Có lẽ bức tường rào cản lớn nhất trên con đường đến thành công của mỗi người là sự sợ hãi. Muốn đạt được mục tiêu, bắt buộc bạn phải vượt qua được điều này. Đối với nhiều người bán hàng, việc gọi điện cho khách hàng là một nỗi sợ hãi, và nỗi sợ hãi này là rào cản lớn ngăn chặn một tài năng bán hàng tiềm ẩn của ai đó trở thành một nhân viên bán hàng xuất sắc.
Với những bí quyết mà chúng tôi muốn chia sẻ dưới đây, có thể giúp bạn từ một nhân viên bán hàng nhút nhát, rụt rè trở thành một người bán hàng xuất sắc.
MỤC LỤC NỘI DUNG
1. Định nghĩa lại khái niệm bán hàng
Hầu hết mọi người thường nghĩ rằng, việc bán hàng như là một hành động mời mọc, chèo kéo, ép mọi người mua hàng nhưng thực tế điều này không đúng.
Việc bán hàng giúp cho khách hàng tìm thấy những gì họ muốn, những gì họ cần. Bán hàng chính là tư vấn cho khách hàng biết được sản phẩm nào tốt, sản phẩm nào phù hợp với khách hàng. Để tạo được độ tin cậy, người bán hàng nên tạo cho khách hàng được sự thoải mái và yên tâm khi mua sản phẩm đó.
2. Chuẩn bị thật kĩ lưỡng
Đối với những người không chuẩn bị kỹ nội dung cho những cuộc gọi của họ thì đa số đều thất bại khi tư vấn bán hàng qua điện thoại. Để giảm bớt được nỗi sợ cũng như tăng tỉ lệ thành công khi gọi điện thì việc quan trọng nhất chính là chuẩn bị kĩ lưỡng nội dung cho cuộc gọi, nó cũng giống như bạn chuẩn bị cho một bài thuyết trình vậy, chuẩn bị càng chu đáo thì tỉ lệ thành công càng cao.
Biết được chính xác những gì muốn nói với khách hàng? Muốn thể hiện bản thân như thế nào? Giới thiệu về công ty, muốn khách hàng biết đến sản phẩm/ dịch vụ theo cách nào?
Và đặc biệt quan trọng là bạn cần phải có mục tiêu cho mỗi cuộc gọi điện cho mình?
3. Liên tục tập luyện
Một bí quyết có lẽ ai cũng biết nhưng không đủ kiên nhẫn chính là việc dành thời gian luyện tập. Luyện tập đều đặn hằng ngày, luyện tập việc gọi điện thoại cho khách hàng, bạn có thể thực hành với một người đồng nghiệp để nhờ chỉnh sửa giúp.
Hãy luyện tập thật nhiều tình huống bán hàng, hãy suy nghĩ về những tình huống mà khách hàng nói “không” với bạn và cách mà bạn sẽ xử lý tình huống đó như thế nào. Hãy luyện tập để chuẩn bị cho những tình huống như vậy.
Thông qua việc luyên tập liên tục, lặp đi lặp lại như vậy bạn sẽ cảm thấy ít lo lắng hơn về những cái bạn sẽ nói và những tình huống bạn cần xử lý và bạn có thể tập trung vào phản hồi của khách hàng. Bởi những phản hồi của khách hàng sẽ giúp bạn thực hiện các cuộc gọi sắp tới một cách tốt hơn.
4. Bắt đầu từ cuộc gọi dễ nhất
Để không tự tạo nhiều áp lực trong việc gọi điện cho khách hàng, bạn hãy bắt đầu với những khách hàng ít quan trọng hơn trước. Một khi tâm thế thoải mái, hãy chuẩn bị với những cuộc gọi cho khách hàng quan trọng hơn.
5. Đánh giá phản hổi khách hàng một cách thực tế
Đã bao giờ bạn gọi điện cho một khách hàng tiềm năng và bạn rất háo hức nhận được lời “đồng ý” từ khách hàng đó. Tuy nhiên, người bắt máy lại không phải là khách hàng của bạn, mà là thư ký của cô ấy và người thư ký đó nói răng khách hàng của bạn: đang nghe điện thoai, đang bận, đang họp, đang đi ra ngoài một chút…
Hãy nói với người nghe điện thoại hoặc thư kí của bạn là bạn sẽ gọi lại sau và hãy chuyển sang cuộc gọi tiếp theo với một tâm lý thoải mái bởi vì chỉ có tâm lý thoải mái mới giúp bạn đạt được những kết quả tuyệt vời. Nếu như đầu dây bên kia không có ai nghe máy thì bạn có thể để lại một lời nhắn.
Hãy nhớ: Khách hàng của bạn cũng có những công việc riêng của họ và đôi khi họ cũng bận – hãy gọi lại cho họ.
6. Tập trung vào những thứ bạn có thể kiểm soát
Bạn hãy lưu ý một điều quan trọng: Nếu một kháng hàng nào đó nói “không” với bạn thì có nghĩa điều đó không thuộc tầm kiểm soát của bạn.
Nhưng điều nằm trong tầm kiểm soát của bạn đó là tiếp tục gọi những cuộc gọi tiếp theo một cách tập trung hơn (tiếp theo, tiếp theo nữa…).
Hãy suy nghĩ những khách hàng từ chối bạn là những người đã chia sẻ với bạn những bài học để bạn có thể thực hiện những cuộc gọi tiếp theo một cách tốt nhất, là những người giúp bạn cải thiện phương pháp bán hàng của mình.
7. Bắt đầu những cuộc gọi bạn thấy sợ hãi với tâm thế tự tin nhất
Những người làm công việc bán hàng qua điện thoại thường đối diện với rất nhiều những nỗi sợ hãi trong tâm trí. Tuy nhiên, theo như nghiên cứu của các chuyên gia bán hàng hàng đầu thì những người bán hàng qua điện thoại đang tạo ra “nỗi sợ trong tâm trí quá lớn so với thực tế”. Có nghĩa là bản chất của việc gọi điện thoại đến một khách hàng “lạnh” không quá đáng sợ nhưng những người bán hàng lại vẽ ra trong tâm trí mình những hình ảnh khiến cho họ sợ hãi công việc bán hàng qua điện thoại.
Vậy bí quyết để vượt qua nỗi sợ hãi là gì?
Bí quyết rất đơn giản đó là bạn hãy gọi những cuộc gọi mà bạn cảm thấy sợ hãi. Tất nhiên lúc nào cũng thế, ở những cuộc gọi đầu tiên bạn sẽ cảm thấy sợ hãi, nhưng việc của bạn là cứ tiếp tục gọi điện, tiêp tục gọi những cuộc gọi tiếp theo dù khách hàng có không nghe máy chăng nữa, hoặc họ có từ chối bạn chăng nữa… cứ “liên tục” như thế với những khách hàng lạnh việc gọi điện thoại sẽ trở nên dễ dàng và bạn sẽ không cảm thấy sợ hãi nữa.
Bí quyết cốt yếu đó là: Vượt qua nỗi sợ hãi bằng cách đối mặt với thứ mà bạn sợ nhất.
Hầu hết những người bán hàng xuất sắc nhất đều sử dụng bí quyết này, nếu bạn đã có một số kinh nghiệm nhất định trong công việc bạn sẽ thấy bí quyết này hoàn toàn đúng đắn. Hãy nhớ lại một số lần bạn cảm thấy sợ hãi vào đầu ngày làm việc, sau đó bạn gọi một vài cuộc gọi và bạn cảm thấy nỗi sợ hãi ít dần và bạn cảm thấy tự tin hơn.
8. Tự tin và vui vẻ
Hãy luôn nhớ rằng việc gọi điện bán hàng không phải là sống hay chết – đó chỉ là những cuộc gọi lạnh.
Việc một khách hàng nào đó từ chối bạn không hề “giết chết bạn” hay “phá vỡ sự nghiệp của bạn” vì vậy bạn cần phải vui lên để phục vụ những khách hàng tiếp theo một cách tốt nhất. Hãy bỏ qua những khách hàng nói “Không”, trở nên sáng tạo hơn, có nhiều niềm vui hơn, chắc chắn bạn sẽ tìm kiếm được rất nhiều phản hồi “ĐỒNG Ý” tiếp theo.
Tìm hiểu về Giải pháp quản trị khách hàng & phát triển kinh doanh toàn diện
Bài viết liên quan
Quản lý khách hàng là gì? Quy trình và phương pháp quản lý
Quản lý khách hàng đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu đối với [...]
Th4
5 phần mềm quản lý thu chi chính xác, dễ dùng cho doanh nghiệp
Phần mềm quản lý thu chilà công cụ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý và [...]
Th3
7 phần mềm quản lý công nợ chính xác và hiệu quả nhất
Phần mềm quản lý công nợ là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp chủ [...]
Th3
Quy trình 8 bước bán hàng cơ bản và cách áp dụng hiệu quả
Quy trình 8 bước bán hàng là quy trình bán hàng tập trung cụ thể [...]
Th3
Chăm sóc khách hàng là gì? Vai trò, công việc và quy trình
Chăm sóc khách hàng được xem là một trong những hoạt động vô cùng quan [...]
Th3
Hành vi mua hàng của người tiêu dùng là gì? Các yếu tố quyết định tới hành vi khách hàng
Hành vi mua hàng của người tiêu dùng có thể nói là một trong những [...]
Th11