fbpx

Networking là gì? Rèn luyện kỹ năng Networking như thế nào?

networking là gì

Networking là gì? Networking ảnh hưởng thế nào đến quá trình làm việc cũng như trong đời sống hàng ngày? Làm thế nào để Networking hiệu quả, những đặc điểm và phương pháp nào có thể cải thiện kỹ năng Networking? Tất cả những câu hỏi này sẽ được Paroda giải đáp đầy đủ trong bài viết dưới đây.

Networking là một cách tuyệt vời để bạn có được cơ hội chia sẻ kiến ​​thức và xây dựng các mối quan hệ chuyên nghiệp. Hiểu được “Networking là gì?” và áp dụng nó vào công việc, cơ hội kinh doanh là bạn đã nắm trong tay chiếc chìa khóa đi tới thành công cho sự nghiệp của mình.

1. Networking là gì?

networking
Networking là gì?

Networking là kỹ năng xây dựng mối quan hệ – khả năng xây dựng và chủ động duy trì các mối quan hệ cộng tác công việc nhằm phục vụ cho mục tiêu tương lai của doanh nghiệp. Networking thường dựa trên câu hỏi “Tôi có thể giúp được gì?” thay vì “Tôi có thể nhận được gì?”

Networking thường được thực hiện trong các sự kiện cộng đồng hoặc kinh doanh. Những loại sự kiện này được tổ chức bởi các tổ chức kinh doanh hoặc các nhóm, được tổ chức ở cấp quốc gia hoặc địa phương. Những người tham gia có cơ hội tương tác, chia sẻ ý tưởng kinh doanh và bày tỏ ý định muốn liên kết kinh doanh dựa trên lợi ích của mỗi thành viên tham gia.

2. Networking – Một phương pháp Marketing hiệu quả nhưng chi phí thấp

Hiểu được Networking là gì, bạn sẽ biết rằng Networking mang lại cho doanh nghiệp những mối quan hệ cùng có lợi với những cá nhân và tổ chức khác trong thế giới kinh doanh. Đây được coi là một phương pháp Marketing hiệu quả mà lại tốn ít chi phí. Vậy chính xác những lợi ích của phương pháp Networking là gì?

2.1. Chia sẻ lời khuyên và kiến thức kinh doanh có giá trị

Bạn sẽ bất ngờ bởi những gì mình học được từ những nhà lãnh đạo khác lại không hề có trong sách vở. Networking cũng là một nền tảng tuyệt vời để chia sẻ kiến ​​thức và ý tưởng. Cho dù là lấy phản hồi hay thảo luận về quan điểm của bạn, nó sẽ giúp tăng kiến ​​thức của bạn và khiến bạn có cái nhìn đa chiều, nắm được mọi khía cạnh của vấn đề từ những cái góc nhìn khác. Từ đó giúp bạn chuẩn bị các giải pháp phòng ngừa cho những khó khăn phát sinh có thể gặp phải.

2.2. Tìm ra những cơ hội kinh doanh

Hiểu được Networking là gì, bạn có thể thấy nó không chỉ cung cấp những kiến thức và ý tưởng tuyệt vời kỹ năng Neworking còn đóng vai trò tích cực trong các thời cơ kinh doanh. Khi đã có sự kết nối với cá nhân/ tổ chức khác, bạn sẽ nhận nhiều hơn các lời đề xuất hợp tác hay những lời mời thú vị có ích cho công ty mình.

Nó có thể là những yêu cầu từ khách hàng, lời giới thiệu từ đối tác hay gặp gỡ đầu mối kinh doanh… toàn bộ đều mở ra những thời cơ phát triển kinh doanh cho công ty bạn. Đây hoàn toàn có thể được hiểu là ví dụ trình bày cho ích lợi Networking là gì.

2.3. Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp

Trong môi trường luôn thay đổi, điều quan trọng là công ty bạn phải cần phải duy trì hình ảnh nhãn hiệu của mình nhưng cũng phải cập nhật các xu hướng thị trường. Hiểu được Networking là gì, bạn sẽ biết tận dụng các sự kiện như hội thảo, tọa đàm kết nối công ty… để gây ấn tượng và cài đặt danh tiếng cho doanh nghiệp mình một cách mạnh mẽ. Từ những sự kiện đó, bạn sẽ thu hút nhiều lượt đầu tư hay các lời giới thiệu.

2.4. Thu hút các nhà đầu tư lớn

Điều đặc biệt đó chính là kỹ năng Networking không chỉ kết nối với những người bạn trực tiếp gặp mặt tại sự kiện mà còn thiết lập kết nối quan hệ với những người quen của họ. Một khi quan hệ của bạn ngày càng mở rộng thì cơ hội sở hữu một nhà đầu tư ngày càng lớn, bởi vì bạn đã để lại ấn tượng cho họ thì họ sẽ có thể giới thiệu bạn cho nhiều doanh nghiệp/ tổ chức khác.

>> Xem thêm: BSC và KPI là gì? Mối quan hệ giữa BSC & KPI trong quản trị mục tiêu và hiệu suất đội ngũ

3. Đặc điểm của một người sở hữu kỹ năng networking tốt

Bạn đã biết Networking là gì, điều tiếp theo bạn cần làm là phân tích đặc điểm chung của những người có kỹ năng Networking tốt. Kết quả của một cuộc khảo sát do Ivan Misner – cha đẻ của BNI toàn cầu thực hiện trên 3.400 người làm kinh doanh trên khắp thế giới, top 7 đặc điểm xuất hiện ở những người làm Networking hiệu quả:

networking hiệu quả
Top 7 đặc điểm xuất hiện ở những người làm Networking hiệu quả

3.1. Biết lắng nghe

Đứng đầu danh sách đặc điểm những người giỏi Networking, đó chính là kỹ năng lắng nghe. Tất cả chúng ta đều muốn cảm thấy có giá trị và được lắng nghe. Do đó người có kỹ năng xây dựng mối quan hệ tốt là người biết thể hiện sự quan tâm và sự tôn trọng đối với ý kiến người khác. Bạn không thể giao tiếp, tìm hiểu người khác nếu như không có sự lắng nghe những điều họ thích, họ cần.

3.2. Thái độ tích cực và nhiệt tình

Một thái độ tiêu cực sẽ khiến mọi người không có ấn tượng tốt về bạn và đẩy lùi các lời giới thiệu về cơ hội kinh doanh. Ngược lại, thái độ tích cực khiến mọi người muốn kết giao và hợp tác với bạn.

Là một Networker, bạn nên tự tin bước vào một căn phòng và phải tự nhủ với bản thân rằng bạn có quyền có mặt ở đó như những người khác. Hãy giúp khách hàng cảm nhận được sự đam mê, nhiệt tình và niềm tự hào của bạn khi giải thích sản phẩm, dịch vụ của công ty mình đại diện.

3.3. Hỗ trợ giúp đỡ/ Hợp tác

Một Networker giỏi nên biết nghệ thuật cho đi. Những suy nghĩ như “Anh có thể giúp được gì tôi?” nên được thay bằng “Tôi có thể hỗ trợ được gì cho anh?”. Mọi người sẽ không quan tâm đến bạn trừ khi bạn thể hiện ra là mình muốn giúp đỡ họ như thế nào.

Có nhiều cách để giúp đỡ người khác như việc cắt một mẩu báo hữu ích và gửi email cho một ai đó, hoặc giới thiệu họ kết nối với người có thể giúp họ đối mặt với thử thách cụ thể. Có lẽ bạn sẽ thấy ai đó có khả năng sử dụng dịch vụ khách hàng tiềm năng của mình.

3.4. Chân thành

Một mối quan hệ lâu dài được vun đắp bởi sự chân thành, hãy luôn chân thành và trân trọng những mối quan hệ bạn đã đang và sẽ có. Đừng để việc Networking của bạn kết thúc bởi sự giả dối.

3.5. Có khả năng tiếp cận cao

Trước khi những yếu tố trên được thể hiện ra thì đầu tiên, bạn cần có cơ hội tiếp cận. Việc tiếp xúc đạt kết quả tốt hay không sẽ tạo nên một người có kỹ năng xây dựng mối tương quan giỏi hay không. Theo một thăm dò cho biết: “Mọi người sẽ không nhớ bạn là ai và bạn làm những gì, tuy nhiên họ sẽ không bao giờ quên cảm giác bạn đã mang lại cho họ”.

3.6. Đáng tin cậy

Trở thành một người đáng tin cậy trong mọi tình huống từ việc đến đúng giờ, giữ lời hứa,… chính là cách để trở thành một người giỏi Networking. Hãy trung thực nhận lỗi và cố gắng sửa chữa vấn đề nếu lỗi đó thuộc về bạn.

Trong kinh doanh, rất khó để biết liệu những mối liên hệ hiện có có đáng tin tưởng hay không, vì vậy thay vì chờ đợi, hãy trở thành người đáng tin trước.

3.7. Theo dõi và giữ liên lạc

Những hành động nhỏ như lời hỏi thăm tình hình trong cuộc sống và công việc hay một lời chào,… có thể làm cho mối quan hệ của bạn trở nên gắn bó và thân thiết hơn. Thay vì cứ tính toán thiệt hơn, việc thể hiện sự quan tâm sâu sắc với đối phương chắc chắn sẽ giúp cho ấn tượng của bạn trong mắt người đó trở nên sâu sắc và đặc biệt hơn.

>> Xem thêm: 10 Phần mềm lập kế hoạch kinh doanh tốt nhất dành cho CEO/ Leader

4. Tư duy kìm hãm nhà lãnh đạo thực hiện networking

Như đã đề cập ở đầu bài, nhiều người bảo rằng họ không thích networking hoặc thấy nó không hiệu quả. Có những người thậm chí còn chưa bắt đầu nhưng đã kết luận, có những người đã làm nhưng không đủ kiên nhẫn cho dù đặc trưng của networking là phục vụ cho mục đích lâu dài. Những hiểu lầm về networking khiến cho các nhà lãnh đạo không muốn đầu tư vào phương pháp marketing này.

4.1. Networking là lãng phí thời gian

Có khi nào bạn thấy khi bạn chờ đèn đỏ, hay đứng đợi tàu xe là lãng phí thời gian? Nhưng chính việc chờ đợi đó, việc tích lũy những mối quan hệ với mọi người xung quanh giúp bạn bắt đúng chuyến xe khi bạn cần. Networking là môi trường thuận lợi để có thể giúp bạn trong 6 tháng sau, 3 năm sau, thậm chí 20 năm sau.

Networking xứng đáng được “đầu tư” thời gian, nhưng với điều kiện những nơi xuất hiện của mình phải có tính trọng điểm, phù hợp với quỹ thời gian cũng như ngân sách của mình. Nếu không biết chọn lọc sự kiện nào nên và không nên để networking thì là lãng phí thời gian. Bản thân khi tiến hành networking, cũng cần có kỹ thuật để thời gian bạn bỏ ra ít nhưng hiệu quả mang lại phải cao.

4.2. Khả năng networking là bẩm sinh, không thay đổi được

Nhiều người không nhận thức được rằng Networking không phải là khả năng bẩm sinh, mà có thể rèn luyện và được rèn luyện tốt hơn, thậm chí đạt tới một mức độ nhuần nhuyễn. Và họ còn không muốn bước vào thế giới này vì tự ti. Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận, có những người có điều kiện thuận lợi, có thiên phú về networking và rất dễ tạo thiện cảm với người khác, thậm chí không cần làm gì vẫn tạo được thiện cảm với người khác.

4.3. Các mối quan hệ nên hình thành tự nhiên

Không chính xác. Tất cả các mối quan hệ cần phải được nuôi dưỡng có chủ ý để tạo ra giá trị. Bạn cần phải có định hướng, có chủ tâm trong việc chọn những nơi mà bạn xuất hiện, cộng đồng bạn tham gia, chọn vai trò đại diện khi xuất hiện, cũng như cách mà bạn xuất hiện.

Networking là một nỗ lực có chủ ý. Tất nhiên điều này không loại trừ bạn ra khỏi những mối quan hệ ngẫu nhiên, tình cờ. Với tư cách là một doanh nhân, bạn phải luôn kết nối một cách chủ động, chân thành và có sự đầu tư, phải mất thời gian, năng lượng, kiến thức thì mối quan hệ mới mang lại giá trị.

4.4. Chỉ những mối quan hệ thân tình mới là tốt nhất

Tuy quan hệ thân thiết sẽ giúp được nhiều điều nhưng những mối quan hệ mới có thể đem lại những thông tin và cơ hội mới. Bởi vì mỗi người sẽ có một sở trường riêng, một mạng lưới riêng. Chính vì vậy, nhiều khi cần sự hỗ trợ không phải cứ là thân tình thì sẽ giúp được, vì điều này còn liên quan đến sở trường của mỗi người. Tất nhiên nếu sợi dây giữa bạn và họ càng gần, càng chặt thì họ sẽ hỗ trợ nhiệt tình hơn.

5. Rèn luyện kỹ năng Networking như thế nào?

kỹ năng Networking
Rèn luyện kỹ năng Networking như thế nào?

Rất nhiều người bảo rằng họ không thích networking hoặc thấy nó không hiệu quả. Đó có thể là bởi họ không biết cách làm điều đó hoặc là họ đã đặt những kỳ vọng thiếu thực tế về thời gian thu được kết quả.

Với nhiều người, việc Networking rất dễ dàng khi họ chỉ cần bắt chuyện và giao tiếp tự nhiên, vậy họ làm điều đó như thế nào? Không phải tất cả mọi người bẩm sinh đều có kỹ năng Networking tốt, tuy nhiên dù bạn như thế nào thì bạn vẫn có thể đạt được điều mong muốn nếu thực hiện theo những cách mở rộng mối quan hệ dưới đây:

  • Tập trung vào sự giúp đỡ người khác

Có thể coi bước đầu tiên của networking là thái độ thân thiện và hữu ích. Nếu đang cố gắng thiết lập mối quan hệ kinh doanh với một cá nhân, bạn nên nghĩ làm thế nào doanh nghiệp của bạn có thể mang lại lợi ích cho họ, đừng chỉ nghĩ làm thế nào anh ta có thể giúp bạn.

  • Theo dõi hay giữ liên lạc là một kỹ thuật quan trọng

Khi đề cập đến kỹ năng rèn luyện Networking thì không thể thiếu việc giữ liên lạc và duy trì các mối quan hệ. Như việc sau lần gặp gỡ đầu tiên, bạn nên gửi tin nhắn hoặc email dành cho người mà bạn quan tâm. Hành động này chứng minh việc bạn thật sự quan tâm đến cách mở rộng mối quan hệ với họ.

Một tips dành cho bạn là là nên đề cập đến nội dung hay một điều thú vị của cuộc trò chuyện trước đó. Hoặc ý tưởng khác là bạn có thể giới thiệu cho họ một cuốn sách mà bạn nghĩ rằng người đó có thể thích hoặc chia sẻ quan điểm về một chủ đề thú vị gần đây được nhiều người quan tâm. Điều quan trọng là bạn cần tạo ra một cuộc trò chuyện hấp dẫn và xây dựng cảm giác tin tưởng.

  • Duy trì và nuôi dưỡng liên hệ hiện tại của bạn

Networking bắt đầu với danh sách những người bạn hiện đang liên lạc. Kết nối networking không nhất thiết có nghĩa là bạn phải tích cực theo đuổi các mối quan hệ mới. Nuôi dưỡng những bạn có đã có và đầu tư vào những mối quan hệ đang hiện hữu trước nhất.

  • Coi nghệ thuật networking như trò ghép hình

Hãy đơn giản hóa việc Networking như một trò ghép hình mà bạn đang sắp xếp chúng lại với nhau. Nghĩ rằng những gì bạn đang cần là điều mà người khác đang có và cách xử lý tình huống như thế nào để lấy được điều đó. Bạn cần lập kế hoạch kinh doanh hoàn thiện nhất.

  • Học cách sử dụng danh thiếp đúng

Có thể danh thiếp đối với bạn chỉ là một tờ giấy nhưng thực chất nó lại đại diện cho hình ảnh của bạn. Hãy hạn chế đưa danh thiếp cho những người mà bạn nghĩ họ sẽ không cần nó vì chúng ta đều biết rằng, khi bạn quay lưng đi, những người mới gặp sẽ chẳng hay nhớ tên bạn và vứt cái namecard đi.

Đó không hẳn là cách lịch sự để bắt đầu các mối quan hệ và để có thông tin liên lạc mới. Chỉ trao name card của bạn khi kết thúc cuộc trò chuyện và đầu tiên nên hỏi namecard của đối phương trước.

  • Nhớ rằng: networking liên kết bạn với networking của các thành viên khác

Ghi nhớ những người bạn gặp là điều rất cần thiết. Sức mạnh của Networking là những người mà người liên lạc của bạn biết, không phải lúc nào cũng liên lạc trực tiếp, đó là sức mạnh của sự giới thiệu, những trao đổi trung gian. Hãy đặt ra những mong đợi. Hãy để mọi người biết làm thế nào và khi nào bạn sẽ liên hệ với họ (và sau đó hãy làm điều đó).

  • Đặt câu hỏi thông minh

Hãy hỏi những câu sâu xa hơn câu hỏi “Bạn đã/ đang/ sẽ làm gì?”. Khi có thể, bắt đầu cuộc trò chuyện với những câu hỏi mang tính cá nhân, không nhất thiết phải là nghề nghiệp và công việc của họ. Cố gắng nhận biết họ và tìm ra những điểm chung, họ sẽ có xu hướng sẽ nhớ những trao đổi về những mối tương quan giữa hai người nhất.

  • Tạo lịch các cuộc gặp gỡ hay hỏi thăm

Tạo ra lịch các cuộc gặp hàng tháng với danh sách những người bạn đã gặp và với người mà bạn muốn giữ liên lạc. Điều này tốt cho các quan hệ mới hay kể cả những quan hệ cũ cần được hâm nóng. Tương tác với họ khi bạn có một bài viết thú vị để chia sẻ, muốn hỏi thăm xem họ như thế nào, hoặc hỏi về chuyến đi mới nhất của họ, v…v… Hãy để mọi người biết bạn sẽ giữ liên lạc hàng tháng hoặc lâu hơn và sau đó hãy chắc chắn rằng bạn thực hiện điều đó!

  • Tạo những thói quen tinh tế

Hãy nhớ ngày sinh nhật hay những thứ nhỏ bé tương tự thế. Nếu đối tượng của bạn có một cuộc họp quan trọng hoặc một đề nghị lớn, hãy luôn nhớ và liên hệ với họ để chúc họ những lời chúc may mắn và hỏi thăm khi mọi việc đã kết thúc. Điều đó sẽ cực kì ý nghĩa đối với họ.

  • Hãy cụ thể khi mô tả các mục tiêu lý tưởng của bạn

Mục tiêu kinh doanh nên được đưa ra với sự rõ ràng tuyệt đối. Đừng để khách hàng thấy bạn bối rối hay không nhất quán khi trao đổi thông tin với họ.

  • Cư xử đúng đắn và lịch sự

Khi đang ở giữa một cuộc trò chuyện với một người, hãy lắng nghe và bày tỏ sự quan tâm đến những gì họ đang nói. Bạn phải giữ cho mình luôn trong vị thế tham gia vào cuộc trò chuyện.

  • Hãy cho đi trước – mà không mong đợi sự đền đáp

Chia sẻ kiến ​​thức của bạn với người khác mà không có bất kỳ mong đợi về những gì bạn có thể nhận được, tự động họ sẽ mở lòng và vui vẻ tỏ ý muốn trao đổi với bạn nhiều hơn nữa. Vẫn là bài học về sự chân thành.

  • Sử dụng mạng xã hội

Liên kết với các Networking mới và cũ, thăm qua các địa chỉ liên lạc của họ, và yêu cầu họ giới thiệu cho bạn nếu có thể. Các trang web mạng chuyên nghiệp như LinkedIn là một nguồn tốt để thực hành và phát triển một mạng lưới lành mạnh

  • Tham gia các sự kiện

Hãy suy nghĩ và chọn lọc tham gia vào các sự kiện xã hội hoặc các sự kiện networking như chạy từ thiện, sáng kiến ​​CSR và nhiều sự kiện khác. Hãy nhớ rằng tại một sự kiện networking mọi người đều ở đó để gặp gỡ những người mới. Đi một mình và tiến tới giao tiếp với những người lạ là mấu chốt của sự kiện. Hãy chủ động.

  • Làm nổi bật bản thân

Là một nhà lãnh đạo doanh nghiệp, hãy tự hỏi: “Tại sao họ nên quan tâm tới vấn đề của mình?”. Bạn có biết làm thế nào để mô tả bản thân hoặc doanh nghiệp của mình trong một câu nào đó mà chứng tỏ được một số giá trị cho người nghe?

Một bài giới thiệu 30 giây giới thiệu ngắn gọn bạn là ai, và lợi ích bạn đem lại cho đối tác là gì. Một bài giới thiệu ngắn thực sự rất quan trọng nếu bạn đang đặt mục tiêu kiếm tìm các mối quan hệ, bởi vì nó giúp đối tác biết rõ tại sao họ nên tiếp tục nói chuyện với bạn ngay từ lần gặp đầu tiên.

>> Xem thêm: Mô hình 5M là gì? Tầm quan trọng của mô hình 5M trong quản lý doanh nghiệp

6. Cách thức xây dựng networking hiệu quả hiện nay

Bạn đã biết networking là gì và tầm quan trọng đặc biệt của nó. Vậy làm thế nào để xây dựng được networking hiệu quả, phù hợp với xu thế xã hội hiện nay? Dưới đây là 4 bước để xây dựng networking dành cho bạn.

Bước 1: Kết giao với nhiều người

Bước đầu tiên để xây dựng networking hiệu quả chính là kết giao với nhiều người. Điều này có vai trò rất lớn trong việc thay đổi nhận thức của bạn. Kết giao với nhiều người không chỉ giúp bạn đa dạng cơ hội cho mình. Bạn còn có thể mở rộng networking của mình với những người bạn được giới thiệu.

Có thể ban đầu bạn sẽ cảm thấy bối rối và không biết phải làm thế nào. Nhưng hãy bước ra khỏi vùng an toàn của mình và chủ động bắt đầu một mối quan hệ. Bạn chỉ cần có đủ tự tin, cởi mở và tích cực tiếp nhận những điều mới mẻ. Tận dụng cơ hội để giới thiệu về mình trong các hội nghị hay sự kiện. Hiểu rõ về giá trị bản thân và cố gắng trau dồi năng lực để tạo ra thương hiệu cá nhân của mình.

Bạn cũng cần tự mình điều chỉnh các hành vi và ngôn ngữ phù hợp với đối tượng kết giao. Đưa ra những thông tin thú vị và mới mẻ sẽ giúp bạn gây ấn tượng tốt khi muốn xây dựng networking.

Bước 2: Duy trì tốt mối quan hệ

Nhiều người nghĩ để xây dựng networking thì chỉ cần kết giao với càng nhiều người càng tốt. Tuy nhiên, việc kết giao đó phải đi cùng với duy trì mối quan hệ tốt với mọi người. Cuộc sống bận rộn khiến con người rơi vào guồng quay vội vã và lãng quên các mối quan hệ cũ. Trong khi đó, việc duy trì mối quan hệ cũ lại mang đến cho bạn những cơ hội không ngờ.

Để duy trì mối quan hệ tốt đẹp, bạn cần lưu giữ các thông tin về các đối tác của mình. Sẽ thật tệ nếu bạn thậm chí không thể nhớ nổi tên đối phương phải không nào? Bạn hãy thường xuyên kiểm tra danh sách liên lạc của mình để nắm rõ thông tin của mọi người.

Ngoài ra, bạn nên tận dụng mạng xã hội để duy trì các mối quan hệ tốt với mọi người. Kết nối và theo dõi các hoạt động của họ để bày tỏ sự quan tâm của mình. Đừng tiếc một like hay một lời chúc cho các bài đăng hay nhắn tin riêng trong các dịp đặc biệt.

Sau khi được giúp đỡ hoặc hỗ trợ, bạn nên gửi lời cảm ơn đến các đối tác của mình. Điều này sẽ để lại ấn tượng tốt và mở ra những cơ hội mới trong tương lai. Bạn cũng có thể liên hệ gặp mặt trực tiếp để giúp tăng sự kết nối trong các mối quan hệ lâu dài.

Bước 3: Nuôi dưỡng mối quan hệ

Nuôi dưỡng các mối quan hệ bền vững là việc khó khăn nhất khi xây dựng networking. Nó không chỉ giúp bạn mở rộng cơ hội mà còn tạo nên sự thoải mái, vui vẻ. Nuôi dưỡng các networking đòi hỏi bạn phải có những kỹ năng cần thiết. Đầu tiên, bạn cần hạn chế tối đa các mâu thuẫn khi đang xây dựng networking. Hãy thân thiện và ôn hoà khi giải quyết các vấn đề giữa hai bên. Lắng nghe và tôn trọng là một cách giải quyết thông minh, hiệu quả nhất cho mọi hiểu lầm.

Tạo ra môi trường để cả hai đều có cơ hội học hỏi và hành động, phát triển lợi ích chung. Nếu bạn ích kỷ và chỉ mong có được cơ hội từ họ, đối phương sẽ cảm thấy bị lợi dụng. Một mối quan hệ bền vững cần sự chủ động và có qua có lại. Bạn không thể chờ đợi sự quan tâm và cơ hội từ người khác khi bạn thờ ơ với họ. Bạn cũng cần xây dựng niềm tin vững chắc nơi đối phương. Chỉ có vậy mới giúp bạn thực sự có được mối quan hệ gắn kết dài lâu.

Bước 4: Chia sẻ mối quan hệ

Bạn không thể tự mình có được tất cả các mối quan hệ nếu không có sự chia sẻ. Cách nhanh nhất để xây dựng networking chính là giới thiệu bạn bè với nhau. Một người biết chia sẻ networking với người khác là một superconnector. Sẵn sàng cho đi sẽ giúp bạn nhận lại nhiều hơn thế. Những người quảng giao có nhiều bạn chung là người thành công nhất trong các mối quan hệ.

Người được bạn chia sẻ sẽ giới thiệu cho bạn những cơ hội công việc hay hợp tác tuyệt vời hơn. Từ đó, bạn đã tự tạo thương hiệu cá nhân cho mình một cách tốt đẹp trong mắt người khác.

>> Xem thêm: Lập kế hoạch dự án là gì? Quy trình lập kế hoạch dự án chuyên nghiệp, hiệu quả

7. Tổng kết

Có thể nói, xây dựng networking có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của cá nhân. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu networking là gì và nắm được các kỹ năng để xây dựng networking hiệu quả. Chúc bạn thành công với những mối quan hệ tuyệt vời.

Đăng ký dùng thử