fbpx

Cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành bán lẻ

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TRONG NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM

Trong thế kỷ thứ 21, Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự tác động đến ngành bán lẻ Việt Nam là những vấn đề rất được chú ý. Có người nhận xét rằng: “Nếu kịp thời cập nhật xu hướng công nghệ, doanh nghiệp sẽ có những bước tiến dài. Ngược lại, nếu “chậm chạp” về công nghệ, doanh nghiêp thậm chí có thể bị đào thải khỏi thị trường. Vậy cách mạng công nghệ có thực sự quan trọng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?

Cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu được nhắc đến trong những năm gần đây, với tên thường gọi là cách mạng 4.0 hay Industry 4.0. Cụm từ này bắt nguồn tại Đức đầu thế kỉ 21, là xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất.

cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp bao trùm rất nhiều lĩnh vực

Cách mạng công nghiệp 4.0 gồm các hệ thống (Cyber-Physical Systems – CPS), Mạng lưới vạn vật kết nối internet (Internet of Things – IoT) và điện toán đám mây (Cloud Computing). Bằng những công nghệ này, người ta tạo ra những nhà máy thông minh với hệ thống máy móc tự kết nối với nhau, tự tổ chức và quản lí. Trong đó, con người sẽ chỉ đóng vai trò quản lý tổng thể.

2. Cách mạng công nghiệp 4.0 – Đổi mới trong ngành bán lẻ

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang trong giai đoạn khởi phát và có sự tác động đến mọi lĩnh vực. Trên thực tế, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực bán lẻ đang âm thầm diễn ra và tạo nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam với những thay đổi đột phá từ những tiêu chuẩn dịch vụ đa dạng, hiệu quả và nhanh chóng dựa trên nền tảng công nghệ số.

Ví dụ điển hình như trước đây sự bất tiện khi mua sắm dù trời mưa hay nắng thì bây giờ dù đang ở nhà bạn vẫn có thể mua sắm một cách dễ dàng và nhanh chóng. Người tiêu dùng Việt Nam đã không còn xa lạ với các mô hình kinh doanh kiểu mới như Grab (trong lĩnh vực giao thông), Traveloka, Trivago, Airbnb (lĩnh vực du lịch, đặt phòng khách sạn), Tiki, Lazada, Sendo, A đây rồi!, Foody, (lĩnh vực thương mại điện tử)…

Dù không có thống kê đầy đủ về tác động của mạng xã hội đối với ngành bán lẻ nhưng ta không thể phủ nhận được mức lan tỏa, độ ảnh hưởng của chúng trong tăng trưởng của ngành ngay từ bây giờ và trong tương lai.

công nghiệp 4.0
Người tiêu dùng mua sắm online ngày càng nhiều

Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, đây cũng là một cơ hội để chúng ta có thể tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, dịch vụ lên mạng, lên website. Các doanh nghiệp có thể đưa những sản phẩm, dịch vụ chuẩn từ chất lượng đến giá cả tới khách hàng, đồng thời cũng có thể nhận lại những thông báo xấu, bình luận những điều mà khách hàng chưa hài lòng ở mỗi khâu, mỗi dịch vụ khác nhau. Đây cũng là một cách mà các doanh nghiệp có thể tự nhìn ra những chỗ còn khuyết thiếu để bổ sung thêm hay để phát triển những điểm mạnh hơn.

>> Xem thêm: Web bán hàng online có cần thiết trong thời đại 4.0 không?

3. Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội mới cho ngành bán lẻ Việt

Không ngạc nhiên khi nói thị trường Việt Nam được coi là mảnh đất màu mỡ và thu hút được khá nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Theo các thống kê gần đây của  Appota công bố, Việt Nam đang nằm trong top 20 nước có số người sử dụng internet cao nhất thế giới với 49 triệu người kết nối internet. Số người chỉ sử dụng điện thoại để truy cập Internet ở Việt Nam, nhất là ở độ tuổi từ 18-34 tuổi, chiếm tỷ lệ rất cao so với tỷ lệ người chỉ sử dụng máy vi tính hoặc các thiết bị khác.

cách mạng công nghiệp
Độ tuổi sử dụng điện thoại ngày càng trẻ hóa

Sở hữu một thị trường tiềm năng như vậy, không có gì ngạc nhiên khi ngành bán lẻ của nước ta ngày một mở rộng. Tuy vậy, có bốn câu hỏi mà các nhà bán lẻ nên tự hỏi mình khi xây dựng mô hình mới đó là:

  • Họ muốn đóng vai trò như thế nào trong đời sống của người tiêu dùng?
  • Cách thu hút người tiêu dùng chú ý đến sản phẩm của doanh nghiệp?
  • Những yếu tố mới nào là phù hợp với doanh nghiệp, những gì nên loại bỏ?
  • Làm thế nào để kết hợp các quy trình và cơ sở hạ tầng khi thay đổi?

Các nhà bán lẻ và thương hiệu sẽ phải thích nghi với việc bán những thứ mới mẻ, và theo hướng khác biệt hơn. Để làm điều này, họ sẽ cần hiểu rõ hơn lý do kết nối họ và khách hàng, đối tượng tiêu dùng tiềm năng cụ thể.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được dẫn dắt bởi khoa học công nghệ mang tính trí tuệ toàn cầu. Và trong tương lai sẽ không chỉ có ngành bán lẻ mà tất cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác cũng cần có chiến lược, vận dụng công nghệ trong hoạt động của mình để không bị gạt ra khỏi dòng chảy của nền kinh tế công nghệ hiện đại.

Đăng ký dùng thử

Trả lời