Mô hình 5M là phương pháp được nhiều nhà quản lý doanh nghiệp áp dụng. Áp dụng 5M một cách thông minh sẽ mang đến nhiều lợi ích không thể phủ nhận cho việc vận hành doanh nghiệp cũng như hiệu suất công việc. Hãy cùng Paroda tìm hiểu về mô hình 5M nhé!
MỤC LỤC NỘI DUNG
1. Mô hình 5M là gì?
Mô hình 5M là gì? Mô hình 5M là phương pháp quản lý doanh nghiệp theo 5 yếu tố Material – Machines – Man – Method – Measurement. Mô hình 5M được áp dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và đem lại hiệu quả vượt trội.
Cụ thể, mô hình 5M được thể hiện thông qua 5 yếu tố:
- Material: Những nguyên vật liệu, linh kiện được sử dụng trong quá trình chế tạo sản phẩm
- Machines: Các loại máy móc, thiết bị hỗ trợ quá trình sản xuất sản phẩm
- Man: Vai trò của con người trong việc vận hành thiết bị và sử dụng vật liệu để sản xuất sản phẩm
- Method: Phương pháp được áp dụng để tạo ra sản phẩm
- Measurement: Kiểm tra lại chất lượng của sản phẩm sau khi đã hoàn thiện
>> Xem thêm: Sơ đồ PERT là gì? Cách xây dựng sơ đồ mạng lưới PERT chi tiết
2. Ý nghĩa cụ thể của các yếu tố trong mô hình 5M
Hiểu rõ các yếu tố 5M sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng vận dụng vào quá trình quản lý trên thực tế một cách đầy đủ và hiệu quả. Từ đó, các hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp cũng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn.
Cùng tìm hiểu chi tiết về 5 yếu tố của mô hình 5M và cách thực hiện từng yếu tố trong sản xuất, kinh doanh.
2.1. Material – Nguyên vật liệu, linh kiện
Nguyên vật liệu, linh kiện là yếu tố bắt buộc phải có trong mọi quy trình sản xuất, tạo ra các hàng hóa cho doanh nghiệp. Nguyên vật liệu, linh kiện là yếu tố phải được đặt lên hàng đầu. Bởi bất kỳ sai sót về số lượng, chất lượng nguyên vật liệu sẽ làm thay đổi chất lượng và công năng của các sản phẩm được tạo ra.
Bên cạnh đó, nguyên vật liệu, linh kiện còn ảnh hưởng đến vấn đề lắp ráp các thiết bị hay gia công hàng hóa. Nếu bạn sử dụng sai loại nguyên vật liệu, linh kiện sẽ khiến ảnh hưởng trực tiếp đến dây chuyền sản xuất, gây ra lỗi nghiêm trọng với hàng hóa khi hoàn thành. Điều này dẫn đến các chi phí phát sinh do hàng hóa không đạt yêu cầu.
Chính vì các vấn đề trên nên yêu cầu đặt ra đối với Material cụ thể như sau:
- Các cá nhân quản lý, điều hành quá trình sản xuất của doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng về thể loại, số lượng và chất lượng của nguyên vật liệu, linh phụ kiện. Để tiện cho việc kiểm soát, doanh nghiệp nên đưa ra các quy định, tiêu chuẩn riêng dựa vào lĩnh vực kinh doanh.
- Đối với các lỗi phát sinh từ yếu tố nguyên vật liệu, linh kiện; các cá nhân phải tiến hành kiểm tra để phát hiện nguyên nhân, nguồn gốc lỗi. Nếu lỗi xuất phát từ nhà cung ứng; doanh nghiệp phải kịp thời làm việc lại để nâng cao chất lượng nguyên vật liệu, linh kiện đó. Trường hợp lỗi nghiêm trọng thì buộc nhà cung ứng phải nhận lại nguyên vật liệu kém chất lượng và bồi thường khi có thiệt hại xảy ra.
2.2. Machines – Thiết bị, máy móc
Việc vận dụng máy móc, thiết bị trong thời đại này là điều vô cùng cần thiết. Sự tham gia của máy móc trong quá trình sản xuất sẽ đem lại năng suất và chất lượng vượt trội. Tuy nhiên, khi sử dụng máy móc điều bạn cần quan tâm nhất là sự ổn định và chính xác của máy trong quá trình vận hành. Nếu xảy ra một chút sai lệch về đo lường sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng.
Chính vì vậy, để đảm bảo các thiết bị, máy móc tại doanh nghiệp luôn được đảm bảo chất lượng, doanh nghiệp cần:
- Xem xét tính ổn định, công năng, tính chính xác của máy móc trong quá trình sử dụng.
- Sử dụng những tiêu chuẩn thao tác để thiết lập điều kiện thiết bị khi tiến hành kiểm tra.
- Kiểm tra máy móc, thiết bị định kỳ, bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra thông suốt, không bị gián đoạn.
2.3. Man – Người thao tác
Nguyên vật liệu, linh kiện chất lượng; thiết bị, máy móc tân tiến nhưng nếu người thao tác không có chuyên môn tốt thì mọi thứ đều trở về con số 0. Vì thế, người thao tác máy móc, thiết bị phải được đào tạo kỹ lưỡng, nắm bắt được các quy trình vận hành máy móc. Đồng thời, người thao tác còn phải nắm được các kiến thức chuyên môn để có thể linh hoạt xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành.
Vậy nên, doanh nghiệp phải thường xuyên và tạo điều kiện để người thao tác được trau dồi các kiến thức chuyên môn bằng các buổi huấn luyện, tập huấn,…
2.4. Method – Phương pháp thao tác
Một trong những yếu tố quan trọng trong mô hình 5m chính là phương pháp thực hiện. Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp có hiểu biết rõ về cách hoàn thiện sản phẩm, đảm bảo chất lượng và số lượng theo yêu cầu. Yếu tố “phương pháp” cũng đề cập đến các tiêu chuẩn và quy định cần thiết để đảm bảo không có sai sót và giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất và vận hành của doanh nghiệp.
Để đạt được yếu tố này, những người quản lý trong doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và chuẩn mực để làm thước đo và xây dựng quy trình kiểm duyệt tương ứng. Phương pháp thực hiện đóng vai trò như một chỉ dẫn để định hướng toàn bộ quy trình, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất và kinh doanh diễn ra một cách liên tục, tối ưu hóa hiệu suất và giảm thiểu sai sót, rủi ro trong quá trình sản xuất.
2.5. Measurement – Kiểm tra, đo lường
Yếu tố Measurement – kiểm tra, đo lường thể hiện hoạt động cuối cùng cần thực hiện trước khi sản phẩm được chính thức đưa vào thị trường tiêu dùng.
Measurement bao gồm kiểm tra chất lượng, đo lường và thống kê toàn bộ sản phẩm vừa được hoàn thiện. Đây là bước quan trọng giúp doanh nghiệp so sánh những khung tiêu chuẩn, quy định ban đầu với những sản phẩm đã hoàn thiện.
Từ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá đầy đủ về tình trạng hoàn thiện của sản phẩm, đảm bảo được chất lượng trước khi đến tay người tiêu dùng.
>> Xem thêm: Leadership là gì? Những kỹ năng mà Leader cần phải có!
3. Lợi ích mô hình 5M của nhà lãnh đạo
Từ việc phân tích các yếu tố trong mô hình 5M, doanh nghiệp có thể nhận được các lợi ích quan trọng như sau:
- Đảm bảo quá trình vận hành suôn sẻ và giảm thiểu rủi ro: Mô hình này giúp xác định rõ nhiệm vụ từ bước đầu vào đến bước đầu ra, đồng thời đảm bảo kiểm tra tính đáp ứng tiêu chuẩn và chuẩn hóa theo thứ tự. Điều này giúp phát hiện và khắc phục kịp thời các sai sót.
- Nâng cao năng suất làm việc: Quá trình làm việc được diễn ra một cách trơn tru, tạo điều kiện cho sự phối hợp hiệu quả và giải quyết vấn đề nhanh chóng.
- Thu hẹp khoảng cách giao tiếp: Mô hình 5M giúp cắt giảm khoảng cách giao tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng, giữa nhân viên với nhau, cũng như giữa cấp quản lý và nhân viên trong việc giải quyết các vấn đề liên quan.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Nhờ quá trình vận hành suôn sẻ và giảm thiểu sự cố, mô hình này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí phát sinh từ việc khắc phục sự cố và các vấn đề không liên quan trong quy trình sản xuất và vận hành.
Tuy không thể trực tiếp giúp doanh nghiệp tăng trưởng kinh doanh nhanh chóng nhưng mô hình 5M là cơ sở để doanh nghiệp tối ưu các yếu tố có liên quan trong tổng thể doanh nghiệp, hướng tới sự ổn định và hiệu quả.
4. Ví dụ về mô hình 5M của các doanh nghiệp
4.1. Mô hình 5M của Coca Cola
Mô hình 5M trong quảng cáo của doanh nghiệp Coca Cola bao gồm: Nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, sản phẩm thay thế và khách hàng. Việc cạnh tranh về thị phần thị trường và giá sản xuất nước ngọt có gas giữa Pepsi và Coca Cola vô cùng gay gắt. Bởi quy mô, các sản phẩm, chiến lược marketing của cả 2 đều tương tự nhau.
4.2. Mô hình 5M của Điện máy xanh
Mô hình truyền thông của Điện máy xanh thường vô cùng sáng tạo và “gây ám ảnh” cho người xem. Doanh nghiệp thường quảng cáo trên các kênh như: Youtube, fanpage, kênh truyền hình, roadshow,…
Ngoài ra, bạn có thể xem thêm quảng cáo theo mô hình 5m của TH True Milk. Mô hình 5M của Vinamilk,… Khi phân tích rõ Mô hình 5M trong Marketing của các doanh nghiệp này, bạn sẽ áp dụng được chiến lược quảng cáo phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
>> Xem thêm: Horenso là gì? Nguyên tắc áp dụng phương pháp Horenso
5. Chữ M nào quan trọng nhất trong chiến lược quản lý 5M
Nhìn chung, cả 5 yếu tố trong mô hình 5M đều đóng vai trò quan trọng. Đồng thời phải kết hợp đầy đủ 5 yếu tố này để mang lại hiệu quả quản lý tối ưu nhất cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, yếu tố Man (Người thao tác) – Người thừa hành là yếu tố không thể thay thế và là bộ não để kết nối hoàn hảo 4 yếu tố còn lại.
6. Những yếu tố tác động đến mô hình 5M
6.1. Môi trường
Những yếu tố môi trường như nhiệt độ, thời tiết, độ ẩm… sẽ ảnh hưởng đến nguyên vật liệu và tác động gián tiếp đến quá trình sản xuất hàng hóa. Dưới tác động của môi trường, nguyên vật liệu có thể trở nên kém chất lượng nếu không được bảo quản tốt.
6.2. Yếu tố chủ quan từ sự điều hành của các cấp quản lý
Quy trình vận hành, sản xuất có thể thay đổi theo những chỉ đạo từ cấp quản lý. Kéo theo đó, chất lượng, số lượng của hàng hóa được tạo ra sẽ cũng khác đi so với quỹ đạo ban đầu. Do đó, trên thực thế, không ít quy trình sản xuất bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực bởi ý chí chủ quan của cấp lãnh đạo.
Áp dụng mô hình 5M trong quản trị sẽ giúp doanh nghiệp đạt được nhiều thành công đáng kể trong quá trình kinh doanh. Hy vọng những thông tin mà Paroda cung cấp trong bài viết sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về mô hình quản trị 5M.
>> Xem thêm các bài viết khác:
Bài viết liên quan
Quy trình 5 bước lập kế hoạch chiến lược hiệu quả cho doanh nghiệp
Muốn phát triển tổ chức lớn mạnh, doanh nghiệp cần tận dụng thật nhiều cơ [...]
Th10
Leadership là gì? Những kỹ năng mà Leader cần phải có!
Leadership (kỹ năng lãnh đạo) là một thuật ngữ đã được sử dụng từ rất [...]
Th8
BCP là gì? Cách xây dựng Business Continuity Plan trong doanh nghiệp
BCP là gì? Business Continuity Plan – Kế hoạch kinh doanh liên tục, đây là [...]
Th8
Nguyên tắc Pareto là gì? Cách áp dụng nguyên tắc 80/20 trong kinh doanh hiệu quả
Nguyên tắc Pareto hay còn được gọi là quy tắc 80/20 thường được các chủ [...]
Th7
Nút thắt cổ chai – Bottleneck là gì? Gỡ rối về nút cổ chai trong doanh nghiệp
Nút thắt cổ chai – Bottleneck là một hiện tượng gây tắc nghẽn quy trình [...]
Th7
Digital Workplace là gì? Các bước xây dựng văn phòng số cho doanh nghiệp
Digital Workplace hay môi trường làm việc số là một thuật ngữ đang ngày càng [...]
Th6