fbpx

10 cách quản lý nhân viên hiệu quả

10 cách quản lý nhân viên hiệu quả

Quản lý nhân viên hiệu quả sẽ nâng cao năng suất và chất lượng của nhân viên đồng thời khẳng định, phát huy vai trò của người quản lý. Nếu xây dựng và áp dụng các cách quản lý nhân viên hiệu quả, việc hoàn thành công việc sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Vậy, thực tế có những cách quản lý nhân viên như thế nào để đạt hiệu quả, cùng Paroda tham khảo rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

1. Quản lý nhân viên là gì?

Quản lý nhân viên hay còn gọi là quản lý nguồn nhân lực là sự khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của một tổ chức hay doanh nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả.

Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp hay tổ chức. Do đó việc khai thác tốt nguồn lực này để phục vụ phát triển doanh nghiệp và xã hội là một vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm.

2. 10 cách quản lý nhân viên hiệu quả trong doanh nghiệp

2.1. Chọn phong cách quản lý nhân viên

Trước tiên là việc chọn cách quản lý nhân viên phù hợp với mình. Bởi mỗi nhà quản lý lại tương tác với nhân viên của họ theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy cách nhà lãnh đạo quản lý nhân sự cũng có nhiều ảnh hưởng đến cách nhân viên cảm nhận về công việc của họ.

Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy gần một nửa số nhân viên nói rằng họ đã bỏ việc vì người quản lý tồi. Nếu để ý kỹ hơn, bạn có thể nhận ra mối tương quan trực tiếp giữa khả năng của người lãnh đạo với các yếu tố quan trọng như sự gắn kết, yêu nghề và hạnh phúc của nhân viên.

Đó là lý do tại sao biết làm chủ phong cách quản lý lại là một trong những nhân tố quan trọng để nuôi dưỡng và phát triển một đội ngũ thành công.

10 cách quản lý nhân viên hiệu quả

2.2. Nắm rõ được năng lực của từng người

Đánh giá nhân viên có thể được coi là một trong những bước quan trọng nhất trong quy trình quản lý nhân viên để có thể xem xét mức độ hoàn thành công việc, khả năng phù hợp với công việc của một nhân viên nào đó trong khoảng thời gian nhất định để được ra một chế độ khen thưởng hợp lý.

Người quản lý phải là người có khả năng bao quát và nắm rõ nhất mọi vấn đề. Họ phải biết được năng lực thật sự của từng người để có kế hoạch giao việc. nâng cao năng lực của từng người trong quá trình làm việc.

Mỗi nhân viên đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Chính vì vậy người quản lý cần biết cân nhắc và cẩn trọng khi sắp xếp đội ngũ nhân viên của mình vào từng vị trí nhất định. Bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu xem họ đã học được những gì, quá trình tích lũy kinh nghiệm của họ ra sao và sở trường của họ. Đó chính là việc cần làm khi bạn tiếp quản một đội ngũ nhân viên và đem lại hiệu quả cao nhất trong công việc.

2.3. Định hướng công việc và định hướng phát triển cho nhân viên

Muốn nhân viên làm tốt công việc mình được giao phó thì trước tiên nhà quản trị nhân lực phải làm rõ cho các nhân viên thấy được công việc của bản thân mình ra sao. Việc xác định được đúng và đủ về công việc của mình rất quan trọng để tránh vượt quá quyền hạn và nhiệm vụ của bản thân dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Không chỉ vậy nhà quản trị nhân lực cần định hướng và ươm mầm cho sự phát triển bản thân của nhân viên, liên tục bổ sung và lấp đầy thêm những kĩ năng sống và làm việc cho nhân viên.

10 cách quản lý nhân viên hiệu quả

2.4. Lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ

Cách quản lý nhân viên hiệu quả tiếp theo mà bất cứ nhà quản lý nào cũng cần phải nắm đó chính là biết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ. Cụ thể, lắng nghe ở đây là lắng nghe quan điểm, ý kiến của nhân viên đề bạt trong quá trình làm việc.

Sau bước lắng nghe đó chính là sự thấu hiểu. Thấu hiểu xem những đề xuất, ý kiến của nhân viên có thực sự khả quan hay không, có thể áp dụng vào tiến trình thực hiện công việc không. Còn trong trường hợp ý kiến đó không thể đáp ứng được nhu cầu công việc thì hãy phân tích, trao đổi cho nhân viên hiểu rõ tại sao lại không. Và đây chính là bước chia sẻ.

luon lang nghe thau hieu va chia se

2.5. Luân chuyển những nhân viên giỏi

Hãng Honda là một trong những công ty có chính sách luân phiên huấn luyện nhân viên. Thông thường, những nhà quản trị đều có xu hướng muốn giữ những nhân viên giỏi nhất của mình không cho luân chuyển sang bộ phận khác.

Tuy nhiên về lâu dài, chính sách luân chuyển nhân viên giỏi sẽ rất có lợi cho toàn thể công ty.

Bạn nên hiểu rằng với bất kỳ người nào nếu cứ làm đi làm lại một việc qua năm này năm nọ, thì sau một thời gian, người đó sẽ trở nên quá quen thuộc với công việc, từ đó trở nên chủ quan và mất dần năng lực tìm tòi, sáng tạo.

Chính vì vậy nếu không thay máu, luân chuyển nhân viên giỏi, thì doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng giậm chân tại chỗ, hoặc tệ hơn là thụt lùi.

>> Xem thêm: Chiến lược quản trị nhân sự cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

2.6. Xác định đặt ra mục tiêu công việc và tiêu chuẩn đánh giá

Trong quá trình làm việc, để đạt được hiệu quả thì nhà quản lý cần phải xác định rõ mục tiêu công việc cho từng nhân viên của mình. Đặt ra được mục tiêu và kế hoạch làm việc. Một mục tiêu rõ ràng chính là nền tảng quan trọng để mọi hoạt động được thực hiện dễ dàng, thuận lợi hơn. Ngược lại, nếu mục tiêu không rõ ràng, khả thi thì nhân viên sẽ không biết mình đang làm việc gì, thậm chí còn hạn chế sự sáng tạo của họ.

cong cu lam viec

Hiệu suất của nhân viên được đánh giá dựa trên công việc và giờ làm việc của nhân viên. Dựa vào KPI mẫu mà người quản lý có thể đánh giá tính hiệu quả trong công việc của từng nhân viên trong quá trình làm việc.

Thông qua KPI người quản lý sẽ đặt ra những đánh giá mức độ làm việc của từng nhân viên để có sự điều chỉnh mức độ công việc cho phù hợp với từng người.

>> Xem thêm: KPI là gì? Tại sao doanh nghiệp không vận hành được KPI?

2.7. Tạo động lực khích lệ nhân viên làm việc

Mọi nhân viên đều có nhu cầu thăng tiến và được công nhận sự đóng góp của mình đối với tổ chức. Vì thế, nhà quản lý cần nắm được những nhu cầu thiết yếu của nhân viên để giúp họ có tinh thần thoải mái trong công việc.

Nhà quản lý nên chú trọng đến việc tạo động lực cho nhân viên. Đó chính là việc thôi thúc, nắm bắt tâm tư tình cảm, khơi dậy những mong muốn của họ để cho họ thấy rằng khi họ cố gắng làm việc thì họ sẽ đạt được những mong muốn của mình.

2.8. Tạo môi trường làm việc nhóm hiệu quả

Xây dựng môi trường làm việc nhóm hiệu quả là cách quản lý nhân viên hiệu quả mà các nhà quản lý đặc biệt quan tâm. Một môi trường với bầu không khí thoải mái không chỉ tạo điều kiện cho những nhân viên cũ trong công ty phát triển mà còn thu hút những nhân tố mới đang quan tâm đến việc làm tại doanh nghiệp.

Để hoàn thành một dự án đòi hỏi nhà quản lý có một chiến lược quản lý nhân viên hợp tác hằng ngày và liên tục giữa các đội nhóm. Một môi trường làm việc mà nhân viên có thể thoải mái khi là chính mình, họ có thể đặt câu hỏi, nêu lên ý kiến, ý tưởng và nhận được sự tôn trọng là điều mà tất cả những người đi làm đều mong nhận được.

2.9. Giải quyết các mối quan tâm mang tính toàn công ty

Nếu nhân viên chỉ ra một mối lo ngại có thể ảnh hưởng đến nhiều người, hãy đảm bảo rằng nó phải được giải quyết. Nếu một người cảm giác anh ta đang bị quá tải trong công việc, có thể những người khác cũng sẽ thấy như vậy.

Cách hay để đối phó với tình huống này là tổ chức ngay một cuộc họp với đại diện các phòng ban liên quan nhằm thảo luận về văn hóa công ty: Họ muốn cải thiện những vấn đề này ra sao và nhân viên trong nhóm họ có thể thực hiện như thế nào? Hãy xác định rõ ngay từ đầu cuộc họp rằng đây là buổi trao đổi cởi mở, nhân viên hãy tự do nêu lên những bất bình của mình không phải lo sợ về dư âm hay hậu quả.

tinh than trach nhiem het long voi cong viec

Nhấn mạnh mục đích thực sự của cuộc họp là tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề, chứ không phải dịp để tìm người sa thải. Cách tiếp cận mang tính tập thể này sẽ khiến nhân viên cảm nhận rằng họ có giá trị và là một phần trong sự phát triển chung của công ty – một sự tự khích lệ tinh thần bởi chính cá nhân.

2.10. Ngừng việc la mắng nhân viên

Là một nhà quản trị, bạn phải hiểu la mắng không phải cách giải quyết vấn đề tốt nhất trong mọi tình huống. Tại tập đoàn sản xuất xe hơi lớn thứ hai trên thế giới – Toyota, một quy tắc được đề ra là các nhà quản trị không được quát tháo và trừng phạt nhân viên dưới quyền khi có sai sót xảy ra. Thay vào đó, các lỗi lầm sẽ được báo cáo ngay để tìm ra nguyên nhân nhằm sửa đổi phù hợp và kịp thời.

Việc la mắng không những gây nên khoảng cách giữa các nhân viên và quản lý mà còn ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc. Bất kể bạn cảm thấy thế nào, trước hết, hãy tôn trọng nhân viên bằng phép lịch sự cơ bản.

Như vậy, Paroda đã chia sẻ cho bạn những cách quản lý nhân viên hiệu quả nhất mà nhà quản lý có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Từng bước triển khai theo bí quyết trên sẽ giúp bạn tối ưu hóa nguồn nhân sự, đồng thời đẩy mạnh phát triển về năng lực và hiệu suất nhân viên.

3. Phần mềm quản lý nhân sự Paroda HRM – Quản lý hiệu quả với các tính năng giải quyết công tác quản lý nhân viên, đánh giá chính xác những đóng góp của từng nhân viên

Thấu hiểu khó khăn của các doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số, Paroda mang đến giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện trong đó có bộ công cụ quản trị và phát triển nhân sự HRM. Từ đó, tiết kiệm được thời gian, chi phí và các nguồn lực khác. Đây chính là công cụ đắc lực giúp các nhà lãnh đạo quản lý nhân viên một cách hiệu quả và dễ dàng.

Bộ công cụ HRM có thể giải quyết tất cả các vấn đề trong việc quản lý nhân viên khi số hóa tất cả các dữ liệu nhanh chóng. Điều này giúp cho các nhà quản trị nắm bắt rõ ràng tình hình nhân sự, sau đó đưa ra cái nhìn tổng thể về biến động nguồn nhân lực để có thể giải quyết kịp thời.

10 cách quản lý nhân viên hiệu quả

Hệ thống của Paroda có thể chấm công trực tuyến khác biệt so với các loại hình sử dụng máy chấm công trên thị trường. Dữ liệu sẽ được đẩy trực tiếp vào hệ thống, xua tan nỗi lo đường truyền trục trặc hay máy chấm công hỏng.

>> Xem thêm: Giải Pháp Chấm Công Online Hiệu Quả

HR sẽ không phải lo lắng vì thất lạc đơn từ hay hồ sơ nữa vì mọi thông tin nhân sự được số hóa, lưu trữ và bảo mật tập trung trên phần mềm Paroda.

Cùng với đó, hệ thống sẽ tự động tổng hợp đơn từ và kết nối với các phân hệ khác như KPI, doanh số,… để dễ dàng tính toán bảng lương và giảm thiểu tỷ lệ sai sót.

Hơn nữa, tính năng bảo mật dữ liệu cũng được nâng cao giảm thiểu khả năng rò rỉ thông tin ra bên ngoài tránh tình trạng kẻ xấu trục lợi gây ảnh hưởng đến bộ mặt của doanh nghiệp.

Bất kỳ ai trong doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng sử dụng phần mềm Paroda.

Chỉ với những thao tác đơn giản và không quá khó để hiểu, cấp trên và nhân viên có thể tương tác với nhau, thoải mái thảo luận, chia sẻ mọi điều qua mạng nội bộ, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất làm việc.

Paroda hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu hơn cách quản lý nhân viên hiệu quả cho doanh nghiệp của mình và có thêm thông tin, kiến thức để ứng dụng vào các công việc trong tương lai.