Hiện nay có hàng loạt website trên Internet và mỗi ngày, lại có hàng trăm hoặc thậm chí là hàng ngàn trang web mới được tạo ra, tuy nhiên những trang web đo lại chứa vô số lỗi thiết kế website.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ cũng như mạng Internet, hàng triệu trang web không ngừng ra đời và cập nhật liên tục mỗi năm để đáp ứng được tốt nhất những nhu cầu của người dùng.
Tuy nhiên bên cạnh những website được thiết kế tốt, cũng có rất nhiều website có thiết kế chưa hoàn thiện, khiến cho người dùng gặp khó khăn mắc phải các lỗi thiết kế website thường gặp trong vấn đề kết nối với các thương hiệu.
Dưới đây là 8 lỗi thiết kế website thường mắc phải khi làm web. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
MỤC LỤC NỘI DUNG
1. Kích cỡ website quá lớn
- Đây là lỗi lớn nhất trong các lỗi thiết kế website. Một website cố gắng nhồi nhét tất cả vào trang chủ hoặc trang chủ có quá nhiều ảnh, không được tối ưu… sẽ dẫn đến việc khi tải trang phải mất từ 15-30s mới có thể load hết. Và trong trường hợp đường truyền chậm thì web có thể bị đơ luôn. Khi đó thì dù website có đẹp, nhiều nội dung, dịch vụ tốt đến đâu cũng sẽ vô nghĩa nếu khách hàng bực mình tắt ngay sau 10s đầu vì ko đủ kiên nhẫn.
2. Màu sắc và độ tương phản
- Các doanh nghiệp nhỏ thường không chú ý đến yếu tố màu sắc và độ tương phản trên website của mình. Điều này sẽ khiến cho người xem khó đọc và tìm kiếm thông tin. Nếu màu chữ và màu nền cũng không được tách biệt rõ ràng thì sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy rất khó chịu, đặc biệt là đối với những người có thị lực kém.
- Không những thế, việc thiết kế màu sắc và độ tương phản đúng cách còn giúp cho trang web trông đẹp và chuyên nghiệp hơn, dễ dàng thu hút được người xem.
3. Không biết mua hàng thế nào
- Khi thiết kế 1 website thì mục tiêu cuối cùng của bạn tất nhiên là muốn khách hàng mua hoặc sử dụng dịch vụ của mình. Để làm được điều đó, bạn đừng chỉ quá chú tâm vào việc quảng cáo về sản phẩm mà quên mất hướng dẫn họ đến việc mua hàng hoặc liên hệ với công ty.
- Đơn giản khi khách hàng vào một trang web cho phép tải phần mềm thì thứ mà họ cần đó là nút “Download” hoặc “Tải về”; còn khi vào trang web mua bán thì phải thấy nút “Mua” và khi vào trang web dịch vụ thì phải nhìn thấy thông tin liên lạc.
- Vì vậy, nên thiết kế các nút bấm lớn với màu sắc nổi bật thay vì dòng chữ tẻ nhạt để hướng khách hàng đến với ý muốn mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của bạn.
4. Điều hướng kém, bố cục rối rắm
- Sau khi trang đã được tải, điều mà người xem cần ở website của bạn đó là thông tin. Nếu không tìm thấy thông tin họ cần (hoặc có thể trang web của bạn có nhưng người dùng không thể tìm ra) thì họ sẽ bỏ đi ngay. Điều hướng website rõ ràng, bố cục hợp lý sẽ khiến cho người dùng ở lại trang web lâu hơn, đồng thời giúp doanh nghiệp của bạn có nhiều khách hàng hơn.
- Một điểm cần chú ý nữa đó là hệ thống điều hướng phải được thiết kế để phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Có nhiều website sử dụng hệ thống điều hướng hiện đại nhưng lại đòi hỏi người xem phải có một chút kinh nghiệm để sử dụng thành thạo. Vậy nên lúc này, việc sử dụng một hệ thống điều hướng phức tạp đã vô tình làm giảm đi một lượng khách hàng tiềm năng không nhỏ của công ty. Khi thiết kế web, hãy để khách hàng có thể dễ dàng xem qua tất cả các danh mục của công ty bạn mà không cần phải tốn nhiều công suy nghĩ.
5. Không phân loại nội dung
- Khách hàng vào website là để tìm thông tin, nhưng nhiều lúc họ lại bị bội thực trước rất nhiều thông tin mà trang web hiển thị. Chính vì thế, cách trình bày thông tin cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của một website.
- Bạn cần phải biết rằng: Hầu hết người ta chỉ thích nhìn chứ không thích đọc, trừ những thông tin mà họ buộc phải xem. Họ chỉ đọc lướt qua để tìm cái mà mình quan tâm. Vì vậy, thay vì cố gắng cung cấp rất nhiều thông tin lên website thì bạn hãy phân loại nó ra thành từng mục và sau đó lập bảng chỉ mục dẫn đến từng phần nhỏ đó. Ví dụ đối với một sản phẩm phần cứng thì có thể phân thành các mục như Thông tin chung, Cấu hình, Giá cả, Ảnh sản phẩm,…
6. Không tương tác với người truy cập
- Hãy tích hợp hệ thống phản hồi thông tin và bình luận vào trang web của bạn! Đây là cách dễ dàng nhất để tạo dựng niềm tin và tình cảm tốt đẹp đối với khách hàng. Và đó cũng là cách đơn giản nhất để bạn có được những đánh giá thích hợp về tính hiệu quả của trang web cũng như các sản phẩm dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Đồng thời việc tương tác thường xuyên cũng sẽ giúp bạn biết được khách hàng của mình đang nghĩ gì, từ đó đưa ra những ý tưởng mới giúp cải thiện sản phâm dịch vụ ngày càng tốt hơn.
7. Website có thiết kế quá mức cần thiết
- Một trang web động trên nền flash với hình ảnh chớp nhoáng, nhạc ấn tượng,… thật sự không phải là một ý kiến hay khi thiết kế website. Nó không những không thể thu hút được khách hàng mà còn không tạo ra được hiệu quả marketing. Người truy cập ngày nay không còn dễ tính như trước, họ sẽ không dành thời gian để ngồi xem tất cả những chuyển động đồ họa đó mà chỉ muốn bỏ ra vài giây để xem nhanh thông tin cần thiết.
- Vậy nên, khi thiết kế web, cần đảm bảo rằng khách hàng có thể nắm được đầy đủ thông tin cần thiết trong vài giây đó. Các chuyên gia phân tích cho rằng, khi một khách truy cập đến với website công ty của bạn, họ có thể đã biết điều họ cần xem và có thể thoát bất cứ lúc nào.
8. Nhồi nhét quá nhiều thứ vào 1 website
- Nhiều doanh nghiệp nhỏ khi thiết kế website thường muốn cho tất cả thông tin vào trong 1 trang web duy nhất. Điều này tưởng như có vẻ rất tiện lợi nhưng cái mà người xem thấy được lại là một mớ lộn xộn và khó đọc. Càng nhồi nhét nhiều thứ vào 1 trang web thì nó sẽ càng trở nên thiếu chuyên nghiệp, giảm sức hút đối với khách hàng.
- Điều này cũng tương tự đối với các hình ảnh. Tuy người ta thường thích nhìn nhưng nếu có quá nhiều hình ảnh thì người xem sẽ khó lòng tập trung được và cảm thấy khó chịu.
Trên đây là 8 lỗi thiết kế website sai thường gặp khi thiết kế web bán hàng online. Hy vọng bài viết đã đem đến những kiến thức bổ ích cho bạn trong việc tạo lập trang web và tránh các lỗi thiết kế website thường gặp. Chúc bạn thành công!
Nếu không có được sự tư vấn và thiết kế từ những công ty cung cấp dịch vụ website uy tín, bạn sẽ rất dễ mắc vào những lỗi này.
Với Paroda bạn sẽ tránh xa được 8 lỗi thiết kế website trên và có một website giao diện đẹp, bố cục hợp lý cho doanh nghiệp của mình.
Bài viết liên quan
Xây dựng thương hiệu thông qua thiết kế giao diện web: Bạn đã thử?
Thiết kế giao diện web cũng như bố cục web chính là những nền tảng...
Th5
2025
Xu hướng thiết kế Landing Page nổi bật nhất
Landing Page đóng vai trò như một người kể chuyện và người bán hàng 24/7...
Th5
2025
Thiết kế website cửa hàng
MỤC LỤC NỘI DUNG1. Thiết kế website cửa hàng2. Lựa chọn địa chỉ thiết kế...
Th5
2025
Kinh doanh nhỏ lẻ có nên thiết kế web bán hàng
Một trong những vấn đề mà nhiều người mới bước vào công việc kinh doanh...
Th5
2025
Thiết kế website ô tô xe máy
MỤC LỤC NỘI DUNG1. Thiết kế website ô tô xe máy2. Lựa chọn địa chỉ...
Th5
2025
Ưu nhược điểm của website miễn phí là gì?
Sở hữu website là điều kiện tiên quyết trong kinh doanh online nhưng nên sử...
Th5
2025
Bài viết nổi bật
Quản trị năng suất
KPI là gì? Phân loại và cách xây dựng KPI hiệu quả
Quản trị nhân sự bằng KPI là một trong những...
Th5
2025
CRM Quản trị quan hệ khách hàng
CRM là gì? Tại sao phải dùng hệ thống CRM?
Trong mối quan hệ của doanh nghiệp và khách hàng...
Th5
2025
Quản lý công việc, dự án
Dự án là gì? Tìm hiểu đặc điểm, phân loại và cách xây dựng dự án thành công
Dự án là gì? Các yếu tố đặc trưng của...
Th5
2025
Quản lý công việc, dự án
Kanban là gì? Cách sử dụng Kanban Board để quản lý công việc hiệu quả
Trong mỗi doanh nghiệp để có thể vận hành và...
Th5
2025
Quản lý công việc, dự án
Sơ đồ Gantt là gì? Ứng dụng biểu đồ gantt trong quản lý dự án, công việc hiệu quả
Sơ đồ Gantt là gì? Tại sao rất nhiều doanh...
Th5
2025
Quản lý công việc, dự án
Trello là gì? Hướng dẫn sử dụng và đánh giá phần mềm quản lý công việc Trello
Bạn đã bao giờ nghe qua một ứng dụng giúp...
Th5
2025
Quản lý công việc, dự án
Quản lý task công việc là gì? Task management vì sao lại quan trọng với các doanh nghiệp?
Quản lý task công việc là một khía cạnh quan...
Th5
2025
Quản lý công việc, dự án
Kế hoạch là gì? Vai trò và các bước lập kế hoạch hiệu quả
Kế hoạch là gì? Tại sao phải lập kế hoạch?...
Th5
2025
Quản lý công việc, dự án
Mô hình quản lý dự án là gì? Các mô hình quản lý dự án phổ biến nhất hiện nay
Trong một thị trường cạnh tranh sôi nổi và gay...
Th5
2025
Quản lý công việc, dự án
Quy trình làm việc là gì? Các bước xây dựng quản lý quy trình làm việc hiệu quả
Xây dựng quy trình làm việc là điều bắt buộc...
Th5
2025
Quản trị điều hành Chuyển đổi số
Mô hình Canvas là gì? Cách xây dựng và áp dụng mô hình kinh doanh Canvas hiệu quả cho doanh nghiệp
Mô hình Canvas là một thuật ngữ quen thuộc mà...
Th5
2025