C2C được biết đến là một trong những mô hình kinh doanh thương mại với tiềm năng phát triển lớn với nhiều ông lớn điển hình. Vậy trên thực tế C2C là gì và đâu là những yếu tố quan trọng mà bạn cần biết về mô hình kinh doanh này? Hãy cùng Paroda tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.
MỤC LỤC NỘI DUNG
1. C2C là gì?
Nếu B2B là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, B2C là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp và khách hàng thì C2C (Consumer to Consumer) là mô hình kinh doanh tương đối đặc biệt, kết nối những cá nhân với nhau thay vì doanh nghiệp.
Theo đó, đại diện phía bên mua và bán đều là các cá nhân và thường giao dịch với nhau trực tuyến thông qua một bên thứ ba là các nền tảng sàn thương mại điện tử hay trang web đấu giá trung gian.
Đây được xem như một thị trường mà khách hàng sẽ mua hàng trực tiếp từ một cá nhân thay vì một doanh nghiệp tương tự như mô hình “chợ trời” trước kia.
2. Đặc điểm kinh doanh của mô hình C2C
2.1. Tính cạnh tranh
C2C là mô hình kinh doanh giữa các cá nhân với nhau, đó là lý do mà tỷ lệ cạnh tranh trên các kênh trung gian là vô cùng lớn. Đặc biệt là với các mặt hàng hiếm, độc đáo và giới hạn về số lượng sản phẩm.
2.2. Đa dạng sản phẩm hiếm có khó tìm
Với nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày một tăng cao, C2C là một thị trường mang lại nhiều sự thuận lợi cho cả người mua và người bán. Người mua có thể dễ dàng tìm mua các sản phẩm độc đáo, giá thành phù hợp. Và người bán thì có thể tiếp cận được đông đảo khách hàng mà không cần phải tìm kiếm mặt bằng hay lo lắng về vấn đề vận chuyển.
2.3. Tối ưu chi phí cho cả người bán lẫn người mua
Kinh doanh theo mô hình C2C, người bán sẽ không phải chịu các vấn đề liên quan đến định giá bán, bởi đây hoàn toàn là giao dịch giữa người bán và người mua thay vì nhà sản xuất hay nhà bán buôn,…
Cùng với đó, bạn cũng không phải trả phí cho gian hàng hay sản phẩm mà mình đăng bán trên kênh của bên thứ 3. Điều này khiến cho giá bán luôn ở mức phù hợp giúp người mua luôn tìm được thứ mình muốn với giá thành phù hợp nhất.
3. Hạn chế của mô hình kinh doanh C2C là gì?
3.1. Không thể kiểm soát chất lượng sản phẩm
Bản chất của mô hình kinh doanh C2C là giữa cá nhân và cá nhân và không có sự can thiệp của bên thứ ba nào khác. Điều này có nghĩa rằng không ai có thể kiểm tra cũng như đánh giá về chất lượng sản phẩm. Điều này khiến quyền lợi của người tiêu dùng không thể được đảm bảo chắc chắn.
3.2. Dễ bị “bom hàng”
Giao dịch và đẩy đơn trên 1 kênh thứ 3 nghĩa là bạn không thể đảm bảo được khả năng người mua sẽ thanh toán cho mình nếu đó là ship COD. Và tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể bị “bom hàng” với những lý do vô cùng “trời ơi đất hỡi”.
3.3. Bảo mật thông tin
Mua hàng online là một hình thức vô cùng tiện lợi nhưng cũng mang lại nhiều trở ngại cho người tiêu dùng. Một trong những vấn đề hàng đầu chính là trong bảo mật thông tin.
Nguy cơ lộ thông tin cá nhân đến từ quá trình thanh toán online và địa chỉ được cung cấp trên các kênh bán thứ 3. Cả người mua và người bán đều không thể kiểm soát được các nguy cơ có thể xảy ra nếu an ninh mạng không đảm bảo.
4. Các mô hình kinh doanh C2C điển hình hiện nay tại Việt Nam
4.1. Shopee
Được biết như một trong những sàn thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam, Shopee là kênh thương mại điện tử C2C có lượng người dùng lớn nhất hiện nay.
Shopee là trang thương mại điện tử có chính sách hỗ trợ người bán, số lượng gian hàng lớn cả trong và ngoài nước cũng như hệ thống đối tác giao hàng lớn giúp cả người bán và người mua đều dễ dàng trao đổi, mua sắm.
Ngoài ra, Shopee cũng bắt đầu mở rộng sang hình thức B2C với các gian hàng Shopee Mall. Các gian hàng này là các cửa hàng, doanh nghiệp chính hãng với chính sách kiểm soát chặt chẽ hơn để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Với nhiều chương trình ưu đãi cũng như giá thành phù hợp, Shopee đang dần trở thành sự lựa chọn số một của người tiêu dùng trực tuyến.
4.2. Tiki
Tiki là một cái tên không còn quá xa lạ với các tín đồ của sách và văn phòng phẩm. Ban đầu, Tiki triển khai theo mô hình B2C giữa các nhà xuất bản với khách hàng để đảm bảo tuyệt đối về vấn đề bản quyền cũng như chất lượng sản phẩm.
Trong những năm trở lại đây, Tiki mở rộng thêm nhiều danh mục sản phẩm và triển khai thêm mô hình kinh doanh C2C với các mặt hàng điện tử, đồ gia dụng, hàng hóa thiết yếu,…
Tuy nhiên, vẫn giữ phương châm kinh doanh ban đầu, Tiki đòi hỏi khá chặt chẽ về giấy tờ kinh doanh cũng như chứng minh sản phẩm để đảm bảo rằng sản phẩm của bạn là hàng thật và giá bán cũng được kiểm soát để không quá chênh với thị trường.
4.3. Lazada
Là một trong những sàn thương mại điện tử ra đời từ khá sớm và chuyên về các sản phẩm điện tử, Lazada là kênh bán yêu cầu vô cùng gắt gao về giấy tờ để lọc chất lượng và bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Trong những năm gần đây, Lazada đã mở rộng ngành hàng để giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn cũng như mua sắm thuận lợi hơn. Mặc dù số lượng gian hàng và mặt hàng không đa dạng như Shopee nhưng Lazada vẫn là một kênh thương mại điện tử đáng để ghé thăm và mua sắm trực tuyến cũng như giúp người kinh doanh có thể mở rộng phạm vi và nâng cao doanh số hiệu quả nhất.
Paroda hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu rõ mô hình kinh doanh C2C là gì cũng như đặc điểm kinh doanh của mô hình này. Cùng với đó là những mô hình kinh doanh nổi bật nhất hiện nay tại Việt Nam giúp người bán hàng có thể mở rộng kênh bán hàng của mình.
Bài viết liên quan
Tại sao URL lại quan trọng đối với SEO?
Khi bạn nghĩ về SEO, từ khóa được nhắm là mục tiêu đầu tiên bạn [...]
Th8
Tại sao cần rút gọn liên kết?
Việc rút gọn liên kết đối với các marketer hay các quản trị website là [...]
Th8
TOP các trang web rút gọn link tốt nhất
Hiện nay, có rất nhiều công cụ rút gọn link trên Internet, việc rút gọn các URL [...]
Th8
Sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì?
Mỗi năm sẽ có hàng nghìn doanh nghiệp được thành lập khắp lãnh thổ Việt [...]
Th6
Thành lập công ty cần chuẩn bị những gì?
Muốn thành lập công ty cần chuẩn bị những gì? Câu hỏi của hàng chục [...]
Th6
Cách viết bài viết chuẩn SEO đăng website
Các bạn mới vào nghề Content SEO hoặc chủ website muốn tự viết content chắc [...]
Th12