Lượng công việc tăng lên nhanh chóng, não bộ phải hoạt động hết công suất và tình trạng quên hoặc bỏ dở việc làm cũng thường xuyên xảy ra. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể nắm được đầu việc, theo dõi tiến độ, xem báo cáo một cách chuẩn xác và nhanh nhất? Để giải quyết vấn đề này phần mềm báo cáo công việc đã ra đời. Để lựa chọn được phần mềm phù hợp với doanh nghiệp của mình hãy đọc ngay bài viết của Paroda dưới đây.
MỤC LỤC NỘI DUNG
- 1. Phần mềm báo cáo công việc là gì?
- 2. Vai trò của phần mềm báo cáo công việc trong doanh nghiệp
- 3. Top 10 phần mềm báo cáo công việc tốt nhất hiện nay
- 3.1. Phần mềm báo cáo công việc Paroda Workplace
- 3.2. Datapine – Phần mềm báo cáo tốt cho dữ liệu phức tạp
- 3.3. Phần mềm báo cáo công việc hàng ngày Pro Workflow
- 3.4. Phần mềm Wunderlist Business
- 3.5. Phần mềm Bitrix 24
- 3.6. Phần mềm báo cáo công việc miễn phí Google Looker Studio
- 3.7. Power BI (Office 365) – Nền tảng báo cáo tốt nhất cho các tổ chức mở rộng quy mô
- 3.8. Phần mềm báo cáo công việc Trello
- 3.9. Phần mềm báo cáo công việc hàng ngày Monday.com
- 3.10. Phần mềm Thoughtspot – Công cụ báo cáo tốt nhất cho người mới bắt đầu
- 4. Tiêu chí so sánh các phần mềm báo cáo công việc hiệu quả công việc
1. Phần mềm báo cáo công việc là gì?
Phần mềm báo cáo công việc là công cụ hỗ trợ hiển thị báo cáo dữ liệu liên quan đến công việc thông qua các dạng bảng, đồ thị, hình ảnh trực quan. Từ đó giúp người dùng nhìn vào có thể dễ dàng nhận biết tiến độ, hiệu quả công việc.
Với sự phát triển ngày một nhanh chóng của công nghệ, các phần mềm báo cáo công việc hiện nay ngoài việc hiển thị dữ liệu trực quan chính xác và đa dạng còn có thêm những tính năng ưu việt khác như thu thập dữ liệu kinh doanh, hiển thị dưới dạng đồ thị sinh động, dễ hiểu và nhanh gọn.
2. Vai trò của phần mềm báo cáo công việc trong doanh nghiệp
Trước kia việc báo cáo công việc thường được thực hiện thủ công thông qua miệng, giấy tờ, excel, google trang tính hoặc các công cụ chat thủ công. Nhưng cách này rất mất thời gian, và có thể bị sót thông tin, thông qua nhiều cấp khác nhau gây mất thời gian mà không nắm bắt được điểm nóng tức thì. Đây chính là rào cản lớn khi mà lượng công việc ngày càng nhiều và việc cập nhật và theo dõi tiến độ cần làm thường xuyên để lãnh đạo có thể nắm bắt được tính hình.
Phần mềm báo cáo công việc ra đời đã giúp mọi thứ dễ dàng hơn bởi:
- Hầu hết các ứng dụng đều có thể sử dụng trên máy tính và điện thoại, người dùng có thể dễ dàng truy cập, sử dụng bất cứ đâu khi có internet.
- Phần mềm thu thập dữ liệu để báo cáo dựa trên nhiều nguồn và sau đó sắp xếp dữ liệu dưới dạng đồ thị, biểu đồ, biểu mẫu báo cáo… để người dùng đọc và diễn giải.
- Giao diện hiển thị báo cáo thường có thể được lưu thành các định dạng khác nhau, trực quan hóa vì vậy đây là một cách tuyệt vời để truyền tải một lượng lớn thông tin hữu ích một cách nhanh chóng.
- Quản lý dễ dàng phát hiện điểm nóng để kịp thời xử lý.
- Tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu suất làm việc hàng ngày.
>> Xem thêm: Top 9 phần mềm nhắc nhở công việc trên Windows, MacOS, Android, IOS tốt nhất hiện nay
3. Top 10 phần mềm báo cáo công việc tốt nhất hiện nay
Phần mềm báo cáo công việc hàng ngày lấy dữ liệu phân tán và biến nó thành thứ mà bạn có thể đọc và diễn giải. Trước khi bạn có thể làm điều đó, bạn cần thực hiện một số nghiên cứu và tìm phần mềm báo cáo phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.
3.1. Phần mềm báo cáo công việc Paroda Workplace
Paroda Workplace là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp phần mềm quản lý toàn diện doanh nghiệp giúp tự động hóa mọi quy trình vận hành trong các tổ chức. Phân hệ quản lý công việc Paroda Workplace được phát triển với nhiều tính năng hiện đại hoạt động ở trên nền tảng Cloud với khả năng bảo mật cao hỗ trợ doanh nghiệp quản lý công việc hiệu quả. Paroda Workplace cho phép người dùng lập kế hoạch và theo dõi, báo cáo tiến độ công việc cụ thể để vận hành công việc dễ dàng, đem lại hiệu quả cao.
Ưu điểm:
- Tự động cập nhật báo cáo theo tiến độ để quản lý nắm được chi tiết tình hình công việc
- Báo cáo trực quan dưới dạng màn hình: Dashboard, báo cáo động
- Giao diện trực quan, thân thiện khi người dùng có thể xem hiển thị công việc dưới 2 hình thức khác nhau là Gantt Chart và Kanban.
Hiện tại phần mềm Paroda Workplace áp dụng các mức giá phần mềm theo từng gói khác nhau. Các tính năng của phần mềm cũng được tích hợp đa dạng trong các gói giá tăng dần để doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn tùy theo nhu cầu của mình. Bạn có thể tham khảo Bảng giá phần mềm quản lý công việc mới nhất của Paroda để có thêm những thông tin hữu ích trong việc lựa chọn giải pháp phần mềm phù hợp với nhu cầu của mình.
>> Xem thêm: Phần mềm quản lý công việc hiệu quả cho doanh nghiệp
3.2. Datapine – Phần mềm báo cáo tốt cho dữ liệu phức tạp
Datapine là một phần mềm báo cáo tuyệt vời vì nó giúp cho doanh nghiệp theo dõi các chỉ số hiệu suất (KPI) một cách hiệu quả và nhanh chóng trong một nền tảng phân tích trung tâm. Điều này cho phép mọi người trong công ty truy cập vào bất kỳ lúc nào thông tin cập nhật, chính xác để đưa ra quyết định đúng đắn, dựa trên dữ liệu.
Ưu điểm:
- Giúp doanh nghiệp theo dõi KPI hiệu quả, nhanh chóng
- Có khả năng tích hợp các nguồn dữ liệu khác nhau để phục vụ cho báo cáo
- Hệ thống cho phép chọn từ hơn 80 mẫu báo cáo chuyên nghiệp cho các ngành và chức năng kinh doanh khác nhau.
Nhược điểm:
Cũng chính vì điểm mạnh trong việc phân tích và đánh giá theo KPI nên Datapine chưa thể đánh giá hoàn toàn hiệu quả làm việc của nhân viên.
Bảng giá:
Datapine được chia thành 2 gói tính năng chính với giá lần lượt là 412 Euro/ tháng và 20.342 Euro/ tháng.
3.3. Phần mềm báo cáo công việc hàng ngày Pro Workflow
Được dựng lên vào năm 2002, ProWorkflow được thiết kế như một giải pháp quản lý dự án hỗ trợ nhu cầu phân tích và báo cáo. Khi người dùng đăng nhập vào công cụ này, ngay lập tức sẽ thấy một giao diện thân thiện hiển thị một bản tóm tắt đồ họa về số liệu thống kê hiện tại của tổ chức cho công việc đang hoạt động, đã hoàn thành và sắp tới.
Ưu điểm:
- Cung cấp đầy đủ và chi tiết về lượng công việc, hiệu suất, dự án, nhiệm vụ cũng như thời gian
- Báo cáo tùy chỉnh, cho phép người dùng tạo báo cáo cho riêng mình và chia sẻ cho những thành viên khác của nhóm.
Nhược điểm:
Phần mềm có khá nhiều tính năng và không hướng tới những doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Bảng giá:
Giá phần mềm dao động từ $20 – $30/ tháng/ 1 người dùng.
3.4. Phần mềm Wunderlist Business
Đây là ứng dụng quản lý và báo cáo công việc với những tính năng cơ bản như lập danh sách, thêm thành viên nhóm và phân công nhiệm vụ.
Khi sử dụng phần mềm báo cáo công việc Wunderlist Business, nhà quản lý sẽ dựa vào danh sách nhân sự và phân công các đầu việc, sau đó phần mềm sẽ phân tích và hiển thị dữ liệu một cách trực quan, chính xác.
Ưu điểm:
- Chi phí thấp (chỉ $4.99/ người/ tháng)
- Tính năng phân công nhiệm vụ, nhận xét công việc, thêm tập tin và hình ảnh sinh động
- Quản lý tác vụ đơn giản, dễ truy cập và sử dụng
- Thông báo nhắc nhở người dùng về công việc đang diễn ra
Nhược điểm:
Như đã nhắc đến ở trên, vì phần mềm này tập trung vào tác vụ đơn giản nên chỉ phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ có quy mô từ 30 – 100 nhân sự.
3.5. Phần mềm Bitrix 24
Sử dụng phần mềm Bitrix 24 với tính năng báo cáo kết quả công việc, người dùng có thể dễ dàng điều phối và định hướng nhân sự. Ngoài ra, Bitrix 24 còn cho phép người dùng quản lý nhân sự và công việc bằng danh sách đăng ký.
Ưu điểm:
- Khả năng kết nối cao với mọi quốc gia
- Cung cấp cho người dùng tính năng gọi trực tiếp và ghi âm cuộc trò chuyện
Bảng giá của phần mềm quản lý công việc Bitrix 24:
- Gói miễn phí: cho phép sử dụng một số tính năng miễn phí, đáp ứng nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Gói 2tr/ tháng: Đầy đủ tính năng phân tích, báo cáo cũng như tương tác trên nền tảng
- Gói Self Host: Phù hợp với các doanh nghiệp quy mô lớn, có khả năng cho phép doanh nghiệp tùy biến các tính năng để phù hợp với nhu cầu sử dụng.
3.6. Phần mềm báo cáo công việc miễn phí Google Looker Studio
Google Looker Studio (trước đây tên là Google Data Studio) là một công cụ được cung cấp miễn phí cho người dùng bởi Google, giúp chúng ta kết nối các dữ liệu và xây dựng các báo cáo, Dashboard theo ý muốn một cách dễ dàng, chuyên nghiệp, đẹp mắt và đặc biệt là tính trực quan hóa dữ liệu rất cao.
Ưu điểm:
- Hệ thống giao diện dễ tiếp cận và thao tác
- Cho phép kết nối và tổng hợp các nguồn dữ liệu dễ dàng, nhanh chóng
- Dễ dàng chia sẻ báo cáo thông qua đường link
Nhược điểm:
Vì đây là một phần mềm báo cáo hiệu quả công việc miễn phí nên sẽ hạn chế một số tính năng và không được đa năng như những phần mềm trả phí khác.
3.7. Power BI (Office 365) – Nền tảng báo cáo tốt nhất cho các tổ chức mở rộng quy mô
Power BI là một công cụ trực quan hóa dữ liệu được xây dựng bởi Microsoft. Phần mềm có thể thu thập dữ liệu từ nhiều kênh và biến nó thành hình ảnh hấp dẫn về mặt thẩm mỹ.
Điều này có thể giúp nhóm của bạn dễ dàng hiểu được thông tin chi tiết về doanh nghiệp. Phần mềm này cũng có khả năng xử lý lượng dữ liệu đáng kể, lý tưởng cho các tổ chức lớn hoặc đang phát triển muốn theo dõi dữ liệu kinh doanh của họ.
Ưu điểm:
- Thu thập dữ liệu từ nhiều kênh và chuyển đổi thành hình ảnh hấp dẫn
- Khả năng xử lý dữ liệu tốt, là lựa chọn lý tưởng cho nhiều doanh nghiệp lớn
Nhược điểm:
Phần mềm chỉ hỗ trợ đối với Office 365
Bảng giá:
Phần mềm có các gói tính năng với giá giao động từ 99.99 Euro – 999.49 Euro/ năm
3.8. Phần mềm báo cáo công việc Trello
Trello là ứng dụng cực quen thuộc với nhiều doanh nghiệp. Ứng dụng như một bản note giúp bạn ghi chú và sắp xếp công việc tốt nhất.
Hơn cả thế, Trello còn có nhiều tính năng phức tạp hơn. Trong đó bao gồm cả chức năng báo cáo công việc hàng ngày, hàng quý và hàng năm.
Ưu điểm:
- Giao diện cực ưa nhìn mang lại trạng thái làm việc thoải mái hơn.
- Người dùng dễ dàng thao tác trên ứng dụng.
- Phiên bản miễn phí cho phép bạn sử dụng với một số tính năng cơ bản.
- Cung cấp nhiều hơn các tính năng phức tạp với mức phí ưu đãi dành cho doanh nghiệp.
Nhược điểm:
Người dùng không thể chat trên Trello
Khó theo dõi hiệu quả làm việc của nhân viên
Không hiệu quả khi quản lý thời gian
Bảng giá:
Ngoài gói trải nghiệm miễn phí, Trello còn cung cấp đến khách hàng các gói đăng ký từ Standard đến Enterprise với giá từ $5 – $17.50.
>> Xem thêm: Trello là gì? Hướng dẫn sử dụng và đánh giá phần mềm quản lý công việc Trello
3.9. Phần mềm báo cáo công việc hàng ngày Monday.com
Tương tự như nhiều ứng dụng tổng hợp khác, hệ điều hành Monday.com cung cấp cho bạn cả một hệ thống quản trị cực chất lượng. Người dùng có được hàng trăm mẫu báo cáo sẵn có được tích hợp bên trong. Bạn sẽ lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân.
Ưu điểm:
- Bạn được tự động hóa mọi quy trình làm việc. Công việc được hệ thống sao lưu và nhắc nhở ngay khi có sự trùng lặp.
- Bằng biểu đồ, lịch hay Kanban, dòng thời gian, cách biểu đạt trực quan này giúp người dùng dễ dàng tiếp cận thông tin hơn.
- Phân chia trạng thái công việc và tiến độ thời gian theo màu sắc. Mỗi màu biểu thị một ý nghĩa khác nhau.
- Nhà quản lý được phép tùy chỉnh quyền truy cập ứng dụng. Nhờ đó, việc bảo mật được nâng cao hơn.
Nhược điểm:
Chi phí khá cao, không phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ
Bảng giá:
Monday.com có gói trải nghiệm miễn phí với những tính năng báo cáo công việc đơn giản. Bên cạnh đó, các gói tính phí giao động từ $24 – $48/ tháng.
3.10. Phần mềm Thoughtspot – Công cụ báo cáo tốt nhất cho người mới bắt đầu
ThoughtSpot là một công cụ báo cáo phân tích kinh doanh được điều khiển bởi trí tuệ nhân tạo. Phần mềm có thể kết nối với cơ sở dữ liệu đám mây và báo cáo phân tích kinh doanh theo thời gian thực. ThoughtSpot đặc biệt hữu ích cho những người mới làm quen với báo cáo dữ liệu, vì nó yêu cầu mã hóa ít. Điều này có thể cho phép người dùng ở mọi cấp độ kỹ năng khám phá các phân tích kinh doanh của họ.
Ưu điểm:
- Giao diện phần mềm thân thiện với người dùng
- Các tính năng dễ dàng theo tác giúp người dùng ở mọi cấp độ, kể cả những người chưa biết nhiều về phân tích dữ liệu cũng có thể sử dụng
Nhược điểm:
Ít tính năng, không phù hợp với doanh nghiệp lớn
Bảng giá:
Giá phần mềm Thoughtspot được chia thành nhiều gói khác nhau và giao động từ $95 – $2500/ tháng.
4. Tiêu chí so sánh các phần mềm báo cáo công việc hiệu quả công việc
Dưới đây là tóm tắt các tiêu chí đánh giá phần mềm báo cáo công việc:
- Giao diện người dùng (UI): Nó có rõ ràng và hấp dẫn không? Các báo cáo có dễ hiểu không?
- Khả năng sử dụng: Nó có dễ làm quen và dễ sử dụng không?
- Tính năng & Chức năng:
- Báo cáo mạnh mẽ: Phần mềm có các công cụ báo cáo tự động linh hoạt, dễ thao tác, có thể mở rộng và hấp dẫn trực quan không? Dữ liệu có thể được hiển thị theo nhiều cách khác nhau không? Có thể xuất, in, chia sẻ và báo cáo dự án một cách tương đối dễ dàng không?
- Tùy chỉnh trang tổng quan: Có thể xây dựng trang tổng quan tiếp thị kỹ thuật số, trang tổng quan tài chính và ngân sách hay bất kỳ thứ gì khác mà bạn có thể nghĩ ra một cách tương đối dễ dàng không? Trang tổng quan có được kéo và thả hay không? hay phần mềm được xây dựng một cách trực quan?
- Tùy chọn nguồn: Công cụ có thể dễ dàng lấy dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau không? Hay nó bị giới hạn ở một hoặc hai lựa chọn? Nó có thể kéo dữ liệu từ các loại nguồn khác nhau, như trang Web đến bảng tính, ứng dụng đến phần mềm kế toán không?
- Các chức năng tìm kiếm dữ liệu sâu: Dữ liệu có dễ dàng tìm kiếm bằng cả ngôn ngữ và thông số kỹ thuật và phi kỹ thuật không? Có những cách khác nhau để “đặt câu hỏi” về dữ liệu của bạn, tùy thuộc vào khả năng hoặc sở thích của người dùng không?
- Tích hợp: Có dễ dàng kết nối với các công cụ khác không? Có bất kỳ tích hợp được tạo sẵn nào?
- Giá trị cho $: Mức giá phù hợp cho các tính năng, khả năng và trường hợp sử dụng? Giá cả có rõ ràng, minh bạch và linh hoạt?
Như vậy với những chia sẻ về top 10 phần mềm báo cáo công việc cũng như những tiêu chí chọn lựa phần mềm báo cáo công việc như trên, Paroda hy vọng đã mang đến cho nhà quản trị cái nhìn tổng quan nhất về việc sử dụng các phần mềm báo cáo công việc. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định sáng suốt khi chọn lựa công cụ quản lý công việc cho công ty mình.
>> Xem thêm các bài viết khác:
Bài viết liên quan
Top 7 phương pháp quản lý dự án hiệu quả hiện nay
Quản lý dự án là một yếu tố quan trọng giúp đảm bảo sự thành [...]
Th8
Top 9 phần mềm nhắc nhở công việc trên Windows, MacOS, Android, IOS tốt nhất hiện nay
Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ, việc quản lý và tổ [...]
Th4
Bí quyết tăng năng suất làm việc siêu hiệu quả, dễ áp dụng
Năng suất làm việc là một yếu tố cạnh tranh quan trọng trong môi trường [...]
Th4
Top 10 phần mềm lập kế hoạch sản xuất tốt nhất hiện nay
Phần mềm lập kế hoạch sản xuất trong hoạt động kinh doanh là giải pháp [...]
Th11
10 Phần mềm lập kế hoạch kinh doanh tốt nhất dành cho CEO/ Leader
Hiện nay có vô số những phần mềm lập kế hoạch kinh doanh có khả [...]
Th11
Phần mềm quản lý dự án xây dựng tốt nhất hiện nay
Việc quản lý dự án xây dựng để tối ưu được chi phí, nguồn lực [...]
Th10