Giao thức SSL gần như đã trở thành quy chuẩn tất yếu mà bất cứ website nào cũng cần có. SSL không chỉ giúp bảo mật thông tin khách hàng mà còn góp phần nâng cao uy tín doanh nghiệp, tạo nên trải nghiệm duyệt web hiện đại và an toàn cho người dùng hiện nay.
Vậy chứng chỉ SSL là gì? Và nó hoạt động như thế nào? Hãy cùng Paroda tìm hiểu trong viết hôm nay.
MỤC LỤC NỘI DUNG
1. Chứng chỉ SSL là gì?
SSL (cụm từ viết tắt của Secure Sockets Layer) là tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật có tác dụng truyền thông mã hóa giữa máy chủ và trình duyệt (browser).
Chứng chỉ này cài trên website của bạn cho phép người dùng khi truy cập có thể xác minh được độ tin cậy của web. Đồng thời tiêu chuẩn này còn đảm bảo thông tin và dữ liệu giữa website và khách hàng bằng các ký tự mã hóa, hạn chế nguy cơ bị can thiệp của đối thủ. Đây cũng là tiêu chuẩn bảo mật cho vô vàn website trên toàn thế giới nhằm đảm bảo dữ liệu trên Internet được truyền tải an toàn và toàn vẹn.
2. Tại sao nên sử dụng chứng chỉ SSL?
Khi bạn đăng ký tên miền để sử dụng các dịch vụ website, email v…v… luôn có những lỗ hổng bảo mật, đây chính là khe hở để các hacker tấn công và SSL sinh ra để bảo vệ website và khách hàng của bạn.
- An toàn dữ liệu: giúp dữ liệu không bị thay đổi bởi các hacker.
- Bảo mật dữ liệu: dữ liệu được mã hóa và chỉ người nhận đích thực mới có thể giải mã dữ liệu.
- Chống chối bỏ: đối tượng thực hiện gửi dữ liệu không thể phủ nhận dữ liệu đã gửi của mình.
Bạn biết không, tiêu chuẩn xác thực – SSL chỉ được cung cấp bởi các đơn vị cấp phát chứng thư (CA) có uy tín trên toàn thế giới sau khi đã thực hiện xác minh thông tin về chủ thể đăng ký rất kỹ nhằm mang lại mức độ tin cậy cao cho người dùng Internet và tạo nên giá trị cho các website, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
3. Lợi ích khi cài đặt chứng chỉ SSL
Không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ thông tin của người dùng trên internet, chứng chỉ SSL còn mang lại những lợi ích sau đây:
3.1. Tăng uy tín doanh nghiệp
Khi khách hàng truy cập vào website đã được cài đặt chứng chỉ SSL có thể xác minh độ xác thực tin cậy. Khi doanh nghiệp nâng cao tính trải nghiệm của khách hàng đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ dần thay đổi nhận thức về doanh nghiệp. Từ đó, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng.
3.2. Nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng
Có thể bạn đã biết, từ 2014 Google đã thêm chứng chỉ SSL trở thành một trong những điều kiện để Google đánh giá độ uy tín của website. Đây là cơ hội để website của bạn được nâng cao thứ hạng, đồng nghĩa với việc cơ hội tiếp cận với khách hàng sẽ rộng mở hơn so với việc website của bạn xếp thứ hạng “lẹt đẹt”.
3.3. Nâng cao bảo mật cho trình duyệt
Mỗi một website sẽ được cấp một chứng chỉ SSL riêng biệt và đều được thẩm định bởi những cơ quan an ninh có thẩm quyền. Bởi vậy, tất cả những thông tin tương tác bằng trình duyệt của người dùng sẽ được bảo mật, ngăn chặn nguy cơ tấn công từ hacker.
3.4. Tăng tỷ lệ chuyển đổi trên website
Như đã nói ở trên, chứng chỉ SSL sẽ giúp tạo dựng niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Theo những khảo sát từ PWC cho thấy rằng, tỷ lệ người dùng để lại thông tin, trao đổi mua bán trên những website có SSL cao hơn rất nhiều lần so với những website thông thường. Vì vậy, tỷ lệ chuyển đi của những website này cũng tốt hơn hẳn. Vậy nên, cài SSL cho trang web của mình cũng là một trong những cách tối ưu chuyển đổi bạn nên tham khảo.
>> Xem thêm: Bảo mật website là gì? Cách bảo mật hiệu quả cho trang web của bạn
4. Bao gồm những loại chứng chỉ SSL nào?
SSL cũng được chia thành các dạng khác nhau để phù hợp với nhu cầu và mục đích của các doanh nghiệp. Mỗi dạng SSL sẽ có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, cụ thể:
4.1. DV SSL – Xác thực tên miền
Là chứng chỉ xác thực tên miền (Domain Validated SSL) dành cho các khách hàng cá nhân với khả năng mã hóa cơ bản với giá thành rẻ. Mặt khác, SSL DV chỉ yêu cầu xác minh quyền sở hữu tên miền. Thời gian đăng ký và xác minh rất nhanh.
4.2. OV SSL – Xác thực tổ chức
Là chứng chỉ xác thực tổ chức (Organization Validation SSL) dành cho các tổ chức và doanh nghiệp có độ tin cậy cao. Ngoài ra, việc xác minh quyền sở hữu tên miền còn phải xác minh doanh nghiệp đăng ký đang tồn tại và hoạt động bình thường. Tên doanh nghiệp cũng sẽ được hiển thị chi tiết cùng chứng chỉ OV được cấp.
4.3. EV SSL – Xác thực mở rộng
Là chứng chỉ xác thực mở rộng (Extended Validation SSL), là chúng chỉ có độ tin cậy cao nhất chỉ dành cho các tổ chức và doanh nghiệp đang hoạt động. Được xem là chứng chỉ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của tổ chức CA-Browser Forum trong quá trình xác minh doanh nghiệp.
Khi người dùng Internet truy cập vào các website được trang bị chứng chỉ số EV, thanh địa chỉ của trình duyệt sẽ chuyển sang màu xanh lá cây, đồng thời hiển thị tên doanh nghiệp sở hữu website đó. Chính vì vậy, giúp nâng cao độ tin cậy của website đó đối với người dùng.
4.4. SAN SSL – Liên kết nhiều tên miền
Đây là một chứng chỉ khá đặc biệt của SSL. Với SAN SSL, những tên miền con của doanh nghiệp có thể bảo vệ trong một chứng chỉ bảo mật. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian và chi phí đăng lý SSL cho những domain khác. SAN SSL có thể tích hợp được cả những chứng chỉ khác như OV SSL, DV SSL, EV SSL.
4.5. Wildcard SSL – Xác thực nhiều tên miền
Chứng thư này thường bắt gặp nhiều nhất ở những sàn thương mại điện tử hoặc đối với những website có nhiều subdomain (tên miền phụ). Chỉ cần duy nhất Wildcard SSL tất cả các tên miền chính và tên miền phụ sẽ được bảo mật.
5. Chứng chỉ SSL tạo kết nối an toàn như thế nào?
Khi bạn tạo lập website bằng việc đăng ký tên miền domain, sẽ luôn có lỗ hổng dễ bị hacker tấn công. Lúc này SSL sẽ giúp bạn bảo vệ website của mình.
Cụ thể khi có SSL certificate thì:
- Dữ liệu sẽ được mã hoá, chỉ người nhận hợp pháp mới có thể giải mã được.
- Dữ liệu sẽ không bị thay đổi và không chịu sự tấn công bởi tin tặc.
- Website được xác thực, đồng thời nâng cao uy tín, thương hiệu cho doanh nghiệp.
- Webmail, Outlook Web Access, Office Communication Server, Exchange sẽ được bảo mật.
- Ứng dụng điện toán đám mây (Citrix Delivery Platform) cũng được bảo mật.
- FTP, control panel, dịch vụ truyền dữ liệu, extranet, file sharing, Citrix Access Gateway, VPN Access Servers được bảo mật.
- Công cụ tìm kiếm đã thưởng cho các trang web được bảo mật với thứ hạng web được cải thiện, một lý do tuyệt vời khác để bất kỳ trang web nào cũng cài đặt SSL.
6. Cách kiểm tra SSL cho website
Để biết website của bạn đã có chứng chỉ SSL hay chưa, bạn có thể kiểm tra bằng 2 cách sau đây:
6.1. Tự kiểm tra
Cách này vô cùng đơn giản, bạn nhập URL của website bạn muốn kiểm tra. Tại link dẫn nếu xuất hiện hình ổ khoá tức là website đã được cài bảo mật SSL. Ngược lại nếu không có hình ổ khoá website vẫn sử dụng giao thức bình thường. Bạn tiếp tục click chuột vào hình ổ khoá bạn sẽ thấy hiện lên box thông báo kết nối an toàn. Đến bước này là bạn có thể hoàn toàn yên tâm truy cập vào website.
6.2. Kiểm tra bằng website
Nếu bạn cảm thấy việc tự kiểm tra bằng mẹo vẫn chưa đủ tin tưởng, bạn hoàn toàn có thể truy cập vào những website kiểm tra chứng chỉ SSL chuyên nghiệp như: Comodo, Geotrust, Verisign, Rapid… Cách kiểm tra SSL trên những web này rất đơn giản, bạn chỉ cần nhập domain, url vào thanh kiểm tra sau đó ấn đồng ý. Sau đó, những website này sẽ trả cho bạn kết quả như mong muốn.
Vậy là chúng ta vừa đi qua toàn bộ những thông tin để hiểu được chứng chỉ SSL là gì, cách thức hoạt động của chứng chỉ này cũng như tầm quan trọng, lợi ích mà chứng chỉ SSL mang lại. Trong thời đại Internet và công nghệ phát triển như hiện nay, rất nhiều giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng được thực hiện trên môi trường trực tuyến, chính vì vậy mà an ninh mạng trở thành yếu tố quan trọng cần được bất kỳ doanh nghiệp nào quan tâm.
Vậy nên sự ra đời của chứng chỉ SSL đã góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ, bảo vệ dữ liệu cho người dùng và giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu. Hi vọng rằng, sau khi biết được chứng chỉ SSL là gì, các doanh nghiệp có thể ứng dụng để bảo vệ cho doanh nghiệp của mình và người tiêu dùng. Hãy tiếp tục theo dõi Paroda để luôn cập nhật những kiến thức mới nhất mỗi ngày bạn nhé!
Bài viết liên quan
Chăm sóc website là gì và 6 cách chăm sóc website đơn giản mà hiệu quả
Website được xem là bộ mặt đại diện cho doanh nghiệp trên thị trường mạng [...]
Th9
Trang web tĩnh là gì? Những ưu điểm và hạn chế của web tĩnh
Trong thiết kế website có hai dạng phổ biến nhất đó là web tĩnh và web động. [...]
Th3
URL là gì? Các bước tối ưu URL giúp tăng thứ hạng website
URL là thuật ngữ đã quá quen thuộc mỗi khi chúng ta nhắc đến website. [...]
Th3
Website đa ngôn ngữ – Nhu cầu tất yếu trong kinh doanh online thời đại 4.0
Với nhu cầu mở rộng thị trường của các doanh nghiệp như hiện nay thì [...]
Th3
Thuế GTGT là gì? Thiết kế website có chịu thuế GTGT không?
Sử dụng dịch vụ thiết kế website có phải chịu thuế giá trị gia tăng [...]
Th2
6 cách SEO website hiệu quả giúp thăng hạng TOP 1 trên trang tìm kiếm Google
Ngày nay rất nhiều nhà kinh doanh đã mở rộng thị trường bằng cách tạo [...]
Th2