Nhóm tính cách DISC là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp có thể phân tích tính cách cũng như khả năng phát triển của từng ứng viên cho công việc. Dựa theo từng đặc điểm của mỗi cá nhân sẽ phân loại ra thành từng nhóm người DISC để có thể phát huy tối đa tiềm năng của họ. Vậy nhóm tính cách DISC là gì? Phân tích hành vi, tính cách của từng nhóm người DISC như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tất cả thông tin thú vị nhóm tính cách DISC trong bài viết này của Paroda nhé.
MỤC LỤC NỘI DUNG
1. Nhóm tính cách DISC là gì?
Nhóm tính cách DISC được nhà tâm lý học William Moulton Marston tạo ra vào năm 1928. DISC là chữ viết tắt của Dominance – Influence – Steadiness – Compliance, tức là sự thống trị, ảnh hưởng, bền vững và tuân thủ. Nhóm tính cách DISC giúp xác định tính cách con người tại một thời điểm nhất định thông qua hành vi của họ.
Trắc nghiệm nhóm tính cách DISC được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực nhân sự để phỏng vấn ứng viên. Trắc nghiệm về nhóm tính cách DISC là một bảng câu hỏi gồm 24 đến 28 câu. Bảng trắc nghiệm này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu được tính cách của các ứng viên và đánh giá họ có phù hợp với văn hóa, môi trường làm việc công ty hay không
>> Xem thêm: Six Sigma là gì? Nguyên tắc khi áp dụng 6 Sigma hiệu quả cho doanh nghiệp
2. Phân loại 4 nhóm tính cách DISC
Nhóm tính cách DISC là viết tắt của 4 từ: Dominance (Thủ lĩnh) – Influence (Ảnh hưởng) – Steadiness (Kiên định) – Compliance (Tuân thủ). Mỗi cá nhân đều hội tụ đủ 4 tính cách trên với mức độ khác nhau. Thông qua bài kiểm tra DISC, chủ doanh nghiệp hãy chọn ra 1 hoặc 2 yếu tố chiếm phần trăm cao nhất để xác định được tính cách điển hình của mỗi người.
2.1. Nhóm người Thủ lĩnh (Dominance)
Người thuộc nhóm này sẽ có tính cách nhanh nhẹn, hoạt bát, mạnh mẽ, tự tin, chủ động, tập trung, năng động, hướng tới kết quả công việc. Người này thường hành động nhanh, đi nhanh, nói nhiều, nói nhanh, mặt dễ đỏ khi nói hăng, hành động tay luôn thẳng, nhanh, thích nói về bản thân hoặc những thứ liên quan đến bản thân.
Ưu điểm:
- Hoàn thành xuất sắc mọi mục tiêu.
- Độc lập và mạnh mẽ.
- Luôn muốn kiểm soát người đối diện.
- Có ý chí hướng đến tương lai và những cơ hội mới.
Nhược điểm:
- Thiếu tính kiên nhẫn.
- Không thích tiểu tiết.
Một lưu ý khi bạn làm việc với nhóm người này đó chính là trình bày các vấn đề trọng tâm, tránh lan man. Bởi lẽ họ thích hiệu quả cao và tham vọng trong công việc. Do đó, nếu bạn đi vòng việc thì sẽ dễ xảy ra mâu thuẫn trong quá trình làm việc đó.
2.2. Nhóm người tạo ảnh hưởng (Influence)
Nhóm người thuộc nhóm I không ngại trở thành trung tâm của sự chú ý. Họ nhiệt tình, lạc quan, nói nhiều, thuyết phục, bốc đồng và dễ xúc động. Những người này sẽ tin tưởng người khác một cách tự nhiên. Họ thực sự thích ở bên cạnh người khác và hoạt động tốt nhất khi ở gần mọi người và làm việc theo nhóm.
Ưu điểm:
- Có uy tín trong cộng đồng và được nổi tiếng.
- Đạt được chiến thắng nhờ sự tinh tế.
- Được yêu mến, có nhiều tình bạn tốt và luôn cảm thấy hạnh phúc.
Nhược điểm:
- Dễ bị mọi người kiểm soát từ hành vi đến lời nói thường ngày.
- Hay tập trung một việc trong thời gian quá dài.
- Nói chuyện trực tiếp và quá thẳng thắn với đối phương.
Khi nói chuyện với những người thuộc nhóm Tạo ảnh hưởng, bạn nên tập trung nói về những điều tích cực, không đưa quá nhiều chi tiết hay làm gián đoạn câu chuyện. Nhóm người Tạo ảnh hưởng thường làm các công việc như thẩm định viên, nhà quảng bá, người thuyết phục…
2.3. Nhóm người Kiên định (Steadiness)
Điềm đạm, từ tốn, ổn định, chín chắn, kiên định, lắng nghe có kế hoạch, đáng tin cậy, tận tâm, trách nhiệm, quan tâm tới con người. Người này thường ít nói, nói nhỏ, hơi ngại rủi ro, sợ đám đông, thích lắng nghe, thích tâm sự, hay quan tâm người khác.
Ưu điểm:
- Làm việc trong môi trường ổn định.
- Kiểm soát được mọi thứ.
- Đạt được thành tích đã đề ra về cả công việc cá nhân và sự công nhận của mọi người.
Nhược điểm:
- Gặp khó khăn trong việc thích nghi môi trường mới.
- Không muốn cạnh tranh, đối đầu với người khác.
- Không thể làm nhiều việc cùng một lúc.
Những người thuộc nhóm S thường rất phù hợp với các công việc như: chuyên gia, nhân viên điều tra,… Đặc biệt khi hợp tác cùng nhóm người này bạn nên đặt ra mục tiêu ngay từ ban đầu để họ có thể xác định được ngay từ đầu.
2.4. Nhóm người Tuân thủ (Complinance)
Chính xác, bình tĩnh, cầu toàn, cẩn trọng, trật tự, đúng đắn, tập trung, công bằng, rõ ràng, thận trọng, tư duy Logic, hướng tới kỹ thuật. Người này ít nói, nói chậm, nhiều khi khó hiểu vì diễn đạt không tốt, không hay dài dòng, chỉn chu, thích ngăn nắp, làm việc có sắp xếp, Logic.
Ưu điểm:
- Có quy trình làm việc hệ thống, khách quan và đạt độ chính xác cao.
- Phong thái ổn định và tính cách đáng tin cậy.
- Có kiến thức về chuyên môn và có nhiều cơ hội phát triển bản thân.
Nhược điểm:
- Bỏ dở ngang công việc đang làm.
- Gặp khó khăn khi thỏa hiệp vì lợi ích nhóm và tham gia các sự kiện xã hội.
- Phải đưa ra quyết định nhanh trong khi bản thân chưa chắc chắn.
Nhóm tích cách Tuân thủ thường là người cầu toàn, nhà tư tưởng khách quan, nhà nghiên cứu. Khi làm việc với nhóm người tính cách C, bạn nên tập trung vào chủ đề và bàn đến các chi tiết quan trọng, tránh thể hiện quá nhiều yếu tố cảm xúc cá nhân hay thiếu kiên nhân khi trình bày.
>> Xem thêm: Tháp nhu cầu Maslow là gì? Cách ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh, marketing và nhân sự
3. Cách kết hợp các nhóm tính cách DISC
Từ 4 nhóm tính cách DISC chính: Thủ lĩnh (D), Tạo ảnh hưởng (I), Kiên định (S) và Tuân thủ (C), chúng ta có thể chia ra làm 12 nhóm tính cách DISC khác nhau. Nội dung của 12 nhóm tính cách DISC này được thể hiện bằng các thông tin dưới đây:
- Người thách thức (DC):
Người thuộc nhóm này thường thích hợp làm nhà lãnh đạo của một tổ chức bởi tính cách quyết đoán và không thích gây rối. Đôi khi, những người này thường lãnh đạm và xa cách với mọi người xung quanh.
- Người chiến thắng (D):
Đây là nhóm tính cách lãnh đạo tuyệt vời khi vừa tạo ra được kết quả trong công việc vừa truyền cảm hứng đến nhân viên. Đặc biệt, họ sẽ thường không quan tâm đến các tiểu tiết nhỏ, thay vào đó chỉ chú trọng kết quả.
- Người tìm kiếm (DI):
Thế mạnh của Người tìm kiếm là luôn sẵn sàng chọn con đường đi khó khăn, đi tiên phong chỉ cần cách đó mang lại thành công và có ích cho công việc. Người tìm kiếm luôn hướng về phía trước, không ngủ quên trên chiến thắng của bản thân và có thể tạo động lực cho những người xung quanh.
- Người chấp nhận rủi ro (ID):
Nhóm người này khá tương đồng với nhóm người tìm kiếm. Người nhóm ID thích khám phá những điều mới, đặc biệt là công việc.
- Người nhiệt tình (I):
Mẫu người này luôn chú trọng đến cảm xúc, cảm giác của những người xung quanh hơn là bản thân. Nhóm tích cách nhiệt tình thường được mọi người yêu mến khi luôn khiến mọi thứ trở nên vui vẻ và lan truyền sự thoải mái.
- Người bạn (IS):
Nhóm người này có tính cách hòa đồng, vui vẻ, dễ gần và có thể hỗ trợ mọi người về mặt tinh thần. Những người này rất phù hợp với những công việc liên quan đến cộng đồng.
- Người cộng tác (SI):
Những người này thường có khả năng gắn kết mọi người lại với nhau trong một cộng đồng. Người cộng tác luôn lắng nghe và đồng cảm với mọi người xung quanh.
- Người hòa giải (S):
Đây là nhóm người vừa có năng lực giao tiếp tốt vừa có khả năng giải quyết vấn đề. Do đó họ là cầu nối giúp mọi người hiểu nhau hơn cũng như xóa mờ khoảng cách cấp bậc trong công việc.
- Kỹ thuật viên (SC):
Đừng để tên gọi là bạn hiểu nhầm những người này. Nhóm người này không nhất thiết phải giỏi về công nghệ mà đơn giản là họ thường có suy nghĩ, quan điểm logic, hiểu được bản chất của vấn đề.
- Người làm nền tảng (CS):
Đây là người có sự tin cậy cao của mọi người, bởi lẽ họ luôn chịu trách nhiệm và giải quyết vấn đề triệt để.
- Nhà phân tích (C):
Nhóm người này chú trọng đến các chi tiết và sẵn sàng đắm chìm vào đó để có thể hiểu vấn đề một cách rõ nhất.
- Người cầu toàn (CD):
Như tên được gọi, những người có tính cách này dễ gây khó chịu cho những người xung quanh khi vừa chú trọng đến kết quả công việc và cũng quan tâm đến từng chi tiết nhỏ trong quy trình.
4. Cách đọc biểu đồ nhóm tính cách DISC chính xác
Việc xác định tính cách theo phương pháp DISC sẽ dựa vào biểu đồ sau khi làm bài trắc nghiệm nhóm tính cách. Có 4 cặp phạm trù đối lập chính được DISC sử dụng thông qua biểu đồ là:
- Chủ động (Direct) >< Bị động (Indirect).
- Hướng về công việc (Task Oriented) >< Hướng về mọi người (People Oriented).
Qua đó, việc xác định tính cách dựa theo phương pháp DISC sẽ trải qua 3 bước:
- Bước 1: Xác định tiêu chí đầu tiên – Chủ động/ Bị động
Hãy chú ý xem đối tượng là người chủ động nói lên ý kiến hay cần người hỏi mới phát biểu. Hoặc trong một câu chuyện người đó có chủ động dẫn dắt câu chuyện hay không hay chỉ trả lời vừa đủ. Ngoài ra, cũng cần chú ý tốc độ và độ chủ động khi làm các công việc khác để phán đoán.
- Bước 2: Xác định tiêu chí thứ hai – Hướng về công việc/ Hướng về con người
Những người có kiến thức chuyên môn tốt, có khả năng phân tích dữ liệu cứng nhắc một cách hợp lý là điển hình của người có thiên hướng về công việc.
Ngược lại, người có thiên hướng về con người lại thường có tính cách hài hòa, trang nhã, rất dễ gần khi tiếp xúc. Họ không quá giỏi trong việc phân tích sổ sách hay đưa ra những quyết định quan trọng nhưng bù lại rất quan tâm đến suy nghĩ người khác.
Bạn hoàn toàn có thể đặt ra tình huống và xem liệu người này có bị cảm xúc chi phối quá nhiều khi quyết định không.
- Bước 3: Ghép kết quả của 2 bước trên
Khi đã trải qua 2 bước trên, có nghĩa là bạn đã xác định được tính cách của đối tượng mà bạn đang khảo sát. Từ kết quả đấy có thể đưa ra người đó thuộc nét tính cách gì, kết quả đó sẽ thuộc vào 1 trong 4 trường hợp sau:
- Nhóm 1 – Chủ động + Quan tâm đến kết quả: Đây là dấu hiệu chủ đạo của người nhóm D (Dominance – Người thủ lĩnh).
- Nhóm 2 – Chủ động + Quan tâm đến con người: Đây là dấu hiệu chủ đạo của người nhóm I (Influence – Người tạo ảnh hưởng).
- Nhóm 3 – Bị động + Quan tâm đến kết quả: Đây là dấu hiệu chủ đạo của người nhóm S (Steadiness – Người kiên định).
- Nhóm 4 – Bị động + Quan tâm đến con người: Đây là dấu hiệu chủ đạo của người nhóm C (Compliance – Người kỷ luật).
>> Xem thêm: Quản lý nguồn nhân lực là gì? Vai trò, giải pháp quản lý nguồn nhân lực hiệu quả
5. Các loại biểu đồ của nhóm tính cách DISC
Người làm trắc nghiệm nhóm tính cách DISC sẽ nhận được một bộ ba biểu đồ kết quả. Mỗi một biểu đồ mô tả một mặt cụ thể của người làm trắc nghiệm.
Ba biểu đồ có thể gần giống nhau hoặc khác biệt đáng kể, tùy thuộc vào từng cá nhân cụ thể có liên quan. Các hệ thống DISC khác nhau sử dụng các tiêu đề khác nhau cho ba biểu đồ này và thứ tự của chúng cũng có thể thay đổi từ hệ thống này sang hệ thống khác. Tuy nhiên, ý nghĩa của mỗi loại biểu đồ vẫn không đổi.
Ba loại biểu đồ đó là:
- Biểu đồ nội
Biểu đồ này mô tả tính cách “bên trong” của một người và cách họ thể hiện bản thân khi họ cảm thấy thoải mái (khi ở trong vùng thoải mái – comfort zone). Biểu đồ này cũng có thể chỉ ra khi nào một người cảm thấy bị áp lực, khi nào bản thân họ bị hạn chế.
- Biểu đồ ngoại
Trong các tình huống khác nhau thì con người sẽ có cách biểu hiện khác nhau, họ thích nghi bản thân với môi trường trong từng tình huống cụ thể hoặc theo yêu cầu của người khác. Biểu đồ ngoại cho thấy hành vi mà cá nhân thể hiện để phản ứng lại với hoàn cảnh hiện tại của họ.
Do vậy biểu đồ này có thể thay đổi theo thời gian, theo môi trường của một người hoặc bị tác động bởi những sự kiện lớn như thay đổi công việc, chuyển nhà,…
- Biểu đồ tóm tắt
Trong khi biểu đồ nội và ngoại cung cấp những thông tin có giá trị về thái độ và nhận thức của một người thì trên thực tế, hành vi của một người hiếm khi hoàn toàn dựa trên một trong hai những cách tiếp cận nội ngoại trên. Do đó việc phân tích biểu đồ DISC sẽ tổng hợp thông tin từ hai biểu đồ trên để đưa ra quan điểm về hành vi thực tế mà một người sẽ thực hiện.
6. Nhóm tính cách DISC được ứng dụng trong quản trị doanh nghiệp như thế nào?
- Trong bán hàng
Mỗi nhân viên trước khi vào làm việc, cần được test tính cách để người quản lý có thể hiểu được tính cách cũng như cách làm việc của mỗi người từ đó phân bổ được nhân viên vào các vị trí, công việc phù hợp với năng lực và tính cách.
- Trong tuyển dụng nhân sự
Vì nhân viên chính là nền móng của doanh nghiệp nên khâu tuyển dụng nhân sự phải luôn được chú trọng. Vì vậy, nhà tuyển dụng cần áp dụng nhóm tính cách DISC để dễ dàng chọn lọc ra ứng viên tiềm năng nhất và lựa chọn vị trí công việc phù hợp với từng người.
Người thuộc nhóm D phù hợp với các vị trí lãnh đạo hoặc trưởng nhóm, trưởng phòng hay bộ phận dịch vụ, bán hàng.
Các vị trí sáng tạo, đòi hỏi tài ăn nói như marketing, truyền thông, sự kiện, quảng cáo sẽ phù hợp với những người nhóm I.
Những người nhóm S có tính cách hòa đồng, thích sự ổn định, được mọi người quý mến nên phù hợp với các vị trí trong phòng Nhân sự.
Với cách suy nghĩ logic, rõ ràng, quyết đoán, chuyên môn giỏi, những người nhóm C thích hợp làm việc tại phòng kỹ thuật, IT, phân tích dữ liệu…
- Trong quản trị nhân sự
Mỗi nhóm tính cách lại mang trong mình một điểm mạnh, điểm yếu, thiên hướng cũng như thói quen khác nhau. Từ đó, nó ảnh hưởng đến cách làm việc, ứng xử và hợp tác.
Dưới đây là một vài lời khuyên trong khi làm việc với từng nhóm tính cách DISC:
- Người thuộc nhóm D: Nên cho họ nhiều khả năng quyết định trong công việc hơn. Đồng thời hạn chế việc quá chi li tiểu tiết, thay vào đó hãy quan tâm đến kết quả.
- Người thuộc nhóm I: Cảm xúc là yếu tố rất quan trọng đối với nhóm I. Vì vậy hãy quan tâm nhiều hơn, đặc biệt nên khích lệ các ý kiến mà nhóm I đưa ra. Như vậy họ sẽ phát huy hết được khả năng của mình.
- Người thuộc nhóm S: Đối với nhóm người này bạn nên hạn chế việc thay đổi quá nhiều trong công việc. Bởi lẽ họ không thích rủi ro và đổi mới quá nhanh. Đặc biệt bạn nên tránh các hành động gay gắt quá trước các hành động, cư xử của nhóm S.
- Người thuộc nhóm C: Bạn cần giải thích các đề mục công việc một cách rõ ràng, logic. Với nhóm người này yêu cầu sự thoải mái và cần không gian để giải quyết mọi việc được tốt nhất.
Như vậy, Paroda đã tổng hợp và phân tích cơ bản những thông tin về khái niệm nhóm tính cách DISC là gì và cách đọc biểu đồ của nhóm tính cách DISC. Thông qua việc đọc định vị hành vi, tính cách của mỗi con người. Chủ doanh nghiệp có thể đưa ra cách ứng xử phù hợp và có chiến lược phát triển nhân sự trong công việc thuận lợi, hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích hỗ trợ phần nào đó cho công việc và mục đích của bạn và ứng dụng được nhóm tính DISC thành công!
>> Xem thêm các bài viết khác:
Bài viết liên quan
Offboarding là gì? Cách xây dựng quy trình nghỉ việc chi tiết
Offboarding là gì? Đây là một câu hỏi phổ biến và cũng là thuật ngữ [...]
Th8
Top 13 phần mềm chấm công online miễn phí tốt nhất
Phần mềm chấm công nhân viên hiện là một giải pháp quản lý toàn diện [...]
Th4
Truyền thông nội bộ là gì? Cách xây dựng chiến lược truyền thông nội bộ hiệu quả
Hiểu được truyền thông nội bộ giúp doanh nghiệp xây dựng một môi trường làm [...]
Th12
Quản lý tiền lương là gì? Các bước tối ưu quy trình quản lý tiền lương
Để sử dụng hiệu quả sức lao động, tiết kiệm chi phí, tăng tích lũy, [...]
Th11
Quy trình quản lý hồ sơ nhân sự hiệu quả dành cho mọi doanh nghiệp
Quản lý hồ sơ nhân sự là một trong những bước quan trọng giúp nhà [...]
Th9
Lương 3P là gì? Cách triển khai hệ thống lương 3P chính xác cho doanh nghiệp
Lương 3P là phương pháp trả lương ngày càng được nhiều doanh nghiệp áp dụng. [...]
Th9