Trong thời đại internet ngày nay, việc sở hữu riêng cho mình một website là điều mà doanh nghiệp nào cũng cần. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những yếu tố không thể thiếu khi thiết kế và xây dựng website doanh nghiệp thông qua bài viết dưới đây.
MỤC LỤC NỘI DUNG
1. Đoạn mô tả ngắn về doanh nghiệp và dịch vụ
Khi một khách hàng tiềm năng ghé thăm website doanh nghiệp bạn, điều đầu tiên mà họ chú ý sẽ là đoạn mô tả về doanh nghiệp hoặc sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Đây là nội dung chính để họ quyết định có ở lại website của bạn hay không.
Do đó, khi xây dựng website cho doanh nghiệp của mình, bạn nên cố gắng tạo phần tiêu đề và viết phần mô tả doanh nghiệp thật thú vị và hấp dẫn để thu hút khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn và tránh gây mơ hồ nhất có thể.
2. Tên miền ngắn gọn, đơn giản
Khi tên miền website của bạn ngắn gọn, đơn giản, khách hàng sẽ không phải mất quá nhiều thời gian để tìm thấy bạn trên công cụ tìm kiếm. Họ chỉ đơn giản cần nhập tên miền của bạn vào thanh tìm kiếm và có thể tìm thấy bạn.
Ngược lại, nếu tên miền của website doanh nghiệp là một chữ viết tắt, quá dài hoặc gây khó hiểu, khách hàng sẽ khó tìm thấy bạn. Họ sẽ tốn thời gian để nhớ ra tên của doanh nghiệp, sau đó tìm nó trên công cụ tìm kiếm, và thậm chí mất thêm thời gian để tìm ra “đúng” website giữa rất nhiều kết quả tìm kiếm khác.
3. Thông tin liên hệ
Hãy tìm ra một cách thức để khách hàng có thể tìm đến doanh nghiệp mình nhanh và tiện lợi nhất thông qua các kênh mạng xã hội và website doanh nghiệp. Nó không chỉ giúp khách hàng dễ dàng liên lạc với bạn, không gây khó chịu cho khách khi phải mất quá nhiều thời gian chỉ để “lòng vòng” trên website và tìm thông tin liên hệ, mà còn có thể làm tăng tỉ lệ chốt đơn và giúp bạn bán được hàng.
Chẳng hạn, khi khách hàng được người quen giới thiệu về doanh nghiệp bạn và sau khi đã tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp, họ muốn liên hệ với bạn thì website sẽ là một trong những nơi họ tìm đến đầu tiên.
Tuy nhiên, có những doanh nghiệp thích sự “khác lạ” và đặt cho tiêu đề cho mục thông tin liên hệ chẳng liên quan gì, khiến khách hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm. Vì thế, khi xây dựng website cho doanh nghiệp mình, hãy cân nhắc giữ tiêu đề của mục này là “Liên hệ” hoặc “Liên lạc với chúng tôi”,…
4. Review/ lời khen/ cảm nhận khách hàng
Việc doanh nghiệp tự giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mình cung cấp là điều rất bình thường. Tuy nhiên, việc được khen ngợi hoặc đề xuất bởi những khách hàng từng sử dụng dịch vụ có thể tạo ra hiệu ứng bất ngờ. Thậm chí, nó có thể thay đổi cách nhìn của những khách hàng tiềm năng về doanh nghiệp bạn.
Và thay vì để mục review/ lời khen này ở một trang, bạn có thể cân nhắc để nó ở 2 – 3 trang khác nhau trên website của bạn để tăng tỉ lệ thuyết phục đối với những khách hàng chỉ truy cập 1 trang rồi rời đi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cập nhật mục này thường xuyên để tránh nội dung bị lỗi thời.
5. CTA rõ ràng
CTA hay lời kêu gọi hành động là điều không thể thiếu trong một website. Bởi suy cho cùng, doanh nghiệp xây dựng một website dù với giao diện đa ngành hay đơn ngành thì đều hướng đến mục đích làm cho người truy cập phải thực hiện một “hành động” nào đó. Hành động đó có thể là liên hệ với doanh nghiệp, truy cập vào một liên kết khác,…
Do đó, hãy tạo ra điểm khác biệt và nổi bật cho nút CTA của website doanh nghiệp. Bạn có thể thiết kế nút CTA sử dụng màu tương phản với màu nền website, tạo hiệu ứng chuyển động hoặc nhấp nháy, sử dụng màu “độc lạ”,…
6. “Chuẩn SEO”
Việc tối ưu hóa website bằng cách thiết kế chuẩn SEO là điều rất cần thiết. Bởi nó có thể đưa website của doanh nghiệp bạn lên top tìm kiếm một cách tự nhiên, giúp tiết kiệm một lượng lớn chi phí cho quảng cáo.
Bên cạnh đó, trong một thời đại mà “nhà nhà chuẩn SEO, người người chuẩn SEO” thì việc sở hữu một website chuẩn SEO phần nào cũng nói lên được tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp bạn. Website chuẩn SEO còn giúp gia tăng đơn hàng tự nhiên nhờ có thứ hạng tìm kiếm cao, một điều đặc biệt quan trọng đối với mọi doanh nghiệp.
7. Nội dung chất lượng, mới mẻ, được cập nhật liên tục
Rất nhiều doanh nghiệp xây dựng website, cập nhật thông tin cơ bản và rồi bỏ mặc nó theo thời gian. Và thật không may, chính điều đó sẽ khiến website của bạn bị lỗi thời, rớt hạng, đồng thời tạo ấn tượng không mấy tốt đẹp với khách truy cập. Hãy nhớ rằng, website là đại diện của doanh nghiệp trên mạng internet, và việc khiến nó chỉn chu nhất có thể là điều hoàn toàn cần thiết.
Bên cạnh cập nhật nội dung, doanh nghiệp cũng cần liên tục cập nhật hình ảnh cho phù hợp với từng mùa, từng sự kiện nổi bật ở các thời điểm khác nhau. Hãy đảm bảo rằng website của doanh nghiệp bạn cập nhật đầy đủ các mặt hàng hiện đang được bán, các chương trình khuyến mãi đang diễn ra tại cửa hàng, cũng như có giao diện phù hợp theo các ngày lễ lớn như giáng sinh, lễ hội hoa, valentine,…
8. Thiết kế thân thiện với người dùng
Làm cách nào để xác định được một thiết kế website có thân thiện với người dùng hay không. Dưới đây là một số yếu tố cần được xem xét:
- Phông chữ (font): phông chữ có dễ đọc hay không, kích thước có đủ lớn không, màu chữ có dễ nhìn hay không? Nếu phông chữ không đủ lớn hoặc quá mức “màu mè” sẽ khiến người đọc bị rối mắt và không đọc nhanh được thông tin. Ngoài ra, việc chọn màu chữ tiệp màu với màu nền cũng sẽ khiến nó trở nên khó đọc, nhất là khi đọc trên điện thoại
- Kết cấu website: hãy đọc thêm về UX/UI để hiểu cách bố cục trên website doanh nghiệp và thiết kế sao cho dễ đọc và không gây khó chịu cho người dùng. Bên cạnh đó, việc tận dụng khoảng trắng để tách bạch các nội dung cũng là một ý tưởng tốt để áp dụng vào thiết kế website
Như vậy, thông qua bài viết trên, Paroda đã giúp bạn hiểu hơn về những yếu tố không thể thiếu khi xây dựng website doanh nghiệp. Nhìn chung, mọi thứ đều sẽ thiên theo chiều hướng dễ hiểu, tối ưu hóa về SEO và trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, nếu mọi thứ đối với bạn quá phức tạp hoặc công việc kinh doanh không cho phép bạn có quá nhiều thời gian để tự mình làm những công việc này, bạn có thể thuê dịch vụ thiết kế website và chăm sóc website từ các đơn vị chuyên nghiệp. Liên hệ ngay Paroda để được tư vấn và báo giá nhé!
Bài viết liên quan
Chăm sóc website là gì và 6 cách chăm sóc website đơn giản mà hiệu quả
Website được xem là bộ mặt đại diện cho doanh nghiệp trên thị trường mạng [...]
Th9
Trang web tĩnh là gì? Những ưu điểm và hạn chế của web tĩnh
Trong thiết kế website có hai dạng phổ biến nhất đó là web tĩnh và web động. [...]
Th3
URL là gì? Các bước tối ưu URL giúp tăng thứ hạng website
URL là thuật ngữ đã quá quen thuộc mỗi khi chúng ta nhắc đến website. [...]
Th3
Website đa ngôn ngữ – Nhu cầu tất yếu trong kinh doanh online thời đại 4.0
Với nhu cầu mở rộng thị trường của các doanh nghiệp như hiện nay thì [...]
Th3
Thuế GTGT là gì? Thiết kế website có chịu thuế GTGT không?
Sử dụng dịch vụ thiết kế website có phải chịu thuế giá trị gia tăng [...]
Th2
6 cách SEO website hiệu quả giúp thăng hạng TOP 1 trên trang tìm kiếm Google
Ngày nay rất nhiều nhà kinh doanh đã mở rộng thị trường bằng cách tạo [...]
Th2