Không thể phủ nhận, website chính làm bộ mặt của mỗi nhà kinh doanh. Việc thu hút một lượng lớn đến website là điều mà bất kì nhà kinh doanh nào cũng muốn hướng tới với mục tiêu cuối cùng là khuyến khích những người truy cập đưa ra quyết định mua hàng và trở thành khách hàng của mình.
Vì vậy, bên cạnh thu hút khách hàng thì việc lôi kéo khách hàng trở lại website và kích thích hành vi mua hàng là điều vô cùng cần thiết để phát triển hoạt động của bất kì nhà kinh doanh nào. Với các cách sau đây sẽ giúp website của mình trở thành “điểm đến lý tưởng” với bất kì khách hàng nào, cũng như lôi kéo họ quay trở lại website thường xuyên. Cùng Paroda tìm hiểu nhé!
MỤC LỤC NỘI DUNG
1. Để khách hàng nhìn thấy giá trị họ sẽ nhận được
Để khách hàng trở lại với doanh nghiệp hết lần này đến lần khác, điều quan trọng là bạn phải học cách đọc được tâm tư người tiêu dùng và thấu hiểu những gì mà mình cung cấp trên thị trường. Tại sao người ta lại chọn bạn thay vì những đối thủ khác?
Có 3 nguyên nhân cơ bản:
- Doanh nghiệp bạn cung cấp một thỏa thuận khiến họ hài lòng.
- Nhận thức được bạn đưa ra một dịch vụ hay sản phẩm mà họ không thể tìm được ở bất cứ đâu.
- Khách hàng biết rằng doanh nghiệp của bạn đối xử với họ rất tốt.
Đáp ứng được càng nhiều yếu tố trên đây, bạn càng tăng khả năng khiến khách hàng quay lại website của mình thường xuyên hơn. Và tất nhiên, khi đã được giải đáp các thắc mắc và cảm thấy tin tưởng, khách hàng sẽ không ngần ngại chọn mua sản phẩm hoặc dịch vụ do bạn cung cấp.
Bạn có thể thực hiện chúng bằng cách cung cấp những bài viết có giá trị, hoặc triển khai những chương trình khuyến mãi/ chiết khấu hấp dẫn. Bạn cũng nên triển khai chương trình khách hàng thân thiết với nhiều ưu đãi dành riêng cho khách hàng cũ để khuyến khích họ quay trở lại mua sắm thêm nhiều lần nữa.
2. Làm cho website của bạn trở nên khác biệt
“Để trở nên không thể thay thế, người ta phải luôn khác biệt – Coco Chanel”.
Sẽ thật mờ nhạt nếu như một cá thể nào đó quá giống với những gì đã từng có. Với website cũng vậy. Tạo nên sự khác biệt theo chiều hướng tích cực sẽ là cách để bạn gây ấn tượng với khách hàng. Ngoài việc chăm sóc cho website bằng nội dung chất lượng, hãy thêm vào đó những hình ảnh sống động, bắt mắt, những thông tin có giá trị (chương trình khuyến mãi, mô tả chi tiết đặc biệt,…). Điều này, không chỉ khiến cho khách hàng quay lại website của bạn mà bạn có cơ hội mở rộng khách hàng tiềm năng thông qua quảng bá miễn phí.
Việc luôn luôn tiếp cận cái mới, áp dụng sự sáng tạo sẽ tạo nên những trải nghiệm mới lạ cho người truy cập. Đánh vào tâm lý của khách hàng, xây dựng website với những nội dung thông điệp độc đáo, tạo sự thích thú cho họ sẽ là yếu tố đem lại thành công cho doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Thiết kế website trọn gói – Giải pháp dành cho doanh nghiệp & chủ shop
3. Luôn chú trọng SEO cũng như sự cân bằng giữa SEO và content
Content dù hay đến mấy mà không tối ưu hóa công cụ tìm kiếm thì cũng không thể chạm đến khách hàng. Khách hàng sẽ khó tiếp cận với thương hiệu nếu các thông điệp không nằm trong top 10 kết quả tìm kiếm. Do đó, bên cạnh việc đầu tư cho nội dung, cũng đừng quên chú trọng SEO để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Giữa SEO và content luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một thông điệp hay cần phải được truyền tải hiệu quả đến khách hàng. Và nội dung mà khách hàng tiếp cận phải đem lại những giá trị thiết thực mà họ đang tìm kiếm. Nếu không có sự phối hợp chặt chẽ này, content trở thành spam và gây tác dụng phụ dẫn đến sự ngán ngẫm của khách hàng.
SEO và content luôn phải đi đôi với nhau trong việc xây dựng website, không nên ưu tiên bất kỳ yếu tố nào trước. Tuy nhiên, content vẫn là nền tảng mang yếu tố quyết định đối với website. Một content hay thì càng xứng đáng được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao, xứng đáng được khách hàng quan tâm và chia sẻ.
Đối với marketer, thông điệp có vai trò quan trọng trong việc lôi kéo và thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ. Vì vậy, chú trọng vào thông điệp và trau chuốt cho website chính là biện pháp hữu hiệu để khách hàng quay lại website nhiều hơn, tăng lượng tương tác và kích thích mua hàng.
>> Xem thêm: Cách viết nội dung website hiệu quả
4. Giữ liên lạc với khách hàng
Giữ liên lạc với khách hàng giúp họ cảm thấy gần gũi, an toàn và tin tưởng thương hiệu của bạn. Bạn có thể thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng bằng cách thu thập email hay số điện thoại. Một công cụ khác để duy trì liên lạc với khách hàng mà bạn không thể bỏ lỡ là chatbot. Nhiều người chỉ nghĩ đến chatbot với tính năng tự động phản hồi và tư vấn bán hàng, mà không biết rằng chatbot còn hỗ trợ phân loại từng tập khách hàng và tiếp cận họ lại bằng các thông điệp cá nhân hóa đúng người – đúng lúc – đúng nhu cầu.
Với chatbot, bạn có thể gửi thông điệp bằng tin nhắn Messenger đến khách hàng để cung cấp thông tin hữu ích hoặc các chương trình khuyến mãi dựa trên lịch sử mua hàng của họ. Điều này giúp bạn thu hút và xây dựng nên tập khách hàng trung thành, những người có khả năng cao sẽ truy cập vào website của bạn và mua hàng thêm nhiều lần nữa.
5. Duy trì sự tin tưởng
Uy tín chính là yếu tố hàng đầu quyết định lượng khách hàng tìm đến trang web của bạn. Hãy đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định, cam kết giao hàng đúng hẹn. Hãy nhớ rằng, một lần bất tín vạn lần tin. Những khách hàng từng có ấn tượng xấu về dịch vụ của bạn có xu hướng tìm đến một dịch vụ khác uy tín hơn, chăm sóc khách hàng tốt hơn. Dù hệ thống website của bạn to lớn hay chỉ dừng ở quy mô vừa và nhỏ cũng đừng để chuyện này xảy ra nhé.
Do vậy, việc thu hút người truy cập vào trang web của bạn có ý nghĩa quan trọng, nhưng đó mới chỉ là một phần của câu chuyện. Bằng cách phân loại những khách truy cập vào trang web của bạn, sau đó tập trung vào một lớp khách hàng cụ thể, bạn có thể gặt hái thành công nhanh chóng. Hãy liên hệ ngay với Paroda để được tư vấn và hỗ trợ xây dựng website bán hàng chuyên nghiệp, thu hút nhiều khách hàng.
Bài viết liên quan
URL là gì? Các bước tối ưu URL giúp tăng thứ hạng website
URL là thuật ngữ đã quá quen thuộc mỗi khi chúng ta nhắc đến website....
Th6
2025
Thiết kế website Đà Nẵng
MỤC LỤC NỘI DUNG1. Thiết kế website Đà Nẵng2. Lựa chọn địa chỉ thiết kế...
Th6
2025
Thiết kế website Lạng Sơn
MỤC LỤC NỘI DUNG1. Thiết kế website Lạng Sơn2. Lựa chọn địa chỉ thiết kế...
Th6
2025
Website chuẩn SEO là gì? Các tiêu chí website chuẩn SEO mà bạn cần biết
Việc SEO website ngày càng trở nên khó khăn với nhiều người, Google đã trở...
Th6
2025
Thiết kế web giá rẻ – nên hay không?
Thiết kế web là yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh. Nhất là trong...
Th6
2025
Những điều cần phải làm sau khi thiết kế website
Không ít trường hợp doanh nghiệp sau khi thiết kế website xong rồi để đó...
Th6
2025
Bài viết nổi bật
Quản trị năng suất
KPI là gì? Phân loại và cách xây dựng KPI hiệu quả
Quản trị nhân sự bằng KPI là một trong những...
CRM Quản trị quan hệ khách hàng
CRM là gì? Tại sao phải dùng hệ thống CRM?
Trong mối quan hệ của doanh nghiệp và khách hàng...
Quản lý công việc, dự án
Dự án là gì? Tìm hiểu đặc điểm, phân loại và cách xây dựng dự án thành công
Dự án là gì? Các yếu tố đặc trưng của...
Quản lý công việc, dự án
Kanban là gì? Cách sử dụng Kanban Board để quản lý công việc hiệu quả
Trong mỗi doanh nghiệp để có thể vận hành và...
Quản lý công việc, dự án
Sơ đồ Gantt là gì? Ứng dụng biểu đồ gantt trong quản lý dự án, công việc hiệu quả
Sơ đồ Gantt là gì? Tại sao rất nhiều doanh...
Quản lý công việc, dự án
Trello là gì? Hướng dẫn sử dụng và đánh giá phần mềm quản lý công việc Trello
Bạn đã bao giờ nghe qua một ứng dụng giúp...
Quản lý công việc, dự án
Quản lý task công việc là gì? Task management vì sao lại quan trọng với các doanh nghiệp?
Quản lý task công việc là một khía cạnh quan...
Quản lý công việc, dự án
Kế hoạch là gì? Vai trò và các bước lập kế hoạch hiệu quả
Kế hoạch là gì? Tại sao phải lập kế hoạch?...
Quản lý công việc, dự án
Mô hình quản lý dự án là gì? Các mô hình quản lý dự án phổ biến nhất hiện nay
Trong một thị trường cạnh tranh sôi nổi và gay...
Quản lý công việc, dự án
Quy trình làm việc là gì? Các bước xây dựng quản lý quy trình làm việc hiệu quả
Xây dựng quy trình làm việc là điều bắt buộc...
Quản trị điều hành Chuyển đổi số
Mô hình Canvas là gì? Cách xây dựng và áp dụng mô hình kinh doanh Canvas hiệu quả cho doanh nghiệp
Mô hình Canvas là một thuật ngữ quen thuộc mà...
Quản lý công việc, dự án
Asana là gì? Cách ứng dụng phần mềm Asana để quản lý công việc
Phần mềm Asana là gì? Ứng dụng Asana có lợi...
Quản trị điều hành
Top 9 phần mềm quản lý văn phòng tốt và hiệu quả nhất
Phần mềm quản lý văn phòng được coi là xu...
Quản trị điều hành
ERP là gì? Phần mềm ERP có thể giúp gì cho doanh nghiệp?
Trong thời đại cách mạng 4.0, hệ thống phần mềm...