fbpx

Máy POS là gì? Cách sử dụng máy POS như thế nào?

Máy POS là gì? Cách sử dụng máy POS như thế nào?

Trong vài năm trở lại đây, ngành bán lẻ ngày càng phát triển. Kéo theo đó là sự phát triển của các giải pháp thanh toán – hỗ trợ bán hàng. POS dần dà đã trở thành một cụm từ quen thuộc đối với nhiều người.

1. POS là viết tắt của từ gì?

POS là tên viết tắt của từ “Point of sale” dịch nôm na có thể hiểu là điểm bán hàng. Ban đầu, POS chỉ có nghĩa là máy chấp nhận thanh toán thẻ ATM hay còn gọi là máy cà thẻ ATM. Tuy nhiên, những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các giải pháp của các giải pháp quản lý bán hàng, máy POS (POS terminal) còn được hiểu là máy bán hàng dùng để chạy các phần mềm tính tiền, in hoá đơn (POS system) mà ta thường thấy trong các siêu thị, nhà hàng, quán cafe…

2. Máy POS là gì?

Như đã đề cập ở trên, POS là từ viết tắt của chữ “Point of sale” tức điểm bán hàng. Trên thị trường hiện nay có 2 loại máy POS. Loại máy POS cà thẻ do ngân hàng cung cấp dùng để đọc và trừ tiền thẻ ATM nội địa, thẻ thanh toán quốc tế. Loại thứ 2 là máy POS bán hàng dùng để chạy các phần mềm quản lý bán hàng.

Máy POS là gì? Cách sử dụng máy POS như thế nào?
Máy POS là gì?

>> Xem thêm: Bán tại cửa hàng nhất định phải có phần mềm in hóa đơn bán hàng Paroda POS

2.1. Máy POS quẹt thẻ là gì?

Máy POS quẹt thẻ thường dùng để quẹt thẻ ATM. Để đảm bảo tuyệt đối tính bảo mật dữ liệu cho các chủ thẻ thanh toán, bạn sẽ không thể nào mua được các loại máy POS này mà chỉ có thể xin cấp trực tiếp từ ngân hàng. Khi khách thanh toán bằng thẻ qua máy POS – tiền sẽ chuyển trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của chủ cơ sở kinh doanh. Thông thường, ngân hàng sẽ thu một quản phí nhất định cho mỗi giao dịch được thực hiện qua máy POS.

Máy POS cà thẻ thanh toán thường được sử dụng trong các cửa hàng bán lẻ, quán cafe – nhà hàng – siêu thị.

>> Xem thêm: Máy bán hàng – Tại sao các chủ quán nên cân nhắc sử dụng?

2.1.1. Máy pos ngân hàng giá bao nhiêu tiền?

Bạn không thể mua máy POS cà thẻ thông thường ở ngoài thị trường mà phải xin cấp và mở tài khoản ở ngân hàng – Việc này ở một số ngân hàng là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, cái bạn cần quan tâm ở đây không phải là mua máy với “giá bao nhiêu?”. Cái bạn cần quan tâm nhất ở đây là ngân hàng sẽ thu của bạn bao nhiêu tiền cho mỗi giao dịch. Ví dụ với mỗi giao dịch 100.000 đồng, ngân hàng sẽ thu mức phí từ 1.000 – 2.500 đồng.

2.1.2. Biểu phí máy POS là bao nhiêu?

Như đã nói ở trên, khi thực hiện mỗi giao dịch, ngân hàng sẽ thu chủ cửa hàng một số tiền nhất định. Đây được gọi là mức biểu phí, mức phí này thường dao động từ >1% – 1.5% đối với thẻ nội địa. Từ 1.5% – 2.5% đối với thẻ quốc tế. Mức phí này thường không cố định mà phụ thuộc vào doanh số của từng cửa hàng. Cửa hàng có doanh số hàng tháng càng cao thì mức phí càng thấp và ngược lại

2.1.3. Hình thức thanh toán qua máy POS

Hiện nay có 3 cách thanh toán qua máy POS:

  • Thanh toán bằng thẻ quẹt

Là hình thức thanh toán thông dụng nhất. Sau khi quẹt thẻ, nhân viên thu ngân sẽ yêu cầu bạn nhập mã PIN xác nhận. Đây là cách thanh toán dành cho thẻ từ – công nghệ phổ biến nhất thường được sử dụng cho các thẻ ghi nội địa. Nhược điểm của loại thẻ này là tính bảo mật kém, dễ bị lấy cắp thông tin

  • Thanh toán bằng cách cắm thẻ

Cách này dành cho thẻ chip EMV – Công nghệ này có ở thẻ quốc tế Visa/ MasterCard/ JCB… Nó an toàn hơn thẻ từ nhiều lần. Tuy nhiên thường thì cách này sẽ không cần nhập mã PIN khi thanh toán.

(Cập nhật – Đến 1.6.2019, đã có 7 ngân hàng có thẻ chip nội địa là: Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, Sacombank, TPBank, ABBank)

  • Thanh toán bằng điện thoại (không cần sử dụng thẻ)

Thông qua các nền tảng thanh toán trên di động phổ biến như Android Pay, Apple Pay, Samsung Pay… Bạn chỉ cần đặt điện thoại gần máy POS, nhập mã pin là đã thanh toán xong qua nền tảng NFC

2.1.4. Các loại thẻ chấp nhận thanh toán bằng máy POS

  • Thẻ Visa (số thẻ bắt đầu bằng số 4)
  • Thẻ Master Card (số thẻ bắt đầu bằng số 5)
  • Thẻ JCB (số thẻ bắt đầu bằng số 35)
  • Unionpay (số thẻ bắt đầu bằng số 62)

Các thẻ nội địa là thẻ ATM của các ngân hàng được nhà nước cấp phép.

2.1.5. Ưu và nhược điểm của máy POS ngân hàng

Máy POS là gì? Cách sử dụng máy POS như thế nào?
Ưu và nhược điểm của máy POS ngân hàng

Ưu điểm:

  • Đa dạng tiện ích thanh toán, giúp thu hút thêm khách hàng nhất là khách hàng nước ngoài sử dụng Union Pay, Visa…
  • Giảm việc quản lý và lưu trữ tiền mặt.
  • Quản lý chính xác nguồn thu thông qua báo cáo giao dịch của ngân hàng.
  • Tăng thu lãi từ dòng tiền gửi qua tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng.
  • Việc đăng ký máy POS ở một số ngân hàng là hoàn toàn miễn phí.

Nhược điểm:

  • Phí giao dịch cao (1-2.5%) trong khi các hình thức ví điện tử không thu phí giao dịch hoặc phí giao dịch thấp (Như Vnpay chỉ dưới 1%, Momo, ZaloPay, Grab Moca: 0%).
  • Độ phổ biến đang dần thua so với loại hình thanh toán ví điện tử.

2.1.6. Tiền phí dịch vụ thanh toán ai nên chịu?

Theo quy định hiện hành, chủ cửa hàng quẹt thẻ là người phải chịu 100% phí giao dịch. Hiện nay, có nhiều đơn vị thu tiền phí dịch vụ lên phía người sử dụng thẻ, điều này là hoàn toàn sai nguyên tắc. Nếu bị báo cáo sai phạm, bạn có thể bị ngân hàng xử lý tuỳ vào mức độ.

2.2. Máy POS bán hàng là gì?

Các quầy thu ngân thường đặt các màn hình cảm ứng POS để hỗ trợ in hóa đơn, tính tiền cho khách, đây được gọi là máy POS bán hàng hoặc màn hình pos bán hàng. Các máy POS này thường tích hợp chạy các phần mềm quản lý bán hàng. Công dụng của các phần mềm này giúp hỗ trợ in hoá đơn cho khách, quản lý chặt chẽ doanh thu, kho hàng ở địa điểm bán

2.2.1. Trước năm 1990

Các máy POS đầu tiên ra đời vào năm 1973 bởi IBM. Các máy POS đời đầu này thường chỉ có màn hình trắng đen kết hợp với các nút bấm, giao diện nhình rất “chán” và lỗi thời. Các máy nhận order bằng cách gõ nút bấm tìm kiếm mặt hàng. Đến cuối ngày, chủ cửa hàng kiểm tra doanh thu dựa trên số hoá đơn in ra và số tiền còn lại trong ngăn kéo.

Máy POS là gì? Cách sử dụng máy POS như thế nào?
Máy POS tính tiền đầu tiên do IBM sản xuất

2.2.2. Sau năm 1990

Các máy in ở thời điểm này phát triển  cùng với sự phát triển của công nghệ lúc bấy giờ khiến giá thành rẻ hơn. Đây cũng là thời điểm mà Việt Nam thực sự mở cửa sâu rộng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Các máy POS ở thời điểm này thường được người Việt gọi là “máy bán hàng” hoặc “máy tính tiền”. Các máy tính tiền thời này đã khá đầy đủ các tính năng bao gồm in hóa đơn tính tiền, màn hình thể hiện số tiền thanh toán, báo cáo kết ca, tồn quỹ kết nối với ngăn kéo đựng tiền.

Hiện nay, một số các cửa hàng bán lẻ ở Việt Nam vẫn còn sử dụng các loại máy tính tiền kiểu này với chi phí khá hợp lý (chi phí trang bị từ 4 – 6 triệu đồng).

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất với các máy bán hàng loại này đó chính là việc sử dụng hệ thống nút bấm và màn hình đen trắng để thanh toán. Việc phải nhớ phím cho từng món (Ví dụ số 1 – gà kho xả) gây khó khăn cho nhân viên cửa hàng trong việc làm quen với thiết bị.

Máy POS là gì? Cách sử dụng máy POS như thế nào?
Máy tính tiền Casio – Hiện nay nhiều cửa hàng bán lẻ, cà phê, nhà hàng vẫn sử dụng

2.2.3. Sau năm 2000

Ở thời điểm này, phần cứng và phần mềm của máy tính tiền không còn đi liền với nhau nữa do sự phát triển của hệ điều hành Window. Một máy POS hệ điều hành Window có thể chạy được nhiều phần mềm quản lý bán hàng khác nhau. Tính năng bán hàng lúc này không còn phụ thuộc vào phần cứng mà phụ thuộc chủ yếu vào phần mềm chạy trên Window và các thiết bị hỗ trợ bán hàng đi kèm (Máy in hoá đơn, máy quét mã vạch…).

Để bán hàng, bạn cần có: Một máy tính + màn hình + máy in hóa đơn + phần mềm quản lý để in hóa đơn, quản lý, tính tiền. Chỉ với các thiết bị đơn giản như vậy (có thể tận dụng máy tính ở nhà) là đã có thể vận hành một hệ thống POS.

Máy POS là gì? Cách sử dụng máy POS như thế nào?
Một máy POS chạy trên máy tính để bàn

Cùng thời điểm này là sự nổi lên của màn hình cảm ứng POS điện trở. Các máy POS cảm ứng ở thời điểm này không khác mấy so với việc sử dụng máy tính để thanh toán. Việc cho phép sử dụng chạm cảm ứng giúp cho hệ thống POS này loại bỏ được bộ bàn phím & chuột, đồng thời giúp việc order diễn ra nhanh chóng hơn. Nhược điểm lớn nhất của màn hình cảm ứng điện trở đó chính là độ nhạy của màn hình kém hơn hẳn so với màn hình cảm ứng điện dung sau này.

Phần mềm POS chạy trên màn hình cảm ứng hệ điều hành Window.

Bất lợi lớn nhất của cả 2 hệ thống POS này nằm ở 2 điểm:

  • Điểm thứ nhất: Dữ liệu lưu trữ là cục bộ nằm tại máy cộng với tính bảo mật chưa cao giúp nhân viên có toàn quyền xóa, thay đổi dữ liệu tại máy nhằm chiếm đoạt tiền thanh toán hóa đơn gây thất thoát cho chủ cửa hàng.
  • Điểm thứ hai: Vì lưu trữ trên dữ liệu cục bộ nên dữ liệu không thể chia sẻ đến các thiết bị di động để theo dõi từ xa cửa hàng.

2.2.4. Sau năm 2010

Sự phát triển của hệ thống lưu trữ điện toán đám mây kéo đã giúp cho các phần mềm quản lý chạy trên máy POS có thêm chức năng quản lý từ xa trên điện thoại di động, máy tính bảng. Thậm chí một số phần mềm hiện nay như Paroda POS còn có thể hoạt động độc lập không cần máy POS, in hóa đơn trực tiếp trên điện thoại di động, máy tính bảng.

Song song cùng với đó là sự phát triển của công nghệ màn hình cảm ứng, đa số các máy POS hiện nay bán tại thị trường Việt Nam sử dụng công nghệ điện trở đã cũ, công nghệ chạm đơn điểm, cảm ứng điện trở. Hiện nay, Paroda POS đang cung cấp các dòng máy màn hình cảm ứng điện dung, chạm đa điểm. Đây là công nghệ màn hình cảm ứng đang được các dòng điện thoại Samsung, Apple sử dụng. Hoạt động vô cùng mượt mà ở mọi điều kiện khác nhau.

Sử dụng Paroda POS tại cửa hàng:

Tính năngCảm ứng điện trởCảm ứng điện dung
Công nghệCũ – trước năm 2008Mới – áp dụng công nghệ mới trên các điện thoại, máy tính bảng phổ biến hiện nay (Samsung, iPhone, iPad)
Độ nhạyCần một lực mạnh để tác động lên mặt màn hình, có thể dùng tay (ngay cả với bao tay), móng tay, bút, v.v. (Không nhạy)chỉ cần 1 cái chạm nhẹ với ngón tay giàu electron (tích điện âm) để tương tác lên màn hình gương để kích hoạt hệ thống cảm ứng điện dung bên dưới. Không phản ứng với những vật đơn lẻ/móng tay/tay đeo bao tay (Nhạy)
Độ mượtKém (Có thể cảm nhận khi Scroll màn hình)Tốt (Các thao tác như scroll màn hình, lướt trái, phải…)
Chạm đa điểmKhông có

Ngoài ra, các dòng máy bán hàng này còn tích hợp máy in hóa đơn ngay tại thân máy giúp cho việc in hóa đơn và bán hàng nhanh chóng, đơn giản, dễ dàng.

Một số các tính năng của phần mềm Paroda POS chạy trên máy POS cảm ứng:

  • Chức năng in tem dành cho các cửa hàng bán lẻ, trà sữa.
  • Chức năng quét mã vạch để đọc thông tin khách hàng, đọc mã vạch sản phẩm.
  • Chức năng xem báo cáo từ xa dành cho người quản lý trên di động với hệ thống gồm hơn 30 biểu đồ phân tích tình hình kinh doanh.
  • Đồng bộ tất cả các dữ liệu trong cửa hàng tức thời với nhau.
  • Báo cáo chi tiết các hoạt động kinh doanh đến máy của chủ cửa hàng theo thời gian thực.
  • Chức năng báo cáo chuỗi cửa hàng theo thời gian thực.
  • Hạn chế thất thoát  do nhân viên đến 80%.
  • Giảm thời gian vận hành lên đến 50%.

>> Xem thêm: Vì sao phải triển khai sử dụng POS trong kinh doanh?

Đăng ký dùng thử

Trả lời