
Hơn nữa, vì quy định giãn cách còn áp dụng tại một số vùng dịch bệnh còn diễn biến phức tạp nên nhân viên sẽ phải làm từ xa dẫn đến sự phối hợp gặp khó khăn.
1.2. Thứ hai, vấn đề tâm lý của nhân viên
Mặc dù bước vào giai đoạn “bình thường mới” nhưng dịch bệnh vẫn chưa thể chấm dứt hoàn toàn; bất cứ lúc nào cũng có thể bùng phát trở lại và mọi chính sách ứng phó lại tiếp diễn. Những điều này như gánh nặng trong lòng nhân viên, bởi họ sẽ phải phối mặt với nguy cơ không có việc làm, ảnh hưởng thu nhập;…
Quan trọng hơn, nỗi lo lắng việc bản thân sẽ nhiễm bệnh cũng làm họ không thể tập trung 100% cho công việc; cuối cùng vẫn là ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
1.3. Thứ ba, nhân viên ái ngại việc “đi làm lại”
Sau “kỳ nghỉ dịch” dai dẳn, hẳn là nhân viên dần đã quen với cách làm việc tại nhà; họ đã có những sắp xếp phù hợp và cảm thấy cách làm mang lại hiệu quả tốt. Thế nhưng, hết giãn cách và phải quay lại văn phòng, suy nghĩ này ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến trạng thái của nhân viên khi đi làm lại.
Có thể tình trạng này không kéo dài quá lâu, bởi khả năng thích nghi cực kỳ tốt của con người, nhưng người quản lý nhân sự cũng cần lưu ý để đưa ra giải pháp phù hợp, tránh tình trạng kéo dài làm giảm năng suất lao động chung.
2. Các phương pháp quản lý nhân sự hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng trưởng hậu dịch
Mặc dù mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những cách quản lý nhân sự khác nhau tuy nhiên nhìn chung, có 5 phương pháp quản lý nhân sự phổ biến đang được nhiều doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi hiện nay. Từ các phương pháp quản lý nhân sự cơ bản này, mỗi nhà quản trị có thể linh hoạt áp dụng để phù hợp với mong muốn và đem lại hiệu quả quản lý tốt hơn cho doanh nghiệp.
2.1. Tuyển dụng và quản lý nhân sự từ xa
Trong cuộc khủng hoảng Covid-19, những thay đổi về nhu cầu của khách hàng đã làm gia tăng tạm thời nhu cầu tuyển dụng trong các lĩnh vực như bán lẻ, đồng thời dẫn đến việc sa thải hàng loạt trong các ngành nghề khác như du lịch – khách sạn. Ngay cả với tình trạng thay đổi nêu trên và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, việc tuyển dụng hiệu quả vẫn đóng vai trò rất quan trọng – đặc biệt đối với những lĩnh vực cần nhân tài giỏi như Công nghệ thông tin.
Vào tháng 5/2020, một nghiên cứu của McKinsey & Company đã thực hiện khảo sát hơn 190 giám đốc và lãnh đạo chức năng trong các ngành để tìm hiểu xu hướng phân bổ chi tiêu của họ trong thời gian tới. Trong số những người được khảo sát, 67% cho biết họ sẽ cân nhắc giảm bớt chi phí cho tuyển dụng cố định trong 12 tháng tới.
Sự sụy giảm trong nhu cầu tuyển dụng này một mặt do suy giảm nhu cầu lao động – mặt khác xuất phát từ việc các doanh nghiệp đang xem xét lại của họ một cách toàn diện hơn. Lấy ví dụ, với những thử nghiệm thành công trong tuyển dụng từ xa khi xảy ra khủng hoảng COVID-19, các công ty đang xem xét lại có cần thiết phải phỏng vấn trực tiếp không. Xu hướng tuyển dụng từ xa dự kiến sẽ tiếp tục phát triển sau đại dịch.
2.2. Tăng cường đào tạo và phát triển năng lực nhân viên
Hoạt động đào tạo nhân sự sau đại dịch không chỉ nên dừng lại ở đào tạo kỹ năng mà còn cần tập trung vào 3 lĩnh vực sau:
- Kỹ năng quản lý công việc từ xa: Hoạt động này nhằm giải quyết các vấn đề như lãnh đạo hiệu quả từ xa và “giữ lửa” cho nhân viên trong hoàn cảnh khó khăn.
- Kỹ năng quản trị thay đổi: Chắc chắn rồi! Trong thế giới thay đổi chóng mặt như hiện nay thì đây là kỹ năng không thể không có. Ví như đào tạo kỹ năng bán hành trực tiếp sang bán hàng qua mạng;…
- Kỹ năng lãnh đạo: Trong giai đoạn biến động như hiện nay, người quản lý nhân sự cần xem xét thay đổi bộ máy hành chính cồng kềnh bằng một hệ thống mục tiêu rõ ràng và khả năng ra quyết định nhanh chóng.
2.3. Quản lý và khen thưởng nhân viên dựa trên hiệu suất công việc
Đại dịch Covid-19 đã và đang đẩy nhanh những thay đổi cần thiết trong cách quản lý và khen thưởng nhân viên của doanh nghiệp. Một vấn đề phổ biến trước đây là phần lớn nhân viên không cảm thấy rằng quy trình quản lý hiệu suất ở doanh nghiệp đang phản ánh chính xác những đóng góp của họ.
Cuộc khủng hoảng hiện tại đã ảnh hưởng sâu sắc đến các mục tiêu và kế hoạch hiệu suất. Đối với nhân viên làm việc từ xa, hoạt động quản lý hiệu suất cực kỳ quan trọng nhằm đánh giá chính xác vai trò của họ.
Để thực hiện phương pháp quản lý nhân sự này hiệu quả, người quản lý nhân sự cần:
- Liên kết rõ ràng và linh hoạt mục tiêu của nhân viên với ưu tiên của doanh nghiệp.
- Phát triển kỹ năng huấn luyện cho cấp quản lý.
- Chú trọng vào cống hiến của toàn bộ nhân viên.
Điều quan trọng là xây dựng một chiến lược nhân tài toàn diện để xác định và giữ chân nhân viên tài năng thật sự cũng như thúc đẩy tinh thần và hiệu suất của những nhân viên kém.
>> Xem thêm: 10 phương pháp đánh giá nhân sự hiệu quả nhà quản lý nên biết
2.4. Tối ưu hóa trải nghiệm của nhân viên
Trải nghiệm và sự gắn kết nhân viên là yếu tố quản lý nhân sự quan trọng nhất, nhất là với những doanh nghiệp tổ chức làm việc từ xa. Khi yếu tố này được đảm bảo nhân viên sẽ không phải lo lắng bất kỳ điều gì mà sẵn sàng chia sẻ với doanh nghiệp khi có vấn đề xuất hiện.
Một lời khuyên hữu ích để tăng sự trải nghiệm tích cực của nhân viên là điều chỉnh cách tiếp cận hợp lý với mỗi cá nhân. Xây dựng hệ thống quy tắc ứng xử để gắn kết nội bộ. Ngoài ra có thể ứng dụng các công cụ phân tích để nghiên cứu và thúc đẩy sự kết nối nhân viên.
2.5. Hoàn thiện kế hoạch và chiến lược nguồn nhân lực
Những thay đổi gần đây trong xu hướng kinh doanh sau dịch Covid-19 (ví dụ: sự chuyển đổi từ mô hình bán hàng trực tiếp sang online) đã và đang đặt ra yêu cầu thay đổi sâu sắc về nguồn nhân lực.
Do đó, việc lập kế hoạch, chiến lược và chuyển đổi lực lượng lao động trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Dưới đây là 3 thành phần quan trọng trong kế hoạch và chiến lược nguồn nhân lực:
- Đánh giá lại các vị trí chiến lược trong công ty: Với những biến động trong hoạt động kinh doanh hiện nay, doanh nghiệp cần phải đánh giá lại các vị trí quan trọng nhất trong giai đoạn hiện tại và hậu khủng hoảng.
- Nhóm kỹ năng: Ngoài vai trò cá nhân, doanh nghiệp cũng cần chú ý tới các nhóm kỹ năng chính cho từng nhân viên, nhằm xác định các kỹ năng cần thiết cho tương lai và liệu nhân viên của bạn đã đảm bảo yêu cầu cần thiết chưa. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một cái nhìn toàn diện hơn về nguồn cung nhân sự, thay vì chỉ tập trung vào các chức danh và vị trí trống.
- Hệ thống nhân tài: Các công cụ hỗ trợ trí tuệ nhân tạo có thể giúp đánh giá kỹ năng của cá nhân nhân viên, trong khi hệ thống quản lý hiệu suất có thể được thiết kế lại để theo dõi kỹ năng cùng với hiệu suất của họ. Dựa vào đó, nhà quản lý có thể nắm chính xác về tố chất sẵn có của nhân sự và tổ chức bố trí linh hoạt dựa trên kỹ năng phù hợp.
3. Ứng dụng và số hóa phương pháp quản lý nhân sự hiệu quả cùng Paroda
Đại dịch Covid-19 đã và đang đặt ra thách thức to lớn, buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng điều chỉnh để tồn tại. Đây là thời điểm bộ phận Nhân sự phát huy vai rõ ràng nhất vai trò của mình trong việc quản lý thay đổi mà lực lượng lao động do đại dịch. Bằng cách ứng dụng 5 phương pháp quản lý nhân sự hậu Covid-19 nêu trên, doanh nghiệp sẽ đảm bảo được cơ hội lớn hơn trong việc duy trì nhân tài, phục hồi và tăng trưởng kinh doanh.
Hơn thế nữa, việc ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự không chỉ giúp doanh nghiệp bắt kịp xu thế chuyển đổi số hiện nay, tạo nên lợi thế cạnh tranh vô cùng khác biệt mà còn góp phần tối ưu các nguồn lực, chi phí và tiết kiệm thời gian một cách tối đa. Với Paroda – phần mềm quản trị doanh nghiệp toàn diện, lãnh đạo có thể quản lý toàn bộ nghiệp vụ liên quan đến nhân sự một cách nhanh chóng, dễ dàng trên cùng một nền tảng.
>> Xem thêm: Phần mềm quản lý nhân sự chuyên nghiệp
Đã đến lúc doanh nghiệp bạn số hóa hệ thống quản lý nhân sự để tối ưu chi phí quản lý, tăng độ chi phí quản lý, tăng độ chính xác của công việc và “giải phóng” sức lao động!
Hãy liên hệ với Paroda để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Bài viết liên quan
Offboarding là gì? Cách xây dựng quy trình nghỉ việc chi tiết
Offboarding là gì? Đây là một câu hỏi phổ biến và cũng là thuật ngữ [...]
Th8
Top 13 phần mềm chấm công online miễn phí tốt nhất
Phần mềm chấm công nhân viên hiện là một giải pháp quản lý toàn diện [...]
Th4
Truyền thông nội bộ là gì? Cách xây dựng chiến lược truyền thông nội bộ hiệu quả
Hiểu được truyền thông nội bộ giúp doanh nghiệp xây dựng một môi trường làm [...]
Th12
Quản lý tiền lương là gì? Các bước tối ưu quy trình quản lý tiền lương
Để sử dụng hiệu quả sức lao động, tiết kiệm chi phí, tăng tích lũy, [...]
Th11
Quy trình quản lý hồ sơ nhân sự hiệu quả dành cho mọi doanh nghiệp
Quản lý hồ sơ nhân sự là một trong những bước quan trọng giúp nhà [...]
Th9
Lương 3P là gì? Cách triển khai hệ thống lương 3P chính xác cho doanh nghiệp
Lương 3P là phương pháp trả lương ngày càng được nhiều doanh nghiệp áp dụng. [...]
Th9