Muốn thành lập công ty cần chuẩn bị những gì? Câu hỏi của hàng chục nghìn người mới khởi nghiệp đang phân vân trước khi tiến hành thành lập công ty. Muốn mở công ty cần những gì để hoạt động kinh doanh là điều không hề đơn giản.
Thành lập công ty cần những gì để thành công? Đó là cần chuẩn bị kế hoạch hoạt động kinh doanh bài bản cho doanh nghiệp mình, cụ thể có một số điểm Paroda gợi ý dưới đây cho doanh nghiệp dự tính thành lập công ty của bạn.
MỤC LỤC NỘI DUNG
- 1. Chuẩn bị một ý tưởng kinh doanh tốt, sáng tạo, có ưu thế cho việc thành lập công ty
- 2. Bạn cần một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo trước khi thành lập công ty
- 3. Chuẩn bị ngân sách tài chính cho doanh nghiệp
- 4. Nghiên cứu đối thủ cùng ngành, biết địch – biết ta: Trăm trận trăm thắng
- 5. Chuẩn bị dịch vụ công nghệ Marketing Online cho doanh nghiệp
- 6. Tìm kiếm và lên danh sách khách hàng tiềm năng
- 7. Chuẩn bị chính sách chăm sóc khách hàng mà doanh nghiệp có được
- 8. Chuẩn bị chu đáo cho việc khai trương thành lập công ty
- 9. Những điều không mong đợi
- 10. Tri thức là sức mạnh
1. Chuẩn bị một ý tưởng kinh doanh tốt, sáng tạo, có ưu thế cho việc thành lập công ty
Ý tưởng chỉ được gọi là tốt khi nó được nhiều người công nhận và ủng hộ. Nếu bạn có ý tưởng kinh doanh tốt, có sáng tạo hoặc có ưu thế vượt trội so với thị trường thì công việc kinh doanh của bạn ban đầu đã thành công tới 75%. Sự tồn tại và phát triển của công ty bạn về lâu dài phụ thuộc nhiều vào ý tưởng kinh doanh ban đầu mà bạn đã vạch ra.
Nhưng làm thế nào để có thể tìm ra ý tưởng đó? Tác giả Joe Carbo đưa ra một câu trả lời hết sức đơn giản mà có lẽ nhiều người đã hơn một lần được nghe: “Hãy tìm ra một nhu cầu trên thị trường và đáp ứng nhu cầu đó”.
2. Bạn cần một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo trước khi thành lập công ty
Đó là bản đồ phác thảo ra những con đường hợp lý nhất dẫn dắt bạn đến thành công. Một kế hoạch kinh doanh tốt không thể không xem xét tường tận những khía cạnh từ đơn giản đến phức tạp nhất của một doanh nghiệp. Dự toán ngân sách, nguồn tiền đầu tư, vốn hoạt động, lợi nhuận trên doanh số, kiểm kê, chi phí quảng cáo, tiền thuê mặt bằng, tiện ích, thuế,.. chỉ là một vài chi tiết trong kế hoạch kinh doanh của bạn.
Vậy làm thế nào để lập được một kế hoạch kinh doanh tốt? Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sách báo sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về vấn đề này, hoặc bạn có thể liên hệ với các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp hay phòng thương mại địa phương, nơi doanh nghiệp mới sẽ tọa lạc.
3. Chuẩn bị ngân sách tài chính cho doanh nghiệp
Ý tưởng kinh doanh tốt nhưng cần phải có tài chính để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh đó. Nếu gia đình bạn có tài chính dư dả để ủng hộ bạn thì quả là bạn quá may mắn. Tuy nhiên nếu bạn đi lên từ 2 bàn tay trắng thì sự chuẩn bị tài chính có vẻ khó khăn hơn. Nó đến từ các nguồn bạn tiết kiệm được trong quá trình làm việc hoặc đi vay ngân hàng.
Lưu ý: Đi vay thì phát sinh thêm chi phí trả lãi. Hãy tính toán thật kỹ. Còn nếu bạn có thể vay được người thân thì quá tốt rồi. Họ đang cho bạn vay bằng niềm tin nên bạn cần phải xây dựng uy tín từ những lúc khó khăn nhất để khi cần thì họ hỗ trợ bạn mà không có sự dè chừng.
4. Nghiên cứu đối thủ cùng ngành, biết địch – biết ta: Trăm trận trăm thắng
Các chuyên quản lý doanh nghiệp khuyên bạn nên dành ra ít nhất 15 – 20 phút mỗi ngày cho công việc nghiên cứu thị trường và đối thủ trong ngành nghề mà công ty tương lai sau này của bạn tham gia. Công việc này giúp bạn xác định được đúng khách hàng mục tiêu. Giúp bạn biết được đối thủ đang làm những gì để lớn mạnh như vậy.
Hoặc đơn giản là tránh những sai lầm trong quá trình hoạt động. Từ đó doanh nghiệp tận dụng được cơ hội kinh doanh và phát triển. Đây là một trong các yêu tố cần chuẩn bị gì trước khi thành lập công ty quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.
5. Chuẩn bị dịch vụ công nghệ Marketing Online cho doanh nghiệp
Không cần nói nhiều, chúng ta đều hiểu thương mại điện tử đang dần trở thành cái bóng lớn bao trùm nên thương mại Việt Nam và thế giới. Máy vi tính, website doanh nghiệp, dịch vụ thư điện tử, kinh doanh Online,… Bạn đã chuẩn bị những thứ này chưa?
Có lẽ trong thời đại kinh doanh hiện đại ngày nay thì những tiện ích này không thể thiếu được trong các công ty, cho dù quy mô công ty của bạn như thế nào đi chăng nữa. Hãy tận dụng và sử dụng có hiệu quả nó sẽ giúp doanh nghiệp bạn thành công hơn.
6. Tìm kiếm và lên danh sách khách hàng tiềm năng
Doanh nghiệp tồn tại hay diệt vong là do nguồn khách hàng quyết định. Nếu bạn mở doanh nghiệp ra mà trong khoảng thời gian dài không có khách hoặc quá ít khách hàng thì đồng nghĩa với việc sớm muộn doanh nghiệp của bạn cũng phá sản.
Một kinh nghiệm chỉ ra rằng đó là nên chuẩn bị khách hàng từ trước đồng thời vừa nghiên cứu và tận dụng các công cụ Marketing truyền thống lẫn hiện đại để gia tăng số lượng khách hàng. Xác định đúng đối tượng cần thiết sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của mình để khi bắt đầu kinh doanh là mình triển khai luôn.
7. Chuẩn bị chính sách chăm sóc khách hàng mà doanh nghiệp có được
Kiếm khách hàng đã khó, và việc giữ khách hàng còn khó hơn. Vậy hãy làm hài lòng khách hàng hơn những gì họ mong đợi”. Khách hàng luôn là thượng đế. Thật tuyệt vời khi doanh nghiệp bạn mang lại cho họ những giá trị còn cao hơn những thứ mà họ muốn nhận được. Từ đó khách hàng sẽ ở lại cùng với doanh nghiệp bạn và còn giới thiệu những khách hàng tiềm năng khác nữa.
8. Chuẩn bị chu đáo cho việc khai trương thành lập công ty
Bạn có thường xuyên phải đi công tác bằng máy bay? Một trong những điều làm hành khách an tâm là trước khi cất cánh, phi công chính và các đồng sự của anh ta luôn kiểm tra lại tất cả mọi công việc theo một trình tự thống nhất. Đó là những việc họ thực hiện hàng ngày, đã lặp lại hàng ngàn lần như thế, song họ vẫn phải tiến hành việc kiểm tra này trước mỗi chuyến bay.
Tương tự như vậy, trước khi doanh nghiệp của bạn “cất cánh”, thiết nghĩ cũng cần một bản danh sách những việc cần kiểm tra để đảm bảo rằng mọi thứ đã sẵn sàng.
Những việc phải làm trong ngày đầu khai trương là gì? Ai sẽ chịu trách nhiệm thực thi các công việc đó? Đã có đủ các điều kiện cần thiết để làm việc chưa? Mẫu công văn, mẫu đơn đặt hàng… đã có chưa? Hãy liệt kê những thứ có thể cần đến cho một ngày làm việc bình thường, từ giờ mở cửa, thời gian chấm dứt một ngày làm việc, và tất cả những công việc cụ thể khác.
9. Những điều không mong đợi
Chúng ta luôn hi vọng những điều tốt đẹp nhất sau khi thành lập công ty, song cũng cần phải phòng ngừa những việc tệ hại có thể xảy ra như vấn nạn ngập đường vào mùa mưa, sự cố hỏa hoạn, thiên tai, trộm cướp… Hãy trù bị tất cả để khi những điều bất trắc xảy ra, chúng ta đã có phương cách đối phó chủ động nhất, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do nó gây ra.
10. Tri thức là sức mạnh
Bạn hãy cố gắng tìm hiểu tối đa về ngành nghề kinh doanh mà bạn sẽ tiến hành trong tương lai bằng cách dành ra ít nhất 20 phút mỗi ngày cho công việc này. Nếu làm được như vậy thì chỉ trong vòng một năm bạn đã có thể biết được hơn 75% những cá nhân hoặc công ty hoạt động trong ngành đó.
Làm thế nào để đánh giá những kiến thức mà bạn đã thu thập đã “đủ” hay chưa? Đó là khi bạn có thể nhìn thấy được ngày càng nhiều những thách thức mà công ty sẽ phải vượt qua, cũng như những cơ hội mà trước đây bạn chưa bao giờ biết đến.
Và đây là lời khuyên cuối cùng khi doanh nghiệp của bạn bắt đầu đi vào hoạt động: Làm hài lòng khách hàng hơn những gì họ mong đợi. Đó là điều mà bất cứ khách hàng nào cũng đều đòi hỏi ở doanh nghiệp, cho dù doanh nghiệp đó có thuộc lĩnh vực hoạt động hay ngành nghề kinh doanh nào chăng nữa.
Paroda là giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện giúp nhà lãnh đạo có thể giải quyết được bài toán quản trị doanh nghiệp từ xa, quản lý hệ sinh thái liên quan đến con người, hàng hóa, tiền và quy trình công việc thông qua bộ 4 công cụ:
- Website – Tăng doanh thu bán hàng online với trang web bán hàng được lập chuẩn SEO, bắt mắt.
- Sales – Bộ tính năng hỗ trợ quản lý các nghiệp vụ kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Workplace – Bộ tính năng cung cấp công cụ cơ bản để nhân viên làm việc & giao tiếp nội bộ.
- HRM – Bộ tính năng giải quyết công tác quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Bài viết liên quan
Tại sao URL lại quan trọng đối với SEO?
Khi bạn nghĩ về SEO, từ khóa được nhắm là mục tiêu đầu tiên bạn [...]
Th8
Tại sao cần rút gọn liên kết?
Việc rút gọn liên kết đối với các marketer hay các quản trị website là [...]
Th8
TOP các trang web rút gọn link tốt nhất
Hiện nay, có rất nhiều công cụ rút gọn link trên Internet, việc rút gọn các URL [...]
Th8
Sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì?
Mỗi năm sẽ có hàng nghìn doanh nghiệp được thành lập khắp lãnh thổ Việt [...]
Th6
Cách viết bài viết chuẩn SEO đăng website
Các bạn mới vào nghề Content SEO hoặc chủ website muốn tự viết content chắc [...]
Th12
Những điều cần phải làm sau khi thiết kế website
Không ít trường hợp doanh nghiệp sau khi thiết kế website xong rồi để đó [...]
Th12